Đài India Today ngày 27-7 đưa tin chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm thêm 47 ứng dụng của nước láng giềng Trung Quốc. Danh sách các ứng dụng Trung Quốc bị cấm sẽ sớm được Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ công bố.
Theo nguồn tin cho biết, 47 ứng dụng Trung Quốc vừa bị cấm là các biến thể và bản sao của 59 ứng dụng Trung Quốc đã bị cấm hồi tháng 6. Trong số này, có các bản sao ứng dụng của TikTok, Helo, SHAREit, BIGO và VFY.
Ấn Độ cũng đã chuẩn bị một danh sách hơn 250 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các ứng dụng được liên kết với Alibaba, mà nước này sẽ kiểm tra xem có vi phạm quyền riêng của người dùng tư hoặc an ninh quốc gia hay không, Các nguồn tin chính phủ nói với India Today rằng danh sách này cũng bao gồm ứng dụng chơi game PUBG được hãng Tencent hỗ trợ.
Dự kiến một số ứng dụng chơi game hàng đầu của Trung Quốc cũng sẽ bị cấm trong danh sách mới đang được soạn thảo. Các ứng dụng Trung Quốc trong diện xem xét bị cáo buộc chia sẻ dữ liệu với các cơ quan Trung Quốc.
Trước đó, Chính phủ Ấn Độ ngày 29/6 đã ra lệnh chặn 59 ứng dụng di động Trung Quốc trên hệ điều hành Android và iOS. Trong đó có nhiều cái tên nổi bật như Tik Tok, Wechat, Weibo, Clash of Kings, CamScanner…
Danh sách 59 ứng dụng bị cấm trước đó bao gồm:
Hồi đầu tháng 6, mối quan hệ Trung Quốc và Ấn Độ trở nên cực kỳ căng thẳng khi binh sĩ 2 nước xảy ra cuộc giao tranh đẫm máu tại thung lũng Galwan và khiến 20 lính Ấn Độ hy sinh.
Trong khi người dân Ấn Độ đang chờ đợi sự trả đũa quân sự mà chính phủ hứa hẹn, thì phong trào cơ sở tẩy chay hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Trung Quốc ở nước này cũng đang lên cao.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu tháng 7 tuyên bố Mỹ hoan nghênh quyết định của chính phủ Ấn Độ cấm 59 ứng dụng có liên hệ với Trung Quốc.
Ông Pompeo khẳng định rằng cách tiếp cận ứng dụng sạch của Ấn Độ sẽ thúc đẩy chủ quyền của Ấn Độ. Nó cũng sẽ thúc đẩy sự toàn vẹn và an ninh quốc gia của Ấn Độ.
Theo số liệu từ Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ, các công ty Internet Trung Quốc đang có khoảng 300 triệu người dùng tại thị trường này, ước tính 2/3 người sở hữu smartphone tại Ấn Độ đã tải một ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc.