Hôm 26/2, Xiaomi ra mắt hai mẫu smartphone cao cấp Xiaomi 13 và 13 Pro cho thị trường toàn cầu. Xiaomi 13 và 13 Pro xuất hiện với tư cách là người kế nhiệm cho Xiaomi 12 và 12 Pro năm ngoái. Chúng có những nâng cấp đáng kể so với các phiên bản tiền nhiệm và thông số kỹ thuật của các phiên bản toàn cầu cũng giống như các phiên bản tại Trung Quốc.
Xiaomi 13 và 13 Pro có ba camera phía sau mang nhãn hiệu Leica và tích hợp công nghệ của nhà sản xuất máy ảnh huyền thoại để nâng cao khả năng chụp ảnh. Chúng bao gồm các bộ lọc Leica, hệ thống ống kính chính với bốn ống kính tiêu cự lên đến 75mm, HperOIS, quay 4K, v.v. Mẫu Pro có cảm biến chính Sony IMX989 50MP 1 inch kết hợp với ống kính siêu rộng 50MP và camera tele 50MP.
Phiên bản thông thường sở hữu cảm biến Sony IMX800 50MP hỗ trợ OIS, ống kính góc siêu rộng 12MP và camera tele 10MP. Ở phía trước, bộ đôi Xiaomi 13 được trang bị camera selfie 16MP.
Phía bên trong, Xiaomi 13 và 13 Pro được trang bị bộ vi xử lý Snapdragon 8 Gen 2 kết hợp với RAM LPDDR5 lên đến 12GB và công nghệ lưu trữ UFS 4.0 512GB. Có một hệ thống tản nhiệt làm mát bằng chất lỏng VC trên bo mạch.
Các phiên bản thông thường và Pro được trang bị viên pin 4.500mAh và 4.820mAh với hỗ trợ sạc nhanh lần lượt là 67W và 120W. Cả hai thiết bị đều được hỗ trợ sạc không dây 50W và sạc ngược không dây 10W với sự trợ giúp của chip bảo vệ sạc Surge G1.
Về phần mềm, bộ đôi Xiaomi 13 chạy trên hệ điều hành Android 13 dựa trên MIUI 14. Hai thiết bị này sẽ nhận được bản cập nhật hệ điều hành Android trong 3 năm và bản vá bảo mật trong 5 năm. Các tùy chọn kết nối trên thiết bị bao gồm 5G, 4G, WiFi-7, Bluetooth 5.3, NFC, IR Blaster và cổng USB-C.
Cả Xiaomi 13 và 13 Pro đều có sẵn từ ngày 14 tháng 3 năm 2023 với giá lần lượt là 999 Euro (khoảng 25,1 triệu đồng) và 1.299 Euro (khoảng 32,7 triệu đồng). Model tiêu chuẩn tùy chọn màu đen, trắng và xanh lục, trong khi model cao cấp chỉ có màu đen gốm hoặc trắng gốm. Với mức giá này, Xiaomi đang muốn giành thị phần của Apple và Samsung trong phân khúc flagship.
Theo Công ty nghiên cứu dữ liệu thị trường IDC, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi đã có một năm 2022 đầy khó khăn với lượng điện thoại thông minh bán ra giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm lớn nhất trong số 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong năm ngoái, theo dữ liệu từ IDC. Công ty đã thua lỗ trong quý III/2022 và hiện chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 cũng như báo cáo tài chính cả năm tài chính 2022.
Xiaomi đã phải đối mặt với một số yếu tố gây cản trở đà phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn hơn với nền kinh tế đang chậm lại ở Trung Quốc. Tổng cộng có 1,21 tỷ điện thoại thông minh đã được xuất xưởng trên toàn cầu vào năm 2022, mức thấp nhất kể từ năm 2013, theo dữ liệu từ IDC.
Nhà phân tích Neil Mawston nhận xét, tại Trung Quốc, Xiaomi đối đầu với một iPhone được ưa chuộng hơn bao giờ hết, một Honor mạnh mẽ bất ngờ và những người tiêu dùng chuyển đổi giữa các thương hiệu Android trong chớp mắt. Honor là thương hiệu tách ra từ Huawei.
Những năm vừa qua, Xiaomi vươn lên trở thành một trong các hãng smartphone ăn khách nhờ chiến lược cung cấp tính năng cao cấp trong các thiết bị giá tầm trung. Hãng bắt đầu mở rộng ra nước ngoài khoảng 7 năm trước, theo đuổi chiến lược tương tự. Dù vậy, hiện nay công ty muốn đẩy mạnh phân khúc cao cấp, nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và triển vọng tăng trưởng.
Smartphone cao cấp giá từ 800 USD chiếm khoảng 18% thị trường chung năm 2022, tăng từ 11% năm 2020, theo hãng nghiên cứu Canalys. Xiaomi sẽ phải cạnh tranh với Apple và Samsung tại phân khúc này. Số liệu của Canalys chỉ ra hai “ông lớn” chiếm khoảng 92% thị trường cao cấp năm ngoái.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc bắt đầu thâm nhập thị trường nước ngoài khoảng 7 năm trước, cũng theo đuổi một chiến lược tương tự như ở thị trường quê nhà. Tuy nhiên, hiện Xiaomi đang tìm cách đẩy mạnh sự thâm nhập vào phân khúc thị trường cao cấp, nơi tỷ suất lợi nhuận cao hơn và thị trường vẫn đang phát triển qua từng năm.
Runar Bjørhovde, chuyên gia của Canalys, nhận định đây là điều vô cùng khó. Không chỉ phải theo kịp các sản phẩm dẫn đầu, Samsung và Apple còn là những doanh nghiệp khổng lồ với độ nhận diện thương hiệu cao, hệ sinh thái giải pháp và sản phẩm toàn diện và tỉ lệ gắn bó cao.