Trả lời phỏng vấn cây bút Thomas Friedman của tờ The New York Times trong bài bình luận đăng ngày 2.12, ông cho biết chiến lược tốt nhất trong đối phó với Trung Quốc là trước hết cần cùng các đồng minh hình thành một mặt trận thống nhất.
Biden chỉ ra rằng cách tốt nhất để đối đầu với Bắc Kinh là hình thành một "mặt trận thống nhất" với các đồng minh. "Khi tham gia cùng với các nền dân chủ khác, sức mạnh của Mỹ tăng lên gấp đôi. Trung Quốc không thể bỏ qua hơn một nửa nền kinh tế toàn cầu", Biden nêu quan điểm.
Một số nhà phân tích cho rằng để sửa chữa các thiệt hại hiện có, Biden cần có một chiến lược thân thiện hơn với công ty Trung Quốc - điều mà chính quyền Trump không bao giờ làm. Trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã liệt ra hơn 450 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách thực thể với lý do "đe dọa an ninh quốc gia". Trong một danh sách riêng tại Lầu Năm Góc, 31 công ty Trung Quốc bị cho là có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
“Tôi sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào ngay lập tức, kể cả đối với thuế quan. Tôi sẽ không áp đặt định kiến cho các lựa chọn của mình", ông Biden nói.
Cũng theo Tổng thống mới đắc cử, Mỹ cần phát triển sự đồng thuận lưỡng đảng và tăng cường các đầu tư do chính phủ dẫn dắt vào nghiên cứu và phát triển, cơ sở hạ tầng và giáo dục để cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
"Tôi muốn đảm bảo rằng chúng ta sẽ chiến đấu hết sức bằng cách đầu tư vào Mỹ trước", ông Biden phát biểu.
Liên quan xung đột thương mại song phương, tổng thống tân cử cho hay ông sẽ không vội hành động ngay trong việc dỡ bỏ thuế suất đối với hàng hóa của Trung Quốc trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 do đương kim Tổng thống Donald Trump ký kết với Trung Quốc.
“Tôi sẽ không có động thái tức thời nào, với chính sách thuế cũng vậy. Tôi sẽ không khiến các lựa chọn của mình mang tính định kiến”, ông Biden chia sẻ.
Theo thỏa thuận, Trung Quốc đồng ý tăng mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ ít nhất là 200 tỉ USD trong giai đoạn 2020-2021. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ duy trì thuế suất 25% đối với 250 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đáp trả thuế đối với hơn 100 tỉ USD hàng hóa của Mỹ.
Đội ngũ của ông Biden sẽ theo đuổi các chính sách nhắm vào “các hành vi lạm dụng” của Trung Quốc, bao gồm “đánh cắp tài sản trí tuệ, bán phá giá sản phẩm, trợ cấp bất hợp pháp cho các tập đoàn” và bắt buộc “chuyển giao công nghệ” từ các công ty Mỹ cho các đối tác Trung Quốc, nội dung cuộc phỏng vấn cho hay.
Ông cũng cáo buộc Tổng thống đương nhiệm Donald Trump có những động thái quá mềm mỏng trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Cựu phó tổng thống Mỹ chỉ trích những phản ứng của chính quyền Mỹ hiện tại trong việc đối phó với dịch Covid-19, và khẳng định sẽ buộc Bắc Kinh phải cho phép thanh sát viên quốc tế đến ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, ông Trump cũng phản bác những cáo buộc trên, khi chỉ ra những mâu thuẫn trong quan điểm của ông Biden với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, như việc chỉ trích động thái chặn nhập cảnh vào Mỹ đối với các du khách từ Trung Quốc ở thời điểm dịch Covid-19 mới bùng phát, và kêu gọi chấm dứt lệnh áp thuế của Mỹ lên số hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc vào tháng 8 vừa qua.
Về vấn đề Iran, ông Biden giữ vững quan điểm rằng chính quyền của ông sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nếu Tehran quay trở lại “tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận hạt nhân”.
Tháng trước, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết Iran sẽ thực hiện đầy đủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nếu ông Biden dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.