Thỏa thuận này nhằm mở ra thị trường Trung Quốc cho nhiều hàng hóa Mỹ hơn, và nó bao gồm các nhượng bộ để bảo vệ bí mật công nghệ và thương mại của Hoa Kỳ. Bắc Kinh cũng đồng ý không phá giá đồng tiền của mình, đồng Nhân dân tệ, để giành lợi thế trên thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, điều quan trọng là, thành công của nó xoay quanh việc Trung Quốc sẽ thực hiện đúng các cam kết của mình hay không.
Thỏa thuận này bảo tồn phần lớn thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, và thậm chí còn đe dọa nhiều hơn nữa đối với hàng hoá nhập khẩu từ quốc gia này vào Hoa Kỳ.
Bắc Kinh bị Hoa Kỳ cáo buộc, trợ cấp cho các ngành công nghiệp chính như năng lượng mặt trời và thép, theo đó nhiều ý kiến phê phán đã đổ lỗi cho Bắc Kinh trong việc loại các công ty Mỹ ra khỏi những thương vụ kinh doanh tại Trung Quốc.
Theo một số phóng viên kinh tế của tờ New York Time nhận định, Thỏa thuận áp đảo cho thấy hai đối tượng phản diện thương mại mạnh mẽ này có thể đạt được các bước cơ bản của việc thực hiện thỏa thuận. Mặc dù không có gì đảm bảo cho sự trường tồn, nhưng dù sao thì cả hai bên cũng có những nỗ lực tiến triển.
Các công ty Hoa Kỳ từ lâu đã cáo buộc các đối thủ Trung Quốc đã đánh cắp những công nghệ có giá trị. Bắc Kinh đã hứa sẽ cấm những hành vi đó, nhưng việc thực thi có thể khó khăn.