Thông tin trên được Ủy ban châu Âu (EC) và Apple công bố hôm 19/1. EC, cơ quan quản lý thị trường của Liên minh Châu Âu (EC), cho biết họ đang cân nhắc đề xuất của Apple, được đưa ra sau khi EC xác định rằng “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ có vị trí thống trị trong các giao dịch ví di động trên hệ điều hành iOS bằng cách loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
Các giao dịch như vậy dựa trên công nghệ giao tiếp trường gần (NFC), sử dụng cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị khi chúng tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nhau. Công nghệ NFC cho phép người dùng chạm vào điện thoại thông minh trên thiết bị đầu cuối thanh toán của nhà cung cấp thay vì thẻ tín dụng có vi mạch.
Apple đang đề nghị cung cấp NFC miễn phí trên các thiết bị iOS và sẽ tạo giao diện giúp các đối thủ cạnh tranh có thể lưu trữ chi tiết thanh toán cá nhân một cách an toàn để sử dụng trong ứng dụng của riêng họ.
EC đã mời các công ty trong lĩnh vực thanh toán không tiếp xúc tham gia bình luận trong vòng một tháng về đề xuất của Apple để xem liệu đề xuất này có giải quyết được mối lo ngại cạnh tranh của họ trong việc tiếp cận công nghệ “chạm để thanh toán” trên iPhone và đồng hồ Apple Watch hay không.
Ủy ban cho biết Apple đang đề nghị cung cấp NFC miễn phí trên các thiết bị iOS và sẽ tạo giao diện để các đối thủ cạnh tranh có thể lưu trữ chi tiết thanh toán cá nhân một cách an toàn để sử dụng trong ứng dụng của riêng họ.
Apple sẽ tạo ra hai phiên bản của App Store, một dành cho các nước thành viên EU và một dành cho các khu vực khác trên thế giới. Điều này có vẻ như là một cách để Apple dễ dàng tuân thủ quy định của EU mà không tác động đến các thị trường khác.
Năm 2023, iOS 16.2 được đồn là sẽ giới thiệu một hệ thống nội bộ mới, giúp Apple kiểm soát các tính năng dựa trên vị trí của người dùng. Hệ thống này có thể được sử dụng để đảm bảo rằng chỉ người dùng tại EU mới có thể tải ứng dụng từ các cửa hàng bên thứ ba lên thiết bị của họ. Nếu cần, Apple có thể "kích hoạt công tắc" này để cho phép sideload ở nhiều quốc gia khác.
Nhật Bản cũng đang xem xét quy định để ngăn chặn Apple chống độc quyền và buộc họ phải cho phép sideload trên iOS. Dự thảo luật dự kiến sẽ được đệ trình lên Quốc hội trong năm nay và tập trung vào các lĩnh vực như chợ ứng dụng và thanh toán, tìm kiếm, trình duyệt và hệ điều hành. Nếu được thông qua, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản sẽ có thể áp đặt các khoản phạt đối với các công ty vi phạm quy định mới.
Năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu điều tra các công ty lớn như Google, Apple, Amazon và Facebook về những lo ngại về chống độc quyền. Cùng năm, nhiều nhà phát triển ứng dụng Nhật Bản đã phản đối mô hình kinh doanh của App Store. Nghiên cứu của cơ quan quản lý Nhật Bản vào năm 2023 cũng kết luận rằng thị trường ứng dụng di động đang bị chi phối bởi Apple và Google. Mặt khác, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang có dấu hiệu sẵn sàng áp đặt yêu cầu cho việc cho phép sideload ứng dụng trên iPhone và iPad của Apple.