Ngay từ đầu năm nay, Đài Loan đã nổi lên như một nguồn cung cấp chất bán dẫn tiên tiến quan trọng cho cả thế giới, khi các nền kinh tế sản xuất ô tô bao gồm Đức, Nhật Bản và Mỹ đều gây áp lực buộc Đài Loan phải tăng sản xuất chip ô tô trong bối cảnh thiếu hụt chip toàn cầu. Chính quyền Đài Loan coi sản xuất chip là một lợi thế chiến lược để giữ cho hòn đảo mà Trung Quốc luôn coi là một phần lãnh thổ của mình an toàn trước mọi xung đột địa chính trị.
Thông tin này được đưa ra chỉ một ngày sau khi đối thủ Intel của Mỹ tiết lộ về kế hoạch muốn giành lại ngôi vương ngành chip từ TSMC và Samsung Electronics trong năm sau.
"Chất bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế của Đài Loan", Thứ trưởng Kinh tế Lin Chuan-neng cho biết tại cuộc họp của Ủy ban đánh giá môi trường. "Chính phủ sẽ giúp TSMC đạt được các mục tiêu về môi trường trong khi tiếp tục xây dựng các công nghệ tiên tiến", Thứ trưởng nhận đinh.
Theo lời các quan chức nói với Nikkei Asia, việc TSMC đa dạng hóa một số hoạt động sản xuất ra khỏi Đài Loan sẽ làm suy yếu tầm quan trọng chiến lược của vùng lãnh thổ này trong dài hạn, điều đó khiến chính quyền Đài Loan phải nỗ lực tìm cách giữ lại công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của công ty. “TSMC mở rộng dấu chân ra nước ngoài không phải là điều xấu. Nhưng từ góc độ địa chính trị, việc TSMC xây dựng công nghệ tiên tiến ngay trên quê nhà là điều rất quan trọng đối với Đài Loan”, nguồn tin chính phủ cho hay.
Theo kế hoạch, nhà máy chip 2 nm sẽ được đặt tại thị trấn Baoshan của Tân Trúc và có diện tích gần 50 mẫu Anh. Nhà máy dự kiến sẽ sử dụng 98.000 tấn nước mỗi ngày, khoảng 50% tổng lượng nước tiêu thụ hằng ngày của TSMC trong năm 2020. Được biết, TSMC đã hứa sẽ sử dụng 10% nước tái chế vào năm 2025 và tiến tới mục tiêu dùng 100% nước tái sử dụng vào năm 2030 tại cơ sở Baoshan.
Ngoài nhà máy mới sắp được thi công, TSMC đang xây dựng một cơ sở chip 5 nm ở bang Arizona của Mỹ, mở rộng công suất 28 nm ở Nam Kinh, Trung Quốc, đồng thời không ngừng để mắt đến các cơ sở mới ở Nhật Bản và Đức.
Nhà sản xuất bộ vi xử lý TSMC được cho là đã lên kế hoạch sử dụng chip 3 nanomet cho iPhone 14 năm 2022 và Apple đã mua toàn bộ công suất của hãng. Tuy nhiên, giờ đây, công ty đang bắt đầu xây dựng một nhà máy mới ở Tân Trúc, Đài Loan, nơi sẽ sản xuất bộ vi xử lý 2 nanomet.
Con chip 2nm dự kiến có mặt sớm nhất trên iPhone 15 hoặc iPhone 16 trong vài năm tới. Với việc thúc đẩy sản xuất con chip này, Apple đã đủ tự tin để đối đầu với các flagship Android trong những năm tiếp theo. Còn năm nay, dòng iPhone 13 mới chỉ được dùng chip 5nm thế hệ tiếp theo.