Công việc này thật không dễ dàng khi có nhiều công ty đang tiến hành thiết kế máy tính lượng tử. Google cũng tham gia vào guồng máy ấy và người khổng lồ tìm kiếm của thế giới đã công bố bộ xử lý lượng tử mới của mình có tên gọi Bristlecone.
Google muốn các máy tính lượng tử giải quyết các vấn đề thực tế trong tương lai không xa. Nhưng trước khi các máy tính lượng tử thực sự có thể tiếp quản những máy tính truyền thống, các nhà sản xuất cần phải chắc chắn rằng các bộ xử lý lượng tử có tỷ lệ lỗi thấp.
Google cho biết họ đang làm các bộ xử lý lượng tử trở nên chính xác hơn với Bristlecone.
Google viết: “Mục đích của hệ thống siêu dẫn theo cách này là cung cấp một thử nghiệm để kiểm tra về tỷ lệ lỗi hệ thống và khả năng mở rộng của công nghệ qubit của chúng tôi, cũng như các ứng dụng trong mô phỏng lượng tử và tối ưu hóa”.
Trước đây, Google đã giới thiệu một máy tính lượng tử 9-qubit. Hiện tại, họ đang thử nghiệm một máy tính lượng tử 72-qubit để có thể chứng minh cho sự tối ưu trong tương lai.
Tối ưu hóa lượng tử có nghĩa là đánh bại một siêu máy tính thông thường khi cùng giải quyết một vấn đề khoa học cụ thể. Vì vậy, một máy tính lượng tử phải được vận hành với tỷ lệ lỗi rất thấp.
Google đã mô tả thiết kế của máy tính dựa trên nguyên tắc vật lý cơ bản của mảng tuyến tính 9-qubit trước đây. Máy tính này cung cấp tỷ lệ lỗi thấp cho màn hình đọc (1%), cửa một qubit (0,1%) và cửa 2 qubit (0.6%).
Chiến lược này cho thấy Google đang tỏ ra lạc quan một cách thận trọng về việc Bristlecone có thể cung cấp hiệu suất tương tự như thiết bị 9-qubit. Nếu điều đó xảy ra, công nghệ này sẽ được sử dụng để xây dựng các máy tính lượng tử quy mô lớn hơn trong tương lai.