Đây không phải là điều hiếm gặp đối với các công ty công nghệ lớn. Rất nhiều công ty, bao gồm Google, Nvidia và Amazon sử dụng robot làm nền tảng để khám phá quá trình nghiên cứu AI. Điều khiển robot thậm chí còn khó hơn cả thách thức như trò chơi board game và video game. Đối với các trò tiêu khiển này, các nhà nghiên cứu có quyền truy cập vào môi trường trò chơi mô phỏng, cho phép công nghệ AI học và chơi với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể áp dụng kỹ thuật này để đào tạo robot.
Theo The Verge, giám đốc Antoine Bordes – người điều hành phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Facebook - cho biết: "Ưu điểm của robot là chúng có thể được tiến hành trong thời gian thực và trong thế giới thực."
Facebook chia sẻ về Robot qua 3 bài viết. Bài nghiên cứu thứ nhất viết về quá trình đào tạo một con robot sáu chân biết cách tự học cách vượt qua vật cản và lỗi sai, bài nghiên cứu thứ hai là về tiến trình nâng cao khả năng tự học nhằm giúp robot tiếp thu nhanh hơn, và bài viết thứ ba là về việc áp dụng xúc giác để giúp robot làm được nhiệm vụ đơn giản như lăn một quả bóng.
Trưởng bộ phận AI của Facebook, Yann LeCun đã tiết lộ rằng Phòng thí nghiệm AI của Facebook (FAIR) có nhiệm vụ quan sát mọi ngóc ngách vấn đề và được chuẩn bị cho các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, bao gồm cả robot. Ông nói: "Chúng tôi đã phải xuất phát sớm. Thật khó có thể kết luận ngay được cho dù đã có kết quả”.
Xét về các khía cạnh vi mô , khi ra mắt thiết bị gọi điện video Portal, công ty đã làm việc với các nhà làm phim để thiết kế chuyển động của camera nhằm cố định khung chụp người dùng cho mỗi lần quay video. Mặc dù có nhiều lo ngại về quyền riêng tư xoay quanh Portal, các nhà đánh giá đã ca ngợi Facebook vì đã khiến cho trải nghiệm cuộc gọi trở nên mượt mà đáng ngạc nhiên.
Việc biết cách kết hợp AI vào các phần cứng đã giúp Facebook có một bước tiến nhỏ với Portal và công ty có thể nhân rộng cách làm này với các sản phẩm khác trong tương lai.