Thị trường
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững
Lê Cường - Thứ Ba, 19/01/2021 2:45 CH
Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Theo báo cáo từ VCCI, năm 2020, đã có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. So với các năm trước, số luật, nghị định và quyết định không biến động nhiều nhưng số thông tư giảm mạnh.
 
Thực tế cho thấy, chất lượng xây dựng thể chế và chất lượng các quy định pháp luật nói chung đã và đang dần được nâng lên một bước, với nội dung thiết thực và dễ thực thi hơn cho dù không cần ban hành thêm nhiều thông tư ở cấp Bộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khúc mắc trong công tác ban hành Luật và chưa đảm bảo tính tiên phong trong phát triển kinh tế số. 
 
Tình trạng mỗi Bộ quản lý viết luật theo một cách riêng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo.
 
“Vấn đề sự chồng chéo và mâu thuẫn của các văn bản luật là rất lớn, tuân thủ luật này thì lại không tuân thủ luật kia. Luật ban hành không phải để quản lý mà để xử lý, giải quyết các vấn đề của nền kinh tế”, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu. “Không phải ngồi ở vị trí này thì viết luật quản lý thế này, ngồi ở vị trí kia thì viết luật quản lý thế kia. Cần phải đổi tư duy và cách nhận biết vấn đề. Nếu không, sự mâu thuẫn và chồng chéo sẽ còn tiếp diễn mãi”. 
 
Để loại bỏ sự chồng chéo trong Luật cần thành lập một cơ quan soạn thảo chung cho tất cả.
 
“Việc ban hành chính sách và soạn thảo ra các văn bản luật cần tiếng nói chung. Mỗi Bộ có thể ban hành chính sách riêng nhưng cần có một cơ quan soạn thảo chung để soạn thảo luật cho tất cả. Ở đó, người ta sẽ dễ dàng kiểm tra xem chính sách này đã ban hành chưa? và có chồng chéo hay mâu thuẫn với chính sách khác không?”. Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói. 
Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc giám sát các văn bản luật thuộc trách nhiệm của các Ủy ban của Quốc hội. Nhưng doanh nghiệp nếu có chịu ‘rào cản’ do luật gây ra thì cũng rất khó ‘kêu ai’ bởi rất ít được tiếp xúc với các Ủy ban này. Và tất nhiên, việc VCCI phải làm công việc rà soát và khuyến nghị các văn bản luật thay cho các Ủy Ban trong những năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất. 
 
Trong sự phát triển như vũ bão của kinh tế số, các văn bản luật nếu chậm thay đổi tất sẽ trở thành rào cản. 
 
Những vấn đề mâu thuẫn trong đất đai đầu tư xây dựng tồn tại khoảng từ 4 đến 5 năm nay đã được ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương chỉ rõ: “Đến năm 2020 chúng ta mới đề xuất sửa luật thì quãng thời gian 4 năm đó doanh nghiệp mắc kẹt không thể triển khai được dự án”. 
 
“Vấn đề chính mà tôi muốn nói cũng là câu hỏi “Làm thế nào để cải cách thể chế trở nên bền vững, nhanh và hiệu quả hơn?”. Doanh nghiệp ngoài việc phải chịu các loại phí thuế theo văn bản quy định còn phải chịu thêm những tác động rất lớn là những rủi ro về thời gian - những chi phí cơ hội. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải”, ông Phan Đức Hiếu nhận định. 
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương
Cần thành lập một cơ quan có thẩm quyền, làm đầu mối chính, phụ trách thể chế ban hành luật. 
 
Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa làm đầu mối có thể kiểm soát được nội dung chất lượng của các quy định mới. Giả sử như quy định giấp phép và các điều kiện kinh doanh có những điều được bãi bỏ thì ngay sau đó những điều kiện tương tự lại ‘mọc ra’! 
 
Những hoạt động chỉ mang tính ‘rà soát và khuyến nghị’ giống như VCCI đang làm đòi hỏi rất nhiều công sức, nỗ lực cả năm của nhiều chuyên gia luật hàng đầu Việt Nam nhưng đem lại rất ít hiệu quả. Bởi nhẽ, VCCI không được trao thẩm quyền gì! 
 
Ông Phan Đức Hiếu nhận định: “Tôi tin rằng việc này khó đảm bảo hiệu quả. Nếu như chúng ta kiến nghị lên Bộ, Bộ trình lên Thủ tướng rồi Thủ tướng lại giao trả về Bộ, để tự rà soát và tiếp thu kiến nghị thì khó đảm bảo hiệu quả!”. 
 
Nguyên nhân vì sao lại như vậy thật dễ hiểu nhưng khó nói! 
 
...Và có một người dám nói là Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã can đảm nói ra điều khó ấy ở cuộc họp “Tư nhân hóa dịch vụ công” gần đây: “Chúng ta phải nói với nhau một điều rằng, bởi nhẽ, việc này liên quan đến thu - chi nên các bộ, ngành muốn giữ lại để có nguồn thu cho cơ quan họ”. 
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam
VCCI - nhân vật lao tâm khổ tứ - trong “cuốn tiểu thuyết” thể chế ban hành luật Việt Nam.
 
VCCI đã thực hiện nghiên cứu rà soát, khuyến nghị nhiều văn bản luật của Việt Nam nhằm chống lại sự chồng chéo mâu thuẫn nhưng nếu không có sự thay đổi từ gốc rễ của thể chế thì việc này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại trong cái vòng luẩn quẩn dù có nói thêm nhiều lần nữa.
 
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, ngay sự kiện ngày 12/1/2021 VCCI tổ chức ‘dòng chảy Pháp Luật kinh doanh 2020’ thì sau đó 2 ngày là 14/1/2021 họ lại tổ chức Hội thảo “Nghị định sửa đổi 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử” do Bộ Công Thương phụ trách. Và tất nhiên, nghị định này được viết ‘theo ý riêng của Bộ Công Thương’ nên không tránh khỏi nỗi lo ngại về những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo hôm đó:  
 
“Tuy nhiên điều này có thể gây ra mối lo ngại lớn từ phía các doanh nghiệp vì quy định này mâu thuẫn với quy định về bảo vệ thông tin cá nhân đã được cụ thể hóa theo điểm 1, Điều 17 của Luật An toàn thông tin  mạng hay khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Dân sự 2015”, Luật sư Hà nói. “Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử theo văn bản dự thảo nghị định dường như chưa có sự thông thoáng, nhiều giấy tờ có liên quan làm tăng thủ tục hành chính và gây khó khăn gấp nhiều lần cho doanh nghiệp”.
 
Việt Nam cần nhìn ra thế giới để tham khảo các giải pháp hiệu quả
Các hình thái cải cách thể chế trong bài trình bày của ông Phan Đức Hiếu
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương cho biết: Việt Nam không phải là nước duy nhất cải cách thể chế hiện nay, các nước phát triển trên thế giới vẫn liên tục làm điều đó. Ý tưởng chủ đạo trong việc cải cách được nêu lên bằng các thông điệp như: 
 
- Úc: “Quy định ít nhưng hiệu quả”
- Canada: “Những quy định thông minh hơn”
- Nhật Bản: “tự do là nguyên tắc còn quy định chỉ là ngoại lệ”
- Anh: “Quy định ít hơn, tốt hơn, đơn giản hơn”
- Mỹ: “Luật pháp là để bảo vệ người dân chứ không phải chống lại họ”
 
Điều quan trọng nhất mà ông Phan Đức Hiếu muốn nhấn mạnh là “Cải cách thể chế của các nước luôn bắt đầu từ 'các cơ quan bên ngoài' chứ không phải ‘tự thân các Bộ’ như chúng ta đang làm hiện nay. Vì một người 'tự ban hành' thì rất khó có thể ‘tự xem xét lại mình’ đúng hay sai, nên luôn đòi hỏi một ‘cơ chế bổ sung cho cơ chế ban hành luật”, ông Phan Đức Hiếu cũng giới thiệu thêm về vai trò chức năng của cơ quan này:   
 
Cơ quan này có những chức năng chính: 
 
- Xác định trọng tâm những vấn đề cần cải cách trong thể chế hiện tại để nhanh chóng đổi mới cho phù hợp, lúc này không thể đợi kết quả của việc “rà soát toàn diện’ sẽ mất nhiều thời gian. 
 
Việt Nam đang rất cần, thiếu một cơ quan như vậy. Canada có một ủy ban đặc biệt thuộc Hội đồng Bộ trưởng phụ trách các vấn để về thể chế.  Hàn Quốc cũng có một ủy ban như vậy do Thủ tướng làm chủ tịch ủy ban và tổng thống chỉ định các thành viên tham gia. Ở Anh những cơ quan này có thẩm quyền rất mạnh, có thể ‘tạm đề xuất chính sách’ trước khi trình lên Bộ Tư pháp. Ở Hoa Kỳ cũng có đơn vị tương tự như vậy. 
 
“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa là ‘có thẩm quyền’ để thực hiện chức năng về thể chế. Trong việc cải cách thể chế mới cần phải mạnh dạn để tạo ra cơ chế bổ sung – tạo ra một đơn vị mới đầy chức năng có ‘quyền đệ trình các dự thảo luật pháp’ thì mới thực hiện được cải cách một cách: Nhanh – Hiệu quả - Thường xuyên – Bền vững, chứ không thể để như thế này được”, ông Hiếu nhấn mạnh.  
 
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia Luật khác nhau:
 
Ông Ngô Trung Thành - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng các Báo cáo của VCCI rất hữu ích và cần thiết. 
Ông Ngô Trung Thành phát biểu tại Hội thảo
Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư Pháp rất ủng hộ cách tiếp cận của VCCI, báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh hàng năm đã trở thành kênh thông tin hữu ích. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm phần tổ chức thực hiện pháp luật, vì đây mới chỉ dừng lại ở sự ‘đánh giá’ các văn bản quy phạm pháp luật. 
 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự : “Việc thay đổi chính sách lớn cần thay đổi quy trình làm luật. Nếu vẫn làm theo cách cũ thì lại gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp”. 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự
Phát biểu kết thúc Hội Thảo, Chủ tọa, Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung -  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương phát biểu: “nếu chúng ta làm luật chỉ nhằm mục đích quản lý và mỗi Bộ làm một kiểu thì không xử lý được vấn đề kinh tế số. Vì đó là những vấn đề toàn cầu cần giải quyết ngay lập tức. Chúng ta nói quá nhiều cụm từ ‘Kinh tế số là động lực”, đề cập đến cơ hội nhưng lại nói rất ít đến những thách thức, đặc biệt là ít đề cập đến cái gì đang cản trở sự phát triển kinh tế số".
Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2020: Điều kiện ra nhập thị trường và Kinh tế số Vietnet24h - Ngày 12/1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2020” để điểm lại một số quy định pháp luật đáng chú ý trong năm 2020.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Realme 13+ 5G: đột phá công nghệ dành cho game thủ thể thao điện tử Vietnet24h - Realme 13+ 5G là mẫu smartphone mới nhất vừa ra mắt, được trang bị công nghệ tiên tiến với chipset Dimensity 7300 và RAM mở rộng đến 26GB. Sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm chơi game tuyệt vời với chế độ GT tối ưu hóa hiệu suất, cùng với sạc siêu nhanh 80W giúp người dùng không lo về thời gian chờ đợi.
Chip Core Ultra 200S của Intel: Cuộc cách mạng trong xử lý máy tính để bàn Vietnet24h - Intel vừa ra mắt chip Core Ultra 200S, sản phẩm mới nhất trong dòng máy tính để bàn, với những cải tiến đáng kể về hiệu suất và công nghệ AI. Sự ra mắt này không chỉ mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng mà còn mở ra kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp công nghệ.
Thị trường máy tính cá nhân giảm 1,3% trong quý III năm nay Vietnet24h - Lượng máy tính cá nhân xuất xưởng trong quý 3 đạt 62,9 triệu chiếc, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước so với quý 3 năm 2023 sau ba quý liên tiếp tăng trưởng theo năm.
Black Myth: Wukong ra mắt bản mở rộng đầu tiên vào đầu năm 2025 Vietnet24h - Black Myth: Wukong không chỉ gặt hái thành công khủng ngay từ khi ra mắt mà còn chuẩn bị phát hành bản mở rộng đầu tiên vào đầu năm 2025. Các fan của Tôn Ngộ Không sẽ được trải nghiệm những trận đánh đỉnh cao cùng cốt truyện lôi cuốn.
Sony ra mắt PlayStation 5 Pro nâng cấp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh máy chơi game Vietnet24h - Hôm qua, thứ ba (10/9), Sony đã tiết lộ phiên bản nâng cấp của máy chơi game PlayStation 5, có tên là PlayStation 5 Pro.
Black Myth: Wukong bứt phá doanh số, trở thành hiện tượng game mới Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai dựa trên tiểu thuyết Tây Du Ký, đang khiến làng game toàn cầu xôn xao với thành tích ấn tượng: bán được 10 triệu bản chỉ trong hơn ba ngày kể từ ngày phát hành. Thành tích này không chỉ xác lập một kỷ lục mới mà còn cho thấy sự bùng nổ của trò chơi trong giới game thủ.
Anh tiên phong phát triển mạng lượng tử, đặt nền móng cho tương lai an ninh mạng không thể bị xâm phạm Vietnet24h - Chính phủ Anh đang đặt nền móng cho một tương lai an ninh mạng vượt trội bằng cách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng mạng dựa trên vật lý lượng tử, với hy vọng tạo ra một hệ thống không thể bị hack. Đây là bước tiến quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng tin tặc đánh cắp thông tin, một thách thức đang ngày càng gia tăng trong kỷ nguyên số.
Mở rộng thị trường máy tính giá rẻ: Qualcomm ra mắt Snapdragon X Elite với mức giá 700 EUR Vietnet24h - Qualcomm đã công bố kế hoạch táo bạo cho năm tới, khi máy tính tích hợp chip Snapdragon X Elite sẽ được bán ra với mức giá bất ngờ: chỉ 700 EUR. Đây là động thái chiến lược nhằm tạo ra một cú sốc trên thị trường máy tính để bàn, nơi mà Qualcomm dự định mở rộng sự hiện diện của mình để cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn như Intel và AMD.
Microsoft công bố máy chơi game Xbox hoàn toàn kỹ thuật số, tựa game 'Doom' tại Games Showcase Vietnet24h - Microsoft đã khai mạc Triển lãm trò chơi Xbox hàng năm vào Chủ nhật, công bố phiên bản hoàn toàn kỹ thuật số mới của bảng điều khiển Xbox Series X và S cũng như các đoạn giới thiệu cho hơn chục trò chơi, bao gồm cả phần tiếp theo của "Call of Duty".
Giám đốc điều hành Intel thề sẽ tăng cường hợp tác với Samsung, LG trên PC có tính năng AI Vietnet24h - Một giám đốc điều hành cấp cao của Intel hôm thứ Tư (5/6) cho biết, gã khổng lồ chip của Mỹ sẽ mở rộng hợp tác với Samsung Electronics và LG Electronics cho máy tính cá nhân hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI).
Samsung Display sẽ tăng sản lượng OLED cỡ nhỏ và vừa lên 10% vào năm tới Vietnet24h - Samsung Display có kế hoạch tăng sản lượng tấm nền diode phát quang hữu cơ (OLED) cỡ nhỏ và vừa lên 10 phần trăm vào năm tới, so với sản lượng của năm nay.
Bộ đôi Samsung Bespoke và Bespoke AI nhận hai giải lớn tại VMARK 2024 Vietnet24h - Với thiết kế tinh tế và tích hợp trí tuệ nhân tạo tiên tiến, các dòng sản phẩm Samsung Bespoke và Bespoke AI đã xuất sắc nhận giải tại VMARK 2024. Thành tựu này khẳng định chiến lược không ngừng đổi mới của Samsung, mang đến những giải pháp gia dụng hiện đại, góp phần nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dùng Việt Nam.
Dòng OPPO Find X8 với ColorOS 15 sẽ ra mắt toàn cầu, thiết lập chuẩn mực mới cho dòng điện thoại thông minh hàng đầu Vietnet24h - OPPO, thương hiệu thiết bị thông minh hàng đầu thế giới sẽ ra mắt Find X8 Series và ColorOS 15 tại sự kiện ra mắt toàn cầu, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 21 tháng 11 năm 2024 tại Bali, Indonesia.
Samsung tụt hậu như thế nào trong cuộc bùng nổ AI dẫn đến sự xóa sổ 126 tỷ đô la Vietnet24h - Samsung Electronics đã tụt hậu so với đối thủ lâu năm SK Hynix trong lĩnh vực bộ nhớ băng thông cao.
Apple mua Pixelmator, ứng dụng chỉnh sửa ảnh trên iPhone có tính năng AI Vietnet24h - Pixelmator đã công bố trong một bài đăng trên blog vào thứ sáu rằng Apple sẽ mua lại Pixelmator, công ty sáng tạo ra các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh cho nền tảng iPhone và Mac của Apple.
Trợ lý AI Jarvis của Google: Cuộc cách mạng trong mua sắm trực tuyến Vietnet24h - Google đang cho ra mắt Project Jarvis, một trợ lý AI mạnh mẽ có khả năng tự động thực hiện các tác vụ trực tuyến, mở ra tương lai mới cho việc mua sắm và đặt vé máy bay một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Apple chuẩn bị đạt mức tăng trưởng doanh thu lớn nhất trong hai năm nhờ nhu cầu về iPhone tại Trung Quốc Vietnet24h - Apple dự kiến ​​sẽ báo cáo mức tăng trưởng doanh thu quý lớn nhất trong hai năm vào thứ năm, với nhu cầu về iPhone tốt hơn những năm gần đây vào cuối chu kỳ phát hành hàng năm của công ty, đặc biệt là ở Trung Quốc.
SK hynix có khả năng vượt qua Samsung về lợi nhuận hàng năm trong lĩnh vực kinh doanh chip Vietnet24h - SK hynix hiện đang thống trị thị trường chất bán dẫn bộ nhớ băng thông cao (HBM) được sử dụng trong chipset trí tuệ nhân tạo.
Nhà phân tích Kuo cho biết Apple đã cắt giảm 10 triệu đơn đặt hàng iPhone 16 Vietnet24h - Cổ phiếu Apple giảm khoảng 2% vào thứ Tư sau khi nhà phân tích chuỗi cung ứng Ming-Chi Kuo cho biết công ty đã cắt giảm đơn đặt hàng iPhone 16 khoảng 10 triệu chiếc.
Tim Cook gặp cơ quan quản lý Trung Quốc tại Bắc Kinh nhưng không có lời kết về Apple Intelligence Vietnet24h - Người tiêu dùng Trung Quốc đã lên tiếng về mong muốn của họ là thấy Apple mang các dịch vụ AI tạo sinh của mình đến Trung Quốc càng sớm càng tốt.
Khám phá Toshiba M450 - TV QLED giá mềm, công nghệ tiên tiến Vietnet24h - Toshiba M450 là một trong những mẫu TV QLED hiếm hoi trên thị trường có mức giá dưới 15 triệu đồng cho phiên bản 55 inch, đồng thời hỗ trợ điều khiển giọng nói bằng tiếng Việt và đầy đủ các ứng dụng OTT phổ biến.
Apple iPhone 16, Apple Watch Series 10 và AirPods 4 ra mắt trên toàn thế giới Vietnet24h - Thứ sáu vừa qua (20/9), Apple đã chào đón khách hàng tại các cửa hàng trên toàn thế giới để ra mắt iPhone 16, Apple Watch Series 10 và AirPods 4.
Huawei Mate XT bị đầu cơ, giá bán lại vượt ngưỡng 9.800 USD Vietnet24h - Mate XT, mẫu smartphone màn hình gập ba đầy ấn tượng của Huawei, hiện đang được rao bán lại với giá lên tới 70.000 nhân dân tệ (khoảng 9.800 USD), gấp ba lần so với giá gốc của hãng. Điều này xảy ra chỉ ít ngày sau khi sản phẩm chính thức ra mắt, cho thấy nhu cầu vượt xa nguồn cung.
Xiaomi đứng thứ 2 sau Samsung về doanh số bán điện thoại thông minh trong tháng 8 Vietnet24h - Vào tháng 8, công ty Trung Quốc Xiaomi đã giành vị trí thứ hai về doanh số bán ra hàng tháng trên toàn cầu lần đầu tiên sau ba năm, đánh bại Apple.
Samsung thu hút người tiêu dùng Đức bằng tiếp thị dựa trên trải nghiệm Vietnet24h - Samsung Electronics đang mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường thiết bị gia dụng châu Âu bằng một chiến lược tiếp thị cho phép người tiêu dùng trải nghiệm các tính năng trí tuệ nhân tạo của mình.
Samsung hướng đến thị trường B2B với các giải pháp AI Vietnet24h - Samsung Electronics đã giới thiệu các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) nhắm vào thị trường doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) trong triển lãm IFA 2024 tại Berlin, với kế hoạch giới thiệu các căn hộ, văn phòng, cửa hàng và nhà ở chung được hỗ trợ bởi AI trong tương lai gần.
Samsung sẽ nới rộng khoảng cách với các đối thủ Trung Quốc bằng TV AI Vietnet24h - Samsung Electronics cho biết họ tự tin duy trì vị trí số 1 trên thị trường TV toàn cầu bằng cách nới rộng khoảng cách với các đối thủ Trung Quốc bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến.
Apple mở rộng sản xuất sang Ấn Độ với iPhone 16 Pro Vietnet24h - Apple có thể sẽ sản xuất iPhone 16 Pro tại Ấn Độ, đánh dấu bước tiến mới trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, hãng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng và sản lượng tại thị trường mới này.
Samsung dẫn đầu doanh số bán TV toàn cầu Vietnet24h - Trong khi Samsung Electronics vẫn giữ vững vị trí số 1 với tư cách là nhà sản xuất TV trong nửa đầu năm nay, các đối thủ Trung Quốc dường như đang tăng tốc để thu hẹp khoảng cách với họ.
Lượng hàng TV toàn cầu tăng trưởng trở lại sau một năm bắt đầu từ quý 2 năm nay Vietnet24h - Thị trường TV toàn cầu tăng trưởng lần đầu tiên sau bốn quý vào quý 2 năm 2024 nhờ Thế vận hội Olympic Paris.