Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Chuỗi cung ứng Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), tổ chức hội thảo trực tuyến nhằm tạo môi trường tham vấn và đối thoại chia sẻ giữa các doanh nghiệp điện và điện tử với cơ quan quản lý Việt Nam về dự thảo nghị định hướng dẫn luật bảo vệ môi trường năm 2020 về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) liên quan đến tái chế và xử lý chất thải điện tử.
Đây là một hội thảo tương tác với mục đích chia sẻ các phương pháp hay nhất và đưa ra ý kiến của khu vực tư nhân để hỗ trợ xây dựng khuôn khổ quy định về xử lý rác thải, chất thải điện tử.
Quản lý hợp lý về mặt môi trường đối với rác thải điện và điện tử hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng và thách thức nhất, không chỉ đối với các quốc gia mới nổi mà trên toàn thế giới. Ở quy mô toàn cầu, IFC coi đây là Khu vực Trọng tâm Chiến lược cho các cơ hội tạo thị trường chứng tỏ sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc Giảm phát thải GHG, điều này cũng tạo ra các tác động phát triển chính và điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với Thỏa thuận Paris.
Tính bền vững của chuỗi giá trị trong ngành Điện và Điện tử (E&E) của Việt Nam đang được đặt ra. Thiếu các chính sách công nghiệp tập trung vào môi trường cụ thể dẫn đến hạn chế đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế chất thải chính thức. Ví dụ, so với các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với 20 dạng rác thải điện tử được ghi nhận là phải thu gom và tái chế đúng cách, thì con số của Việt Nam chỉ đứng ở mức một do môi trường kém phát triển và thiếu quy định (Giám sát chất thải điện tử toàn cầu 2020 - Global E-Waste Monitor 2020).
Mặc dù các quy định về Bảo vệ Môi trường đã yêu cầu các công ty có trách nhiệm trong việc tái chế và xử lý chất thải điện tử, nhưng không có định nghĩa nào về chất thải điện tử được cung cấp trong các quy định hiện hành. Năm nay, lần đầu tiên Việt Nam sẽ đưa ra các quy định cụ thể để giải quyết vấn đề trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong việc tái chế và xử lý chất thải sản phẩm của các nhà sản xuất và nhập khẩu tại Việt Nam.
Do đó, IFC đã tiến hành hỗ trợ cơ quan quản lý xem xét kỹ thuật dự thảo quy định tập trung vào xử lý chất thải điện tử và kết nối bộ phận pháp lý của Bộ TNMT với các công ty điện và điện tử của Việt Nam thông qua mạng lưới Chương trình Phát triển Cung ứng (SDP) đã hoàn thành gần đây của Tổ chức IFC.
Sự kiện đã thu hút trên 65 người tham gia, là đại diện đến từ các công ty FDI và công ty điện và điện tử trong nước, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực liên quan.
Hội thảo đã mang đến cho khán giả phần trình bày thú vị của Tiến sĩ Bernd Kopacek, Chuyên gia quốc tế về chất thải điện tử của IFC chia sẻ các thông lệ quốc tế và các khuyến nghị cho Việt Nam.
Với kinh nghiệm dày dặn trong hệ thống quản lý của Châu Âu hoạt động tại 28 quốc gia và kinh nghiệm trong việc chính thức hóa lĩnh vực rác thải điện tử phi chính thức ở Châu Âu, Ấn Độ, Châu Phi, Tiến sĩ Kopacek đã chia sẻ những điểm quan trọng để thực hiện Rác thải điện tử tại Việt Nam, chẳng hạn như: (i) Tập trung vào nâng cao nhận thức cho cả người dân và công ty; (ii) Thiết lập cơ sở hạ tầng thu gom phù hợp; (iii) Bắt đầu nhỏ và phát triển với số lượng lớn để xử lý (tháo dỡ thủ công, đầu tư thiết bị thấp, xử lý di động,…); (iv) Chính thức hóa khu vực phi chính thức; (v) Không quên tái sử dụng và sửa chữa sản phẩm; và (vi) Thực thi để đảm bảo “sân chơi bình đẳng” cho tất cả các bên tham gia.
Trong phiên thảo luận, đại diện bộ phận pháp lý của Bộ TNMT đã nhận được sự tham vấn và trao đổi thảo luận với khoảng 15 diễn giả đến từ các công ty điện và điện tử tại Việt Nam, bao gồm Vietnam Recycle, HP, Canon, Panasonic, Mitsubishi Electric, An Phat Group và Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản. Hầu hết các câu hỏi đều đề cập đến các mối quan tâm của các công ty xung quanh vấn đề quản trị, cơ cấu và quy trình thực hiện. Ví dụ như thành lập và điều hành hội đồng EPR quốc gia và văn phòng EPR Việt Nam, tính toán tỷ lệ tái chế, thu gom bắt buộc, đóng góp tài chính cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam cũng như tiến trình thực hiện hiệu quả do tác động nặng nề của đợt bùng phát COVID-19 đang diễn ra.
Đây là khoảng thời gian đầy thách thức đối với hầu hết các công ty, bao gồm cả các nhà sản xuất chuỗi cung ứng của lĩnh vực điện và điện tử. Song, với tác động của đại dịch Covid 19, các công ty Việt Nam được kỳ vọng sẽ kiên cường hơn để phục hồi và phát triển bền vững, nhằm đạt được nhiều cơ hội kinh doanh hơn trên toàn cầu tái phân bổ chuỗi giá trị thông qua FDI.
Trong hành trình này, IFC hy vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ Chuỗi cung ứng của Việt Nam cũng như mong muốn làm việc chặt chẽ với Bộ TNMT và Hiệp hội VEIA, các bên liên quan khác trên thị trường và các công ty để hoàn thiện các quy định, áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất có liên quan, soạn thảo các hướng dẫn cụ thể tiếp theo và xây dựng năng lực để vận hành các quy định đó. Từ đó tạo cơ hội thu hút sự tham gia chuyên nghiệp của khu vực tư nhân thông qua các khoản đầu tư.