Trong suốt thời gian từ năm 2017 đến nay, ông Hồ Minh Sơn công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống. Sau đó, được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Thường trực Viện Phát triển doanh nghiệp và Tài năng Việt Nam (IVN) rồi được bổ nhiệm Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới sáng tạo (ISAI). Hiện tại, Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC). Theo đó, luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng…trong hơn 5 năm luôn đồng hành cùng các tổ chức, cơ quan ban ngành tham gia các hoạt động xã hội với mong muốn góp một viên gạch nhỏ xây dựng nên một tương lai tươi sáng, một xã hội nhân văn, biết chia sẻ, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Liên tiếp nhận 8 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre và Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống. Có thể thấy, những đóng góp tuy nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa, tích cực và lâu dài trong các hoạt động cộng đồng không chỉ tại địa phương tỉnh Bến Tre mà ở các tỉnh thành khác như TX. Long Khánh, tỉnh Vĩnh Long, TP. Cần Thơ, Bù Đốp (tỉnh Bình Phước), Ninh Thuận…và một số địa phương khác trong cả nước đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường sinh hoạt của cộng đồng.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Hoạt động xã hội không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, cùng xây dựng một xã hội nhân văn, công bằng; đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Với những hoạt động của các nhân tôi hay tập thể Viện IMRIC cũng như Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cũng chỉ là một phần nhỏ nhưng hi vọng sẽ đem lại những thay đổi tích cực, đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội. Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục phát huy, nhân rộng hơn nữa tinh thần và nghĩa cử cao đẹp không chỉ tại một số địa phương mà còn trong cộng đồng để xứng đáng với những bằng khen mà Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre và Tổng biên tập Tạp chí đã trao tặng”.
Ông Sơn cho biết, hiện nay, khi các hình thức đào tạo ở bậc cao đẳng đang ngày càng cải tiến, người học có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức phong phú, đa dạng. Trong đó, thực hiện nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng như vốn kỹ năng mềm của bản thân, xây dựng hình ảnh cá nhân… Là người hoạt động ở công tác nghiên cứu và truyền thông ông cho rằng đây là cơ hội để người học áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học sẽ cung cấp cho người học có cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn tạo điều kiện cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học, rèn luyện và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía. Đồng thời, còn trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ cho hoạt động học tập, chuẩn bị hành trang tốt nhất sau khi ra trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, làm đề tài nghiên cứu…mang lại những ý nghĩa thiết thực cho người học.
Được biết, trong thời gian đại dịch Covid – 19 phức tạp, ông Hồ Minh Sơn đã vận động các tổ chức, cá nhân trao rau, củ, cá, gạo và khăn cho các địa phương như xã Tân Hiệp (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), Công an phường Tân Phong, UBND phường Tân Phong (quận 7, TP.HCM)…
Dù đây chỉ là việc làm nhỏ nhưng phần nào đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, hỗ trợ cho người dân, nhất là những người nghèo, lao động tự do. Thấu hiểu điều đó, với tinh thần và trách nhiệm với xã hội, ông Sơn đã liên tục vận động các doanh nghiệp như Cty May Ruviteks tại Liên bang Nga dành một phần kinh phí để chia sẻ, ủng hộ, động viên các đơn vị, lực lượng tuyến đầu cũng như người dân vơi bớt khó khăn…
Mới đây, khi đại dịch Covid – 19 đã lắng xuống thì niềm đau khi các cháu thiếu nhi mồ côi cha, mẹ tại trường PTTH Lê Thánh Tôn (phường Tân Quy, quận 7, TP.HCM), ông Hồ Minh Sơn đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ, tặng quà cho các học sinh bị mồ côi vì Covid – 19 có hoàn cảnh khó khăn…
Với ý niệm “cho đi là có tất cả”, ông Sơn tâm sự: “Không chỉ cá nhân tôi, mà bất cứ ai hay bất cứ vị trí công tác nào đều nêu cao tinh thần tương thân tương ái, nên thể hiện thật tốt trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh việc thường xuyên chăm lo cho người lao động mà còn phải biết đóng góp, sẻ chia, thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội”. Từ suy nghĩ này, xuyên suốt hành trình điều hành Viện IMRIC cũng như cơ quan đại diện Tạp chí tôi luôn dành tâm tư, nguyện vọng cho công tác thiện nguyện, xã hội.
Đây là sự ghi nhận về những thành tích trong công tác xã hội thiện nguyện, hoạt động tuyên truyền luôn đổi mới sáng tạo, góp phần sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng là một sự khích lệ to lớn.
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cũng như Tổng biên tập chính là sự ghi nhận những bước tiến mới trong công tác nghiên cứu thị trường, tuyên truyền vào phát triển của các địa phương…Qua đó, tiếp tục tuyên truyền, lan toả hình ảnh quê hương, đất nước và người đến bạn bè quốc tế; nghiên cứu phát triển thị trường các sản phẩm, các làng nghề, tổ chức hội thảo khoa học, toạ đàm để chung tay cùng chính quyền các cấp phát triển kinh tế, an sinh xã hội; đóng góp phần nhỏ nhoi sức lực cho sự phát triển của đất nước Việt Nam phồn thịnh.
Được biết, ngày 7/10/2022 tới đây, Viện IMRIC phối hợp Tạp chí và địa phương tiếp tục trao cây cầu nối bờ vui hai xã Tân Hội – Tân Bình với tổng kinh phí 240.000.000VND do Cty May Ruviteks tiếp tục tài trợ và trao thêm 10 suất quà cho người nghèo mỗi suất 500.000VND…