Phát biểu tại phiên họp Quốc hội ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Netflix và Apple TV hiện không nộp thuế tại Việt Nam, nói rằng các nền tảng nước ngoài ước kiếm được 44 triệu USD doanh thu mỗi năm từ số lượng thuê bao đang tăng mạnh tại Việt Nam nhưng chưa bao giờ nộp thuế.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại cuộc họp Chính phủ rằng, “Các công ty trong nước phải tuân thủ các quy định về thuế và nội dung, trong khi các công ty đó lại đứng ngoài cuộc và rõ ràng đó là hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh. Ngoài ra, một số nội dung trên Netflix đã vi phạm các quy định liên quan đến chủ quyền và lịch sử đất nước, cũng như văn hóa sử dụng ma túy và tình dục trên màn ảnh”.
Ông Hùng cho biết Việt Nam hiện có 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cho khoảng 14 triệu thuê bao, doanh thu khoảng 9.000 tỷ đồng/năm. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền qua Internet của các nền tảng xuyên biên giới như Netflix, Apple TV, WeTV (Trung Quốc) đang cung cấp tại Việt Nam vào khoảng 1 triệu đơn vị, doanh thu ước tính gần 1.000 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trong nước cơ bản phải tuân thủ quy định về cấp phép, biên tập nội dung, nộp phí đóng thuế. Ghi nhận trong quý I/2020, truyền hình truyền thống giảm khoảng 1 triệu thuê bao.
Netflix cho biết họ không có kế hoạch đặt máy chủ hay mở văn phòng đại diện tại Việt Nam tại thời điểm này. Trong một tuyên bố với Reuters, công ty cho biết họ sẽ tiếp tục tham gia với chính phủ để thảo luận về các quy định liên quan đối với các dịch vụ truyền phát video để có thể hoạt động suôn sẻ tại Việt Nam, người phát ngôn của Netflix cho biết, “chúng tôi ủng hộ một cơ chế thuận lợi để giúp các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam như Netflix tìm kiếm doanh thu và nộp thuế. Nhưng hiệu nay vẫn chưa có cơ chế như vậy”.
Trong một thông báo, Netflix cho biết họ ủng hộ việc thực thi một cơ chế giúp các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Netflix có thể nộp thuế tại Việt Nam, song hiện vẫn chưa có một cơ chế như vậy.
Đề cập đến giải pháp, Bộ trưởng Hùng cho rằng cần sửa đổi nghị định về quản lý cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trên Internet nhằm quản lý nền tảng xuyên biên giới. Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo xong văn bản và đang trình Chính phủ xem xét.