Tầm nhìn chính sách
Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ Hiệp định RCEP
Lê Cường - Thứ Tư, 20/01/2021 4:15 CH
Vietnet24h - Chính phủ đã xác định công nghiệp phụ trợ là thành phần kinh tế quan trọng trong sự phát triển của đất nước thời gian tới. Thế nhưng, với việc ký kết Hiệp định RCEP gần đây, nếu để hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì các doanh nghiệp trong ngành mới non trẻ này sẽ chịu hậu quả khôn lường.
So với các Hiệp định khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là ‘dễ dãi’ nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Mới đây, Việt Nam đã ký kết Hiệp định này ngày 15/11/2020 và trong bối cảnh cần hoàn thiện thể chế chính sách cho phù hợp, nỗi lo về nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam lại dấy lên. 
 
Để thực hiện hoàn thiện thể chế chính sách cho RCEP, sáng nay, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo xin ý kiến của các chuyên gia kinh tế đầu ngành về vấn đề này. Chủ tọa Hội thảo có TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng, cùng các khách mời danh dự có ông Aedan Puleston, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Australia cùng các và khách mời khác...
Các chuyên gia kinh tế nước ngoài tham dự hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện Trưởng Trần Thị Hồng Minh cho biết thông tin về tiến triển đối với RCEP hầu như rất hạn chế trong suốt 3 quý đầu năm 2020, và chỉ được đề cập nhiều hơn gần thời điểm ký kết Hiệp định này. Mặc dù vậy, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương vẫn theo dõi sát những diễn biến của Hiệp định. 
 
“Ngay đầu năm 2020, tôi cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiên cứu về thực hiện RCEP hiệu quả gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam”, TS Hồng nói. 
 
Nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu khó khăn và hệ lụy tiêu cực do đại dịch COVID-19. Trong đó, những cụm từ như “gián đoạn” hay “đứt gãy” chuỗi cung ứng được nhắc đến thường xuyên, và thực tế đã có những thời điểm gây ra nhiều quan ngại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. 
 
Đặt trong bối cảnh ấy, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định xuất khẩu vẫn là một cấu phần quan trọng trong “cỗ xe tam mã” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Việt Nam đã có những kết quả quan trọng về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc phê chuẩn và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và mới nhất là ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 15/11/2020.
 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương có bài tham luận tại Hội thảo đã chỉ rõ những thách thức đan xen khi ký kết RCEP. 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Đối với đầu tư nước ngoài, RCEP cũng có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ, bởi: (i) nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn; (ii) sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi; (iii) kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp; và (iv) khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam. 
 
Chính vì vậy, khác với CPTPP và EVFTA, RCEP nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn. Có ý kiến cho rằng RCEP vẫn có lợi ích ròng về kinh tế, có ý kiến cho rằng RCEP làm tăng rủi ro nhập siêu trong khi không có nhiều tác động về thể chế đối với Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chứng kiến những đề xuất mới mang dáng dấp “cạnh tranh” với RCEP, chẳng hạn như chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
 
Đa phần các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ nỗi lo về hàng Trung Quốc chất lượng thấp sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam.
 
Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển công nghiệp hỗ trong giai đoạn 5, 10 năm tới. Thế nhưng, sau cảnh báo Hiệp định RCEP có tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn so với các hiệp định CPTPP và EVFTA của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WHO và Hội nhập, VCCI đưa ra,  việc nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ Trung Quốc và các nước Asean sẽ tăng lên gây ảnh hưởng không nhỏ đối với ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
 
 “Nguy cơ nhập khẩu hàng Trung Quốc chất lượng thấp bùng phát tràn ngập thị trường là khó tránh khỏi. Điều này không đem lại nhiều lợi ích mà còn gây ảnh hưởng xấu các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam”. TS. Nguyễn Thị Thu Trang phát biểu.
Tiến Sỹ Trang lo ngại hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn vào Việt Nam sẽ tác động xấu đến ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu
“Việc nhập khẩu dễ dàng hàng hóa từ một nước sẽ làm tăng gian lận thương mại và thặng dư thương mại. Như ở Mỹ, dưới thời tổng thống Trump, đã trừng phạt 10 quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ”, bà Trang nói. “Đây chỉ là một trong số các hiệp định, chúng ta có nhiều sự lựa chọn tương tự khác, và cần nghiên cứu về ‘tương lai của RCEP’ trong bối cảnh các chính sách Trung Quốc ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và RCEP nói riêng”.
 
Cùng quan điểm với bà Trang, chuyên gia kinh tế, Phó GS, TS Lê Xuân Bá cho rằng mỗi Hiệp định đều có những lợi ích và thách thức khác nhau. Việc tham gia cần được nghiên cứu kỹ lưỡng: “Chúng ta cần tính toán cẩn thận, nếu lợi nhiều thì làm, lợi ít mà tác hại nhiều thì không làm. Tiềm năng xuất khẩu chưa thấy đâu nhưng nguy cơ hàng rẻ chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì phải tính đến”.
 
“Nếu chúng ta làm cái dễ quen rồi thì sẽ mất đi động lực nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. RCEP là Hiệp định có tiêu chí chất lượng thấp hơn, như vậy về lâu dài sẽ không có lợi cho sự phát triển về chất lượng của nền kinh tế Việt Nam”, TS. Lê Xuân Bá nói.  
 
Kết thúc Hội thảo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng phát biểu: Việt Nam và các nước ASEAN có vai trò trung tâm trong việc hình thành ý tưởng và quá trình đàm phán Hiệp định này, thì phần thực thi cũng phải giữ được vai trò trung tâm. Theo đó, các nước ASEAN phải gia tăng hợp tác hiệu quả, thay vì cạnh tranh với nhau theo hướng “đua xuống đáy”. Các lĩnh vực cần lưu tâm chính là những lĩnh vực cải cách liên quan đến thương mại và đầu tư (như môi trường đầu tư, kết nối trong chuỗi giá trị, v.v.) và những nội dung khác cần tiếp tục thỏa thuận và hoàn thiện sau khi RCEP đi vào thực thi. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để các nước đối tác tôn trọng và cùng phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. 
 
Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương. RCEP không phải là FTA duy nhất hay là FTA cuối cùng mà Việt Nam có với các đối tác. Vì vậy, việc thực hiện RCEP cần đặt trong một cân nhắc tổng thể và toàn diện hơn về việc tham gia và đóng góp vào chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh mới.
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Đảng cầm quyền Hàn Quốc đề xuất luật chip đặc biệt để ngăn chặn Trump Vietnet24h - Đảng cầm quyền Hàn Quốc đã đề xuất một đạo luật chip đặc biệt vào thứ Hai (11/11) để trợ cấp cho các nhà sản xuất chip và miễn trừ giới hạn giờ làm việc trên toàn quốc, nhằm giải quyết các rủi ro tiềm ẩn từ các biện pháp mà Tổng thống Hoa Kỳ sắp nhậm chức Donald Trump đe dọa.
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 Vietnet24h - Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Đây là bước tiến lớn trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, một ngành công nghiệp đang trở thành trụ cột trong nền kinh tế toàn cầu.
Tổng giám đốc điều hành Intel vạch ra con đường phía trước cho công ty Vietnet24h - Sau cuộc họp hội đồng quản trị kéo dài ba ngày vào tuần trước, Tổng giám đốc điều hành của Intel, Pat Gelsinger đã vạch ra con đường phía trước của công ty trong một lá thư gửi cho nhân viên.
Hoa Kỳ triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu liên quan đến chip mới Vietnet24h - Chính quyền Biden đang triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với các công nghệ quan trọng, bao gồm máy tính lượng tử và hàng hóa bán dẫn, trong bối cảnh Trung Quốc đang đạt được những tiến bộ trong ngành chip toàn cầu.
Các nhà lập pháp lo ngại về quảng cáo ma túy bất hợp pháp trên Facebook và Instagram Vietnet24h - Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng đã gửi cho Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg một lá thư bày tỏ quan ngại về các quảng cáo ma túy bất hợp pháp trên Facebook và Instagram.
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Vietnet24h - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo).
Khuyến nghị cấm trẻ dưới 16 tuổi sử dụng smartphone và mạng xã hội Vietnet24h - Theo báo cáo của Ủy ban giáo dục Hạ viện Anh, việc khuyến nghị cấm trẻ dưới 16 tuổi sử dụng smartphone và tăng độ tuổi tối thiểu để mở tài khoản mạng xã hội lên 16 nhằm giảm tác động tiêu cực của công nghệ đối với sức khỏe và giáo dục của thanh thiếu niên.
Hội nghị thượng đỉnh AI toàn cầu lần thứ hai đảm bảo các cam kết an toàn từ các công ty Vietnet24h - Mười sáu công ty đi đầu trong việc phát triển Trí tuệ nhân tạo đã cam kết vào thứ Ba tại một cuộc họp toàn cầu để phát triển công nghệ này một cách an toàn vào thời điểm các cơ quan quản lý đang cố gắng theo kịp sự đổi mới nhanh chóng và những rủi ro mới nổi.
Hàn Quốc thiết lập hệ thống bản quyền nội dung AI vào cuối năm nay Vietnet24h - Theo Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc hôm nay thứ Ba (21/5) cho biết, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch thiết lập các giao thức kỹ thuật số mới bằng cách cải tiến hệ thống bản quyền cho nội dung do AI tạo ra và giải quyết các tin tức giả mạo do deepfake tạo ra.
Hàn Quốc chuẩn bị gói hỗ trợ trị giá hơn 7 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip Vietnet24h - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố sẽ dồn mọi nguồn lực có thể để giành chiến thắng trong "cuộc chiến" về chip, hứa hẹn lợi ích về thuế cho các khoản đầu tư.
Việt Nam mở rộng dấu chân trong mảng đóng gói chip Vietnet24h - Ngành sản xuất bán dẫn hậu cần, vốn ít thâm dụng vốn hơn so với sản xuất chip tiền tuyến mang tính chiến lược hơn tại các xưởng đúc, hiện do Trung Quốc và Đài Loan thống trị, nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong phân khúc 95 tỷ đô la.
Huawei kêu gọi nhà mạng cùng xây dựng tương lai AI di động Vietnet24h - Phó chủ tịch Huawei, ông Li Peng, cho rằng mạng 5.5G sẽ là bệ phóng cho AI di động, giúp các nhà mạng khai thác tối đa cơ hội tăng trưởng từ nhu cầu sử dụng AI ngày càng tăng của người dùng.
Tại sao Meta và Snap chi hàng tỷ đô la cho kính AR Vietnet24h - Sau một thập kỷ phát triển và hàng tỷ đô la, vào tháng 9, CEO của Meta, Mark Zuckerberg đã vén bức màn về một trong những dự án đầy tham vọng nhất của công ty: một nguyên mẫu thực tế tăng cường có tên là Orion.
Tấn công mạng: khi AI trở thành vũ khí mới của tội phạm Vietnet24h - Một báo cáo mới từ Imperva chỉ ra rằng, với sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo và mô hình ngôn ngữ lớn, ngành bán lẻ đang phải đối mặt với một làn sóng tấn công mạng ngày càng tinh vi. Hơn 500.000 cuộc tấn công mỗi ngày đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh thông tin và uy tín doanh nghiệp.
CEO Tesla Elon Musk ra mắt robotaxi 'Cybercab' Vietnet24h - Vào thứ năm (10/10), CEO của Tesla, Elon Musk đã giới thiệu một chiếc xe taxi robot được mong đợi từ lâu với hai cửa cánh chim và không có vô lăng hoặc bàn đạp và gây bất ngờ với xe tải robot, đặt cược vào sự thay đổi trọng tâm từ những chiếc xe giá rẻ dành cho thị trường đại chúng sang xe robot.
Có gì trong Triển lãm Quốc tế Thang máy lớn nhất Việt Nam? Vietnet24h - Nằm trong khuôn khổ Hội chợ Vietnam Expo, Vietnam Elevator Expo là triển lãm thang máy duy nhất, quy mô lớn nhất tại Việt Nam được tổ chức dưới sự hợp tác giữa Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) và Công ty VINEXAD.
Liệu Samsung có kịp chuẩn bị cho sự suy thoái của ngành chip không? Vietnet24h - Các báo cáo cáo buộc cắt giảm việc làm trên toàn thế giới trong bối cảnh lo ngại về chip ngày càng tăng.
Kỷ nguyên mới: Mark Zuckerberg dự đoán kính AR sẽ thay thế smartphone Vietnet24h - Mark Zuckerberg, CEO Meta, đã công bố mẫu kính AR Orion và tin tưởng rằng trong thập kỷ tới, kính AR sẽ trở thành công cụ thay thế smartphone. Được trang bị nhiều tính năng tiên tiến và thiết kế nhẹ hơn, kính AR của Meta hứa hẹn thay đổi cách chúng ta tương tác với thế giới số.
Chủ đề 'Khuếch đại trí tuệ' của Huawei chiếm vị trí trung tâm tại Huawei Connect 2024 Vietnet24h - Huawei đã công bố những tiến bộ đáng kể trong công nghệ AI và điện toán tại Huawei Connect 2024, khai mạc vào ngày 19/9 tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Samsung đang rất cần tăng năng suất đúc chip cho bộ vi xử lý AI Vietnet24h - Samsung Electronics đang phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết là phải tăng năng suất sản xuất tại xưởng đúc cho bộ xử lý trí tuệ nhân tạo (AI) vì Nvidia đã gợi ý khả năng chuyển các đơn đặt hàng khỏi TSMC của Đài Loan, với lý do nhu cầu mạnh mẽ liên tục đối với chipset của công ty.
Luật năng lượng mới giúp Trung Quốc tiến nhanh trên lộ trình trung hòa Carbon Vietnet24h - Hướng tới phát triển bền vững, Trung Quốc vừa thông qua luật năng lượng mới, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và xe năng lượng sạch. Động thái này góp phần cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao vai trò của nước này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Không khí trong nhà ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Vietnet24h - Trong khi chúng ta luôn chú trọng đến môi trường sống bên ngoài, ít ai để ý rằng không khí trong chính ngôi nhà của mình có thể là một sát thủ vô hình, âm thầm gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Không khí trong nhà, nếu không được quản lý đúng cách, có thể ô nhiễm hơn gấp nhiều lần so với bên ngoài, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình.
Pin mặt trời trên mái nhà: Cân bằng giữa năng lượng sạch và nhiệt độ đô thị Vietnet24h - Dữ liệu từ nghiên cứu mới cho thấy các tấm pin mặt trời vừa giúp giảm ô nhiễm vừa thay đổi nhiệt độ đô thị, yêu cầu các thành phố cần giải pháp tối ưu để tận dụng năng lượng tái tạo.
UNDP và IBM cùng nhau tạo ra bước đột phá trong dự báo năng lượng bằng AI Vietnet24h - Với sự ra mắt của GeoHub, UNDP và IBM đã phát triển các mô hình AI giúp người dùng phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu năng lượng, mở ra hy vọng cho một tương lai bền vững hơn.
LG Energy Solution tái chế pin hướng tới tương lai bền vững Vietnet24h - LG Energy Solution (LGES) đã tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới trên thị trường tái sử dụng và tái chế pin.
Septic: Giải pháp bể tự hoại thông minh giúp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước Vietnet24h - Với khả năng chống thấm và xử lý chất thải tối ưu, bể tự hoại thông minh Septic đang được nhiều gia đình lựa chọn để thay thế cho các bể phốt bê tông cũ, giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Samsung SDI giới thiệu pin thế hệ tiếp theo tại IAA Transportation 2024 Vietnet24h - Samsung SDI đang giới thiệu dòng sản phẩm pin thế hệ tiếp theo được tối ưu hóa cho xe thương mại điện tại IAA Transportation 2024 ở Hanover, CHLB Đức.
Phát triển Kinh tế tuần hoàn: Xu hướng thế giới và định hướng chính sách tại Việt Nam Vietnet24h - Ngày 12/09/2024 tại Thành phố Hải Phòng đã diễn ra Diễn đàn Phát triển kinh tế tuần hoàn: Xu hướng thế giới và định hướng chính sách tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Diễn đàn tập trung đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Viettronics Tân Bình: Doanh nghiệp Xanh năm 2024 Vietnet24h - Vào tối ngày 29/08/2024, tại Khách sạn Rex, Quận 1, TP. HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) và Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp tổ chức Lễ Tôn vinh và trao Danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP. HCM năm 2024” .
Việc sử dụng nhiên liệu bền vững sẽ bắt buộc cho tất cả các chuyến bay quốc tế từ năm 2027 Vietnet24h - Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) bắt buộc các quốc gia áp dụng Chương trình Bù trừ và Giảm phát thải Carbon cho Hàng không Quốc tế (CORSIA) đối với 193 quốc gia thành viên bắt đầu từ năm 2027.