Xiaomi SU7 đang có cơ hội trở thành chiếc xe điện phổ biến như Tesla Model 3. Đại diện của Goldman Sachs kỳ vọng sản phẩm mới có thể thu về 100.000 đơn đặt hàng ngay trong năm nay, trong khi các chuyên gia tại Citigroup đưa ra ước tính khoảng 55.000 đến 70.000 xe được bán ra trong năm đầu tiên có mặt trên thị trường. Mặc dù nhà máy BAIC ở Bắc Kinh, nơi lắp ráp SU7, có khả năng sản xuất 200.000 xe điện mỗi năm, vẫn chưa rõ liệu quy mô sản xuất có thể mở rộng ra như thế nào.
Hiện tại, xe điện Xiaomi SU7 đang tiếp nhận đơn đặt hàng và sẽ cần khoảng 5 - 6 tháng mới được bàn giao. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn rất lạc quan về triển vọng kinh doanh xe điện của Xiaomi. Điều này đã được thể hiện khi giá cổ phiếu công ty ở Hồng Kông đã tăng 16%, buộc các đối thủ đang cố gắng thu hút khách hàng bằng các biện pháp mới.
Chốt phiên giao dịch 2/4, cổ phiếu hãng công nghệ Trung Quốc Xiaomi trên sàn Hong Kong tăng gần 9%. Mã này tăng mạnh sau khi hãng ra mắt xe điện SU7 cuối tuần trước, thu hút sự chú ý lớn của thế giới.
SU7 ra mắt trong bối cảnh thị trường xe điện Trung Quốc đang trải qua cuộc chiến hạ giá khốc liệt. Mẫu xe này có giá bán dưới 30.000 USD cho bản tiêu chuẩn, rẻ hơn Model 3 của Tesla tại Trung Quốc.
Nhờ cổ phiếu tăng giá, vốn hóa của Xiaomi lên 51,8 tỷ USD. Con số này gần bằng giá trị các hãng xe Mỹ là General Motors (52 tỷ USD) và Ford (53 tỷ USD). Trong phiên, có thời điểm vốn hóa Xiaomi lên 55 tỷ USD.
Ước tính cho thấy, thị trường xe điện và hybrid ở Trung Quốc chỉ tăng trưởng 20% trong năm nay thay vì 36% của năm ngoái và thấp hơn nhiều so với 96% trong năm 2022. Cổ phiếu nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới là BYD đã tăng 2,9% trong cùng phiên giao dịch ở Hồng Kông sau khi công ty đặt kỳ vọng tăng sản lượng xe lên 20% vào cuối năm nay.
Các nhà sản xuất xe điện cao cấp hàng đầu khác của Trung Quốc hiện tại là Li Auto, NIO và Xpeng đều đã xuất xưởng một lượng lớn xe điện đến khách hàng trong tháng 3/2024, tuy nhiên các con số đều thấp hơn so với ước tính ban đầu. Về phần BYD, công ty Trung Quốc này chứng kiến mức tăng liên tiếp trong 3 tháng đầu năm, một phần bắt nguồn từ chính sách giảm giá xe điện từ 5% đến 20%.
Thị trường xe điện toàn cầu, từng là một lĩnh vực triển vọng bậc nhất và còn có thể nhận được trợ cấp từ Chính phủ, giờ đã trở thành một đấu trường có tính cạnh tranh cao. Thị trường xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chậm lại năm thứ hai liên tiếp, khi một cơ quan chủ chốt trong ngành dự đoán tăng trưởng doanh số vào năm 2024 chỉ ở mức 25%, giảm từ mức 36% của năm ngoái và 96% vào năm 2022.
Xe điện Xiaomi SU7 đã thu hút sự chú ý ngay từ khi ra mắt nhờ mức giá khởi điểm hấp dẫn chỉ 215,900 Nhân dân tệ (khoảng 740 triệu đồng), thấp hơn khoảng 30,000 Nhân dân tệ (khoảng 103 triệu đồng) so với Tesla Model 3 tại Trung Quốc. Tuy giá thấp nhưng SU7 lại mang lại phạm vi lái xe tối thiểu lên đến 700 km (chuẩn CLTC), nhiều hơn đáng kể so với 606 km của Tesla Model 3. Xiaomi cũng tự hào tuyên bố rằng SU7 vượt trội hơn Model 3 trong 90% các bài kiểm tra điểm chuẩn.
Màn ra mắt ấn tượng của Xiaomi có thể gây ra mối đe dọa cho các đối thủ lâu đời hơn. Các nhà phân tích của Citigroup bao gồm Jeff Chung cho biết các nhà sản xuất ô tô bao gồm XPeng và BYD có thể sẽ điều chỉnh giá để theo kịp sự cạnh tranh.
Số liệu bán hàng xe điện ở Trung Quốc sẽ giúp giới đầu tư có cái nhìn tốt hơn về các khoản đầu tư của mình và sức hút của Xiaomi SU7 trong giai đoạn đầu càng khiến họ cảm thấy yên tâm hơn.