Báo cáo cũng cho biết ZTE hy vọng rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ sớm có thể đạt được thỏa thuận loại bỏ lệnh cấm đã kiến công ty này phải dừng gần như tất cả các hoạt động chính, mất khách hàng và đối mặt với chi phí gia tăng.
Hãng viễn thông và sản xuất điện thoại di động ZTE phụ thuộc vào linh kiện Mỹ, ví dụ chip Qualcomm Inc để sản xuất điện thoại và thiết bị hệ thống. Lệnh cấm kéo dài 7 năm có nguyên nhân từ việc hãng này phá vỡ quy định trừng phạt mà Mỹ áp với Iran.
Do ZTE vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Chính phủ Mỹ cấm các công ty nước này cung cấp linh kiện cho ZTE trong vòng 7 năm dẫn đến công ty này phải dừng hoạt động. Hiện tại, ZTE đã có sẵn kế hoạch mang tên "T0" để sẵn sàng cho các nhà máy đang ngừng hoạt động sẽ có thể nhanh chóng vận hành trở lại chỉ vài giờ sau khi Washington đồng ý giỡ bỏ lệnh cấm.
ZTE, công ty có trụ sở ở Thẩm Quyến, phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện Mỹ, như con chip từ hãng Qualcomm, để sản xuất các sản phẩm như điện thoại thông minh và thiết bị mạng viễn thông.
Trong ngày thứ Ba, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang xem xét lại các biện pháp phạt với ZTE, thay vào đó, ông có thể buộc ZTE nộp phạt hơn 1 tỷ USD.
Biện pháp trừng phạt ZTE mà phía Mỹ đưa ra đã khiến các khách hàng tiềm năng của ZTE chán nản trong khoảng thời gian nửa đầu năm vô cùng quan trọng với ngành IT, thậm chí một số khách hàng còn bỏ các hợp đồng đã ký. ZTE hiện đang trong cảnh "như ngồi trên đống lửa", khi mỗi ngày vẫn phải bỏ ra 80-100 triệu Nhân dân tệ chi phí hoạt động, mà phần lớn 75.000 nhân viên của công ty không có việc để làm.
Tháng 4/2018, Bộ Thương mại Mỹ chỉ ra ZTE đã trả đầy đủ lương thưởng cho nhân viên có liên quan đến vụ việc phi pháp trên, không khiển trách họ và nói dối với giới chức Mỹ. Chính những lý do trên khiến Mỹ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu công nghệ Mỹ cho ZTE trong 7 năm, cổ phiếu ZTE trên sàn Thâm Quyến và sàn Hồng Kông bị ngừng giao dịch.
Giới quan sát cho rằng căng thẳng có thể dễ dàng leo thang. Đã có một số lo ngại rằng Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt tương tự như đối với ZTE lên Huawei, nhà sản xuất điện thoại di động và thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc. Tháng trước, Bloomberg đưa tin nói rằng Mỹ đang thực hiện một cuộc điều tra nhằm xác định xem liệu Huawei có vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.