Thị trường công nghệ
Sau 30 năm đổi mới, Năng suất lao động Việt Nam vẫn thấp nhất Đông Nam Á
Lê Cường - Thứ Tư, 28/04/2021 8:22 CH
Vietnet24h - Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước áp lực liên tục từ sự hội nhập toàn cầu và trong khu vực ngày càng sâu sắc. Mặc dù tăng trưởng cao một cách hợp lý trong 25 năm qua, năng suất và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Sáng 28/4, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN), Viện Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo: “Năng suất lao động ở Việt Nam: nguồn gốc và thách thức cho tăng trưởng”.
Các chuyên gia kinh tế chụp ảnh kỷ niệm 
Theo báo cáo tại Hội thảo, năng suất lao động (NSLĐ) là mối quan tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, những số liệu thống kê và các phân tích thực trạng năng suất còn chưa đầy đủ, thảo luận chính sách chưa đủ sâu và mang tính thực tiễn cao. 
 
Các doanh nghiệp không có những lợi thế cạnh tranh đảm bảo để đương đầu với thị trường toàn cầu. Dẫn đến kết quả là, sự tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế Việt Nam qua 3 giai đoạn từ 1991 – 2019 luôn ở mức thấp chỉ khoảng 5%. 
 
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và Chiến lược (VESS) phát biểu: cần có một chương trình về năng suất lao động tầm quốc gia để thay đổi tư duy, tầm nhìn từ hệ thống lãnh đạo nhà nước đến từng người dân lao động. 
“Chúng ta sẽ tạo ra các phong trào mạnh giống như Singpore đã làm cách đây 60 năm”, ông Thành nói: “Malaysia, Thái Lan cũng làm như vậy trong quá trình tăng trưởng nhanh của mình”. 
 
Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng có quan điểm đồng thuận: “Đến khi nào ngay cả những người lái xe ôm, taxi cũng tìm cách đi đúng đường, đúng luật, lại nhanh chóng đến địa điểm cần đến thì lúc đó chúng ta sẽ có được năng xuất lao động cao trong toàn xã hội”. 
 
Khảo sát năm 2017, NSLĐ của Việt Nam trong hầu hết các ngành đều ở mức thấp nhất so với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, thua kém cả Campuchia trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, chỉ hơn về nông lâm thủy sản. 
 
“Nhật Bản và Hàn Quốc, NSLĐ đều tăng 10% ở những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh. Trong khi đó, Việt Nam cao nhất cũng chỉ loanh quanh mốc 5%”, TS. Thành cho biết.  
 
Mới đây, Đại hội XIII của Đảng ‘cũng chỉ dám’ đặt ra mục tiêu tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2025 một cách khiêm tốn là 6,5%/năm. Nhưng cũng được coi là một thách thức khi năng suất lao động tại Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại. 
 
Ngoài nguyên nhân dịch chuyển cơ cấu ngành nghề, báo cáo của Hội thảo tập trung nghiên cứu 3 khu vực kinh tế nhà nước, FDI và tư nhân coi là trọng điểm chính. 
 
Theo nghiên cứu, nguyên nhân của NSLĐ thấp là do Khu vực kinh tế FDI giảm sút và trì trệ. Đặc biệt NSLĐ trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo không cao do thay đổi nội dung hoạt động. Trước năm 2000, các doanh nghiệp FDI sử dụng vốn lớn và công nghệ chiếm đa số. Sau đó, chuyển sang sử dụng lao động giá rẻ, tay nghề thấp, ít cải tiến máy móc công nghệ cũng như nâng cao tay nghề cho người lao động, dẫn đến NSLĐ giảm. 
 
“Chính phủ Việt Nam đã thất bại trong việc nâng cấp ngành theo NSLĐ”, TS. Nguyễn Đức Thành phân tích: “Các doanh nghiệp FDI coi Việt Nam là nơi diễn ra các công việc đơn giản. Họ không đầu tư công nghệ cũng như đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Nếu tiền lương tiếp tục tăng, các FDI sẽ đơn giản là rời khỏi Việt Nam tạo nên tình huống bẫy thu nhập trung bình điển hình”. 
 
Đối với khu vực kinh tế tư nhân, NSLĐ vẫn còn thấp do nguồn lực về vốn ít và không được nhiều ưu đãi như các doanh nghiệp nhà nước. “Cần một thời gian dài để khu vực này tích lũy vốn, và Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn, giảm những phiền nhiễu gây cản trở cho sự phát triển”, ông Thành khuyến nghị. 
 
NSLĐ trong khu vực kinh tế nhà nước có vẻ là điểm sáng nhất, khi tiếp tục tăng trưởng hơn so với 2 khu vực kinh tế trên. Các DNNN đã thực hiện nhiều cuộc cải cách, tinh gọn bộ máy, cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nên NSLĐ tăng lên. Song, theo ông Nguyễn Đức Thành, nguyên nhân của việc luôn đạt tăng năng suất lao động cao ngay cả trong thời kỳ Covid – 19, khi các khu vực tư nhân và FDI gặp khó khăn là do được ưu đãi sử dụng vốn lớn và có nhiều sự bảo hộ từ Chính phủ. 
 
 “Tuy NSLĐ tăng cao, nhưng khu vực kinh tế nhà nước không phải là hình mẫu lý tưởng cần nhân rộng ra trong nền kinh tế”, ông Thành khẳng định: “Họ được rất nhiều ưu đãi và chiếm dụng vốn rất lớn”. 
 
Trước đó, thông tin tại Hội thảo do của Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hồi đầu tháng 4 cho biết, khu vực kinh tế nhà nước được sử dụng 60% ngân sách nhưng chỉ tạo ra 40% GDP so với khu vực kinh tế khác nên chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi. 
 
Ở Hội thảo đó, 12 đại án doanh nghiệp nhà nước nhằm minh bạch và cải thiện bộ máy quản lý để tăng hiệu quả kinh tế đã được các chuyên gia phân tích. Nhưng khi được hỏi, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện chiến lược cạnh tranh chỉ ngao ngán cho rằng ông “vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm” đâu cả!
Phiên 2 tọa đàm
Theo ông Nguyên Đức Thành, khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa sản xuất hàng may mặc, dày dép và các thiết bị điện tử để xuất khẩu dưới sự hướng dẫn và quản lý của nước ngoài, cần phải đạt được hiệu suất cao để có thể gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sau đó dần dần nâng cấp từ ‘giá rẻ, phổ thông’ thành ‘hàng chất lượng cao, thượng lưu’. Mục tiêu cuối cùng các quốc gia nên hướng tới là trở thành nước tạo ra các hàng hóa dịch vụ mới, có khả năng đáp ứng được đòi hỏi khắt khe trên toàn cầu, từ đó mang lại lợi nhuận cao cho những người phát minh và thương mại hóa chúng. 
 
Ông Phạm Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI cho rằng, tăng năng suất lao động cần gắn với phát triển kinh tế bền vững. “Chúng ta không tăng năng suất bằng mọi giá”. 
 
Hiện nay, Việt Nam chưa có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm về năng suất lao động mà chia đều cho 3 cơ quan là Bộ Lao động, Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cần thành lập một Ban quản lý chịu trách nhiệm năng suất lao động ở Việt Nam. 
UNDP: Chỉ số đánh giá môi trường bản địa Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 141/180 Vietnet24h - Tăng trưởng kinh tế nhanh là kết quả nỗ lực của Việt Nam những thập niên gần đây. Nhưng để đạt đến sự bền vững, thì bảo vệ môi trường và kinh doanh có trách nhiệm cần được coi trọng trước nhất. Việt Nam không thể chọn cách phát triển như cũ.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Black Myth: Wukong ra mắt bản mở rộng đầu tiên vào đầu năm 2025 Vietnet24h - Black Myth: Wukong không chỉ gặt hái thành công khủng ngay từ khi ra mắt mà còn chuẩn bị phát hành bản mở rộng đầu tiên vào đầu năm 2025. Các fan của Tôn Ngộ Không sẽ được trải nghiệm những trận đánh đỉnh cao cùng cốt truyện lôi cuốn.
Sony ra mắt PlayStation 5 Pro nâng cấp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh máy chơi game Vietnet24h - Hôm qua, thứ ba (10/9), Sony đã tiết lộ phiên bản nâng cấp của máy chơi game PlayStation 5, có tên là PlayStation 5 Pro.
Black Myth: Wukong bứt phá doanh số, trở thành hiện tượng game mới Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai dựa trên tiểu thuyết Tây Du Ký, đang khiến làng game toàn cầu xôn xao với thành tích ấn tượng: bán được 10 triệu bản chỉ trong hơn ba ngày kể từ ngày phát hành. Thành tích này không chỉ xác lập một kỷ lục mới mà còn cho thấy sự bùng nổ của trò chơi trong giới game thủ.
Anh tiên phong phát triển mạng lượng tử, đặt nền móng cho tương lai an ninh mạng không thể bị xâm phạm Vietnet24h - Chính phủ Anh đang đặt nền móng cho một tương lai an ninh mạng vượt trội bằng cách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng mạng dựa trên vật lý lượng tử, với hy vọng tạo ra một hệ thống không thể bị hack. Đây là bước tiến quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng tin tặc đánh cắp thông tin, một thách thức đang ngày càng gia tăng trong kỷ nguyên số.
Mở rộng thị trường máy tính giá rẻ: Qualcomm ra mắt Snapdragon X Elite với mức giá 700 EUR Vietnet24h - Qualcomm đã công bố kế hoạch táo bạo cho năm tới, khi máy tính tích hợp chip Snapdragon X Elite sẽ được bán ra với mức giá bất ngờ: chỉ 700 EUR. Đây là động thái chiến lược nhằm tạo ra một cú sốc trên thị trường máy tính để bàn, nơi mà Qualcomm dự định mở rộng sự hiện diện của mình để cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn như Intel và AMD.
Microsoft công bố máy chơi game Xbox hoàn toàn kỹ thuật số, tựa game 'Doom' tại Games Showcase Vietnet24h - Microsoft đã khai mạc Triển lãm trò chơi Xbox hàng năm vào Chủ nhật, công bố phiên bản hoàn toàn kỹ thuật số mới của bảng điều khiển Xbox Series X và S cũng như các đoạn giới thiệu cho hơn chục trò chơi, bao gồm cả phần tiếp theo của "Call of Duty".
Giám đốc điều hành Intel thề sẽ tăng cường hợp tác với Samsung, LG trên PC có tính năng AI Vietnet24h - Một giám đốc điều hành cấp cao của Intel hôm thứ Tư (5/6) cho biết, gã khổng lồ chip của Mỹ sẽ mở rộng hợp tác với Samsung Electronics và LG Electronics cho máy tính cá nhân hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI).
LG Display cung cấp hai màn hình OLED song song cho Dell Vietnet24h - LG Display đã cung cấp tấm nền OLED song song hai lớp cho máy tính xách tay của Dell.
Cổ phiếu của Dell giảm 18% khi máy chủ AI được bán với tỷ suất lợi nhuận gần như bằng 0 Vietnet24h - Cổ phiếu Dell giảm hôm thứ Sáu do lo ngại về lợi nhuận của công ty và tình trạng tồn đọng máy chủ AI của công ty.
Samsung Electronics trình làng máy tính xách tay AI trên thiết bị mới Galaxy Book 4 Edge Vietnet24h - Hôm qua, thứ Năm (30/5), Samsung Electronics cho biết máy tính xách tay hỗ trợ trí tuệ nhân tạo mới của họ sẽ có mặt trên toàn cầu vào tháng tới như một phần trong kế hoạch dẫn đầu kỷ nguyên AI.
Xiaomi giành vị trí thứ hai, Apple tụt hạng trước khi bán iphone 16 Vietnet24h - Lần đầu tiên sau hơn hai năm, Apple đã bị Xiaomi vượt qua về doanh số trên thị trường smartphone toàn cầu. Theo số liệu mới nhất từ Counterpoint Research, trong tháng 8/2024, Apple đã rơi xuống vị trí thứ ba, đứng sau hai đối thủ là Samsung và Xiaomi. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi Xiaomi lần đầu giành được vị trí thứ hai kể từ tháng 8/2021.
Google có thể chuyển sản xuất Tensor G5 từ Samsung sang TSMC vào năm tới Vietnet24h - Năm ngoái, Samsung Electronics đã thành công trong việc bảo đảm đơn đặt hàng Tensor G4 của Google, làm dấy lên kỳ vọng đáng kể rằng công ty này sẽ tiếp tục sản xuất bộ xử lý ứng dụng di động (AP) thế hệ tiếp theo của Google.
Dòng chip Amd Krackan sẽ cạnh tranh trong thị trường laptop phổ thông vào năm 2025 Vietnet24h - AMD đã chính thức xác nhận sẽ ra mắt dòng CPU mới mang tên Krackan vào đầu năm 2025, nhắm đến phân khúc laptop phổ thông, mini PC và hệ thống AI. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng thị phần của hãng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ di động và trí tuệ nhân tạo.
BOE ra mắt tấm nền OLED tiên tiến hơn so với Samsung Display và LG Display Vietnet24h - Nhà sản xuất màn hình lớn nhất Trung Quốc BOE đã tiết lộ một tấm nền diode phát sáng hữu cơ (OLED) mới có khả năng thể hiện màu sắc cao nhất thế giới, đe dọa Samsung Display và LG Display đang thống trị thị trường tấm nền OLED thế giới.
Sự cạnh tranh giữa Samsung và Apple tiếp tục khi iPhone AI đầu tiên ra mắt Vietnet24h - Apple đã ra mắt thế hệ đầu tiên của dòng điện thoại thông minh tập trung vào trí tuệ nhân tạo, iPhone 16 và iPhone 16 Pro mới, được mong đợi sẽ cạnh tranh với đối thủ Galaxy S24 của Samsung Electronics, được quảng cáo là "điện thoại thông minh AI đầu tiên trên thế giới".
Intel có thể bán mảng thiết kế chip PC cho Qualcomm Vietnet24h - Qualcomm, gã khổng lồ trong ngành công nghiệp vi xử lý, đang có ý định thâu tóm mảng thiết kế chip cho máy tính cá nhân (PC) của Intel. Động thái này nhằm mở rộng danh mục sản phẩm của Qualcomm, theo thông tin từ Reuters.
Các hãng công nghệ Trung Quốc tỏa sáng tại IFA 2024, đe dọa các gã khổng lồ điện tử lâu đời Vietnet24h - Các thương hiệu điện tử nổi tiếng đến từ Trung Quốc như TCL, Haier và Hisense, chiếm không gian rộng lớn tại địa điểm tổ chức sự kiện IFA2024, tại Messe Berlin, đã gây ấn tượng với khán giả bằng công nghệ và các sản phẩm tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Trung Quốc mua thiết bị sản xuất chip trị giá 12 tỷ đô la Mỹ trong quý 2 năm nay Vietnet24h - Nhu cầu tăng cao ở Trung Quốc đã giúp nâng thu nhập toàn cầu từ thiết bị bán dẫn lên 4%, mặc dù có sự suy giảm ở các thị trường lớn.
Qualcomm tăng cường thách thức Intel và AMD với chip PC AI mới nhất Vietnet24h - Qualcomm đã ra mắt bộ vi xử lý Snapdragon X Plus 8 nhân nhằm đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực PC AI, cạnh tranh với Intel và AMD.
Doanh số bán dẫn của Hoa Kỳ vượt qua doanh số bán dẫn của Trung Quốc trong tháng 7 Vietnet24h - Lần đầu tiên sau hơn năm năm, doanh số bán chip tại Mỹ đã vượt qua doanh số bán chip tại Trung Quốc với doanh số bán chip tại Mỹ trong tháng 7 là 15,4 tỷ đô la và doanh số bán chip tại Trung Quốc trong tháng 7 là 15,2 tỷ đô la.
Samsung thu hút người tiêu dùng Đức bằng tiếp thị dựa trên trải nghiệm Vietnet24h - Samsung Electronics đang mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường thiết bị gia dụng châu Âu bằng một chiến lược tiếp thị cho phép người tiêu dùng trải nghiệm các tính năng trí tuệ nhân tạo của mình.
Samsung hướng đến thị trường B2B với các giải pháp AI Vietnet24h - Samsung Electronics đã giới thiệu các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) nhắm vào thị trường doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) trong triển lãm IFA 2024 tại Berlin, với kế hoạch giới thiệu các căn hộ, văn phòng, cửa hàng và nhà ở chung được hỗ trợ bởi AI trong tương lai gần.
Samsung sẽ nới rộng khoảng cách với các đối thủ Trung Quốc bằng TV AI Vietnet24h - Samsung Electronics cho biết họ tự tin duy trì vị trí số 1 trên thị trường TV toàn cầu bằng cách nới rộng khoảng cách với các đối thủ Trung Quốc bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến.
Apple mở rộng sản xuất sang Ấn Độ với iPhone 16 Pro Vietnet24h - Apple có thể sẽ sản xuất iPhone 16 Pro tại Ấn Độ, đánh dấu bước tiến mới trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, hãng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng và sản lượng tại thị trường mới này.
Samsung dẫn đầu doanh số bán TV toàn cầu Vietnet24h - Trong khi Samsung Electronics vẫn giữ vững vị trí số 1 với tư cách là nhà sản xuất TV trong nửa đầu năm nay, các đối thủ Trung Quốc dường như đang tăng tốc để thu hẹp khoảng cách với họ.
Lượng hàng TV toàn cầu tăng trưởng trở lại sau một năm bắt đầu từ quý 2 năm nay Vietnet24h - Thị trường TV toàn cầu tăng trưởng lần đầu tiên sau bốn quý vào quý 2 năm 2024 nhờ Thế vận hội Olympic Paris.
Thị phần điện thoại gập dự kiến tăng: Apple chờ đợi hay từ bỏ cơ hội? Vietnet24h - Dù thị phần điện thoại gập được dự báo tăng mạnh, TrendForce cho biết phân khúc này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ và dự kiến sẽ tăng lên vào năm 2028. Việc Apple chưa vội vàng tham gia có thể để tránh rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Apple chính thức ngừng sản xuất iPhone 5s và iPod touch thế hệ thứ 6 Vietnet24h - Trong thông báo mới nhất, Apple đã xác nhận dừng sản xuất iPhone 5s, một trong những sản phẩm được người dùng ưa chuộng. Đồng thời, iPod touch thế hệ thứ 6 cũng kết thúc cuộc hành trình của mình.
Samsung muốn đòi lại vị trí dẫn đầu đối với dòng điện thoại gập Vietnet24h - Sự cạnh tranh trên thị trường điện thoại thông minh màn hình gập đang ngày càng khốc liệt.
Thị trường Trung Quốc chứng kiến sự bùng nổ doanh số iPhone, tăng trưởng vượt bậc đạt 52% Vietnet24h - Tính đến hiện tại, doanh số iPhone tại thị trường Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, đạt con số ấn tượng là 52%. Sự thành công này không chỉ là minh chứng cho sức mạnh của thương hiệu mà còn là kết quả của chiến lược kinh doanh hiệu quả.