Ola đã thông báo kế hoạch ra mắt chính thức lần đầu tiên vào cuối tháng 1 tại Sydney. Công ty cho biết họ đã tiến hành đăng ký hơn 7.000 tài xế. Ban đầu, hành khách có thể sẽ được hưởng những chuyến đi miễn phí trong một khoảng thời gian nhất định với sự giới thiệu các khuyến mãi của hãng.
Uber là công ty đầu tiên ra mắt dịch vụ gọi xe qua ứng dụng tại Úc, và đến nay nó hoạt động tại hơn 20 thành phố trên cả nước Úc và New Zealand. Taxify của châu Âu - giống như Ola được hậu thuẫn bởi công ty taxi Didi của Trung Quốc - đã chuyển tới Úc mở đầu bằng Sydney vào tháng 11 năm ngoái, sau đó đã mở rộng đến Melbourne.
“Chúng tôi rất vui mừng được chính thức bắt đầu hoạt động ở Úc với sự ra mắt tại Sydney. Chúng tôi rất hài lòng với cách mà các khách hàng, đối tác lái xe và cộng đồng đã nhận dịch vụ này”, Chandra Nath, người đứng đầu mảng kinh doanh quốc tế của Ola cho biết.
Chuyến “thám hiểm quốc tế” đầu tiên của Ola đến vào một thời điểm đặc biệt thú vị đối với các dịch vụ gọi xe qua ứng dụng ở châu Á.
Kể từ khi thu được tiền từ SoftBank, Uber đã củng cố các hoạt động ở châu Á để tìm cách thoát khỏi thua lỗ trước đợt phát hành IPO vào năm sau. Hãng đã đã tập trung vào thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á (Ola và Grab ở đây cũng được hỗ trợ bởi SoftBank) nơi đang diễn ra cạnh tranh gay gắt.
Giám đốc điều hành Uber - Dara Khosrowshahi đã quyết định điều này khi ông tham gia một chuyến thăm châu Á gần đây, ông nói công ty cam kết đầu tư mạnh mẽ vào các thị trường đang tăng trưởng ở châu Á.
Có trụ sở tại Bangalore, Ola có hơn một triệu lái xe trên khắp 110 thành phố Ấn Độ. Đó là nhiều hơn 29 thành phố được Uber bảo vệ trong nước. Gần đây, Ola được báo cáo là sẽ huy động tới 1 tỉ USD tài trợ mới thông qua một khoản đầu tư từ quỹ Temasek của Singapore. Công ty này đã tăng 1,1 tỷ USD vào tháng 11 , từ chối bình luận khi chúng tôi hỏi về khoản tài trợ mới này.