Tổng hợp thuế quan mới của Hoa Kỳ lên các quốc giaNgày 02/4/2025, Hoa kỳ đã công bố một loạt chính sách thuế quan mới với các nước, trong đó:
(1) Áp thuế nhập khẩu cơ bản 10% cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa kỳ, có hiệu lực từ ngày 05/4/2025.
(2) Áp đặt hạn mức thuế "đối ứng" với 50 quốc gia bị Mỹ đánh giá là có hàn rào thuế quan cao đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và thặng dư thương maị lớn với Mỹ, có hiệu lực từ ngày 09/4/2025. Trong đó, Việt Nam bị áp mức thuế rất cao đến 46%, trong khi Trung Quốc là 34%, Thái Lan 36%, Indonesia 32%, EU 20%. Tuy nhiên, phía chính quyền Hoa Kỳ cũng thông báo về khả năng thỏa thuận, đàm phán để áp dụng mức thuế suất linh hoạt đối với từng nhóm hàng hóa khác nhau.
Phân tích sơ bộ cho thấy việc xác định mức thuế đánh lên hàng hóa các nước nhập khẩu vào Mỹ được tính theo tỷ lệ thâm hụt thương mại trên kim ngạch nhập khẩu của nước đó vào Mỹ.
(3) Mục tiêu của Mỹ chủ yếu nhằm: Đẩy mạh xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại hàng hóa với các nước (riêng năm 2024, thâm hụt thương mại Mỹ đạt mức kỷ lục 1.200 tỷ USD); Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước; Cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu, phục hồi nên công nghiệp trong nước (như thép, ô tô, dệt may, điện tử,...).
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đạt khoảng 134,6 tỷ USD năm 2024, tăng 21,4% so với năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 119,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam là 104,4 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trước.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ (sau Mexico, Canada, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan) và là đối tác có thặng dư thương mại lớn thứ 3 tại Hoa Kỳ (sau Mexico và Trung Quốc).
Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2024 gồm: 1. Máy và thiết bị điện tử, thu âm: 41,7 tỷ USD; 2. Máy xử lý dữ liệu tự động, mã hóa, các loại máy văn phòng, máy in, dụng cụ thiết bị cầm tay, khí nén thủy lực: 28,77 tỷ USD); 3. Đồ gỗ nội thất: 13,2 tỷ USD; 4. Giày dép: 8,84 tỷ USD; 3. QUần áo, phụ kiện đan móc: 8,18 tỷ USD; 4. Quần áo và phụ kiện không phải đan móc: 6,58 tỷ USD; 5. Nhựa và sản phậm nhưa: 3,33 tỷ USD; 6. Đồ chơi, game và dụng cụ thể thao: 2,84 tỷ USD; 7. Cao su và sản phẩm cao su: 1,72 tỷ USD; 8. Máy móc, thiết bị, dụng cụ quang học; đo lường y tế: 1,58 tỷ USD; 9. Nhóm hàng da, đồ đi du lịch, túi xách, vali: 1,42 tỷ USD; 10. Hàng hóa được phân loại đặc biệt 1,44 tỷ USD; 11. Sản phẩm sắt và thép: 1,28 tỷ USD; 12. Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện: 1,075 tỷ USD; 13. Quả và quả hạch ăn được, vỏ quả thuộc họ cam quyét hoặc các loại dưa: 1,04 tỷ USD; 14. Nhóm các mặt hàng khác: 13,44 tỷ USD.
Phản ứng của thị trường thế giới và trong nướcCác quốc gia nhìn chung đều có động thái phản đối chính sách thuế của Mỹ, nhưng đều rất thận trọng trong việc đánh thuế trả đũa, ưu tiên tìm kiếm giải pháp thông qua đàm phán với Mỹ.
Trước tình hình này, Trung Quốc đã ngay lập tức tuyên bố những biện pháp trả đũa mạnh mẽ,
bao gồm áp thuế 34% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bắt đầu từ ngày 10/4 và đưa 11 công ty Mỹ vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy”. Bắc Kinh cũng ngừng nhập khẩu từ các doanh nghiệp nông nghiệp lớn của Mỹ, mở điều tra thương mại với thiết bị y tế và siết xuất khẩu đất hiếm — đòn phản công toàn diện chỉ sau 36 giờ kể từ khi Washington ban hành thuế quan mới.
EU cũng tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với hàng hóa, dịch vụ trực tuyến của Mỹ, sẵn sàng cho chiến tranh thương mại.
Úc, New Zealand, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Campuchia,... sẽ thực hiện đàm phán với hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa kỳ. Bộ Thương mại Hoa kỳ cũng khuyến cáo các nước không nên đánh thuế trả đũa mà nên thiết lập cơ chế đàm phán.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Mỹ cập nhật theo hướng giảm. Các thị trường chứng khoán Mỹ, Châu Âu, Châu Á đều biến động mạnh. Tại Việt Nam, chỉ số VNIndex kết thúc phiên ngày 03/4/2025 giảm gần 88 điểm (6,7%), khối ngoại bán ròng gần 3.700 tỷ đồng.
Giá vàng thế giới vượt lên trên 3.100 USD/ounce, giá vàng trong nước tăng lên 103 triệu đồng/lượng. tỷ giá VND/USD lần đầu chạm ngưỡng 26 ngàn đông, tăng 0,6% só với hôm trước.
DỰ BÁO TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAMViệt Nam được dự báo là một trong các nước chịu tác động tiêu cực nhát từ chính sách thuế của Mỹ, cụ thể đối với một số chỉ số kinh tế vĩ mô như sau:
(1) Tăng trưởng kinh tế: Theo đánh giá nhanh của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Kinh tế (Bộ Tài chính), với mức áp thuế 46%, tốc độ tăng trưởng GPD của Việt Nam năm 2025 giảm 0,72%, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm gần 33%. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 8% trở nên hết sức khó khăn và là thách thức rất lớn.
Trong trung và dài hạn, nếu duy trì mức thuế suất nêu trên, trong khi không có giải pháp ứng phó hiệu quả, thì mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ còn lớn hơn nhiều.
(2) Xuất khẩu hàng hóa và thương mại, dịch vụ: Trên cơ sở các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ nămg 2024 và kết quả khảo sát nhanh đối với các doanh nghiệp FDI, các nhóm hàng chịu tác động lớn nhất là:
- Điện tử, máy tính;
- Dệt may,
- Da giày;
- Gỗ và sản phẩm từ gỗ;
- Thủy sản;
- Máy móc, thiết bị
Trong vòng hai đến ba tháng tới, mức độ tác động có thể chưa lớn do các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đã có phương án dự phòng, đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ trong các tháng trước, tăng tồn kho tại Mỹ để tránh bị áp thuế. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ như logistic, vận tải hàng hóa,... có thể đối mặt với nhiều khó khăn.
Nếu mức thuế này tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp sẽ rất nhiều gặp khó khăn, thách thức. Từ quý III năm nay, doanh nghiệp FDI có thể cân nhắc chuyển một phần đơn hàng sang các nước chịu các mức thuế thấp hơn, hoặc về Mỹ.
Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thu hẹp sản xuất hoặc chuyển dây chuyền sang các quốc gia khác, ngừng đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Áp lực này đặc biệt lớn đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, nơi chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao và biên lợi nhuận mỏng.
(3) Về đầu tưVới mức thuế suất nêu trên, Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư toàn cầu, chịu thêm áp lực cạnh tranh với các quốc gia bị áp mức thuế thấp hơn như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,...
Các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam đã tạm dừng để theo dõi, quan sát tình hình. Mục tiêu vốn FDI đăng ký năm 2025 ở mức 35-40 tỷ USD trong đó vốn FDI thực hiện ước tính 28 tỷ USD có thể là một thách thức lớn. Việc này kéo theo tác động đến hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế. Các doanh nghiệp nội địa là đối tác trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo suy giảm, làm giảm đầu tư trong nước.
(4) Về thu ngân sách: thu ngân sách có thể giảm do sản xuất kinh doanh và xuất khẩu suy giảm.
(5) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ sẽ phải chịu áp lực mất giá do thặng dư thương mại, cán cân thanh toán, cán cân vãng lai suy giảm, đồng thời tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đây cũng sẽ là nguyên nhân làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất, dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
(6) Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể rút khỏi thị trường Việt Nam, tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp trong huy động vốn trên thị trường.
(7) Lao động, việc làm, an sinh xã hội có thể phải đối mặt với nhiều thách thức do các ngành bị ảnh hưởng thuộc nhóm các ngành thâm dụng lao động. Tính riêng khu vực FDI hiện nay có khoảng 5 triệu lao động trực tiếp và 3 triệu lao động gián tiếp.
(8) Tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư diễn biến tiêu cực, có xu hướng rút vào các tài sản an toàn như vàng, đất đai bất động sản.
(9) Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng tại các thị trường xuất khẩu và ngay cả trong thị trường nội địa, và gặp nhiều áp lực trong việc tìm kiếm thị trường thay thê.
Trong bối cảnh đầy biến động của thị trường toàn cầu và trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã có những cuộc họp ngay lập tức với các bộ, ngành, doanh nghiệp và đã chỉ đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống. Thủ tướng đã cho thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
Sau cuộc điện đàm trực tiếp của Tổng bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tối ngày 4/4 mà được ông Trump đánh giá khá tích cực, hôm nay, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phơc dẫn đầu đoàn đàm phán của Chính phủ đi Hoa Kỳ, trước mắt đề nghị phía Hoa Kỳ cân nhắc tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán, hướng tới đảm bảo công bằng về thuế.
Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp, người dân cần bình tĩnh, tiếp tục theo dõi sát diễn biến của các phiên đàm phán của Chính phủ và chủ động đối phó trong mọi tình huống.