Tin Hoạt động
Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử và tự động hóa: Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Tiểu Phương - Thứ Năm, 13/06/2024 10:04 SA
Vietnet24h - Ngày 12/6 tại Bắc Ninh đã diễn ra triển lãm Confex kết hợp với Hội thảo “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” do Công ty RX Tradex và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2024 với nhiều biến động và rủi ro sẽ tiếp tục tạo nên những cơ hội và thách thức đan xen đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã đóng góp một phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức như sự suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng ấn tượng. Chỉ trong quý I/2024, ngành này đã ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu với giá trị 30,5 tỷ Đô la Mỹ, chiếm trên 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong quý I.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, UVBCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nêu bật cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng ngành điện tử Việt Nam. Chuỗi cung ứng được đầu tư tương đối đầy đủ nhưng mạnh về sản xuất gia công linh kiện, cụm linh kiện. Theo sau các dự án FDI lớn về gia công lắp ráp của các ông lớn đầu chuỗi, những năm kế tiếp sau đó, số lượng dự án và vốn đầu tư vào hạng mục sản xuất gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện gia tăng đáng kể. Năm 2021, Foxconn đầu tư 453 triệu USD SX lắp ráp máy tính bảng, đầu năm 2023, công ty con của Foxconn cũng đã đầu tư 621 triệu USD để sản xuất linh kiện điện tử cho máy tính và bo mạch chủ. Việt Nam trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được minh chứng qua các khoản đầu tư lớn của các nhà cung cấp hàng đầu như Foxconn, Pegatron, …Sự phát triển này đồng nghĩa với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, để duy trì và phát triển sức mạnh cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp trong ngành cần phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là về yêu cầu ngày càng cao về bền vững từ các thị trường xuất khẩu. Các tiêu chuẩn sản xuất xanh, sạch, an toàn và kiểm soát minh bạch chuỗi cung ứng đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm và áp dụng các giải pháp sáng tạo và bền vững trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mình.

ESG (Environmental, Social, and Governance) và KTTH (Kinh tế Tuần hoàn) là hai khái niệm quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp. Mặc dù chúng có điểm khác biệt, nhưng cùng nhằm đến một mục tiêu chung là tạo ra giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội.

ESG cung cấp một khuôn khổ để đánh giá và cải thiện hiệu suất bền vững của doanh nghiệp bằng cách tập trung vào ba phương diện: môi trường, xã hội và quản trị. Việc thực hiện các tiêu chuẩn ESG giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý rủi ro, nâng cao uy tín và niềm tin từ cộng đồng, nhà đầu tư và khách hàng, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

KTTH là một mô hình kinh tế cụ thể hướng đến việc đạt được sự bền vững thông qua việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải. Các bước thực hành KTTH thường bao gồm thực hiện nguyên tắc “3R”: Reduce (Giảm khí thải/phát thải), Reuse (Tái sử dụng) và Recycle (Tái chế). Trong đó, ưu tiên thực hiện Reduce và Reuse để giảm thiểu lượng chất thải và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Bằng cách kết hợp ESG và KTTH, các doanh nghiệp có thể xây dựng và thực thi chiến lược phát triển bền vững hiệu quả, đồng thời tạo ra giá trị dài hạn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Bên cạnh đó, trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp ở mọi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Đây là một phần không thể thiếu của việc đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn, và bền vững.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nắm bắt được cơ hội thị trường từ các hiệp định này, các doanh nghiệp cần phải hiểu và tuân thủ các cam kết và yêu cầu của thị trường các nước đối tác. Bên cạnh những yêu cầu về năng suất và chất lượng, các đối tác nước ngoài đang ngày càng có xu hướng đặt ra thêm những yêu cầu liên quan đến lao động, xã hội, môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Xu hướng này đang được đẩy mạnh bởi các quy định về trách nhiệm thẩm định liên quan đến phát triển bền vững đã được ban hành ở một số quốc gia trong số đó bao gồm Đạo luật mới của Đức về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong Chuỗi cung ứng được thông qua vào tháng 7 năm 2021 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) và Dự thảo Chỉ thị của Liên minh Châu Âu về thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp được thông qua vào tháng 2 năm 2022. Những quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động đánh giá và giảm thiểu rủi ro vi phạm các tiêu chuẩn về lao động, xã hội và môi trường trên toàn chuỗi cung ứng.

Bà Mai Hồng Ngọc – Trưởng phòng Văn phòng Giới sử dụng lao động VCCI chia sẽ những kinh nghiệm và bài học thực tế về Luật tra soát chuỗi cung ứng của Cộng hòa Liên bang Đức (Due Diligence Act). Quá trình hướng dẫn tuân thủ Luật tra soát chuỗi cung ứng của Cộng hòa Liên bang Đức đòi hỏi sự tập trung vào việc xây dựng và triển khai các chính sách và quy trình nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp hoạt động tại Đức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của luật. Các doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro

- Chỉ định người chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp

- Tiến hành phân tích rủi ro thường xuyên

- Đưa ra tuyên bố chính sách

- Đưa ra các biện pháp phòng ngừa trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và đối với các đơn vị cung ứng trực tiếp

- Khắc phục hậu quả khi xảy ra vi phạm

- Thiết lập thủ tục khiếu nại

- Thực hiện các nghĩa vụ thẩm định liên quan đến rủi ro tại các đơn vị cung ứng gián tiếp

- Lập hồ sơ và báo cáo

Nhấn mạnh vấn đề hướng tới sản xuất bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn đó là một mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững, bà Mira Nagy – Quản lý Dự án Hướng tới sự tuần hoàn (Go Circular) của Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ)  tại Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “Nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống duy trì giá trị của sản phẩm, vật liệu và tài nguyên trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và giảm thiểu việc tạo ra chất thải. Điều này có nghĩa là một hệ thống trong đó các sản phẩm được tái sử dụng, sửa chữa, tái sản xuất hoặc tái chế.” – trích dẫn Nền kinh tế tuần hoàn - EUR-Lex (europa.eu).

Dự án Go Circular như một cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy sản xuất bền vững và phát triển kinh tế tuần hoàn. Với sự chú trọng vào việc tái chế, sử dụng lại tài nguyên và giảm thiểu chất thải, dự án này mang lại một loạt các kỳ vọng quan trọng cho doanh nghiệp trong nước.

Một trong những kỳ vọng lớn nhất là khả năng tăng cường cạnh tranh và bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc tham gia vào dự án Go Circular giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, giảm chi phí sản xuất và vận chuyển, từ đó tạo ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Ngoài ra, dự án này cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển hệ thống chuỗi cung ứng có trách nhiệm và bền vững. Việc xây dựng các mối quan hệ với các nhà cung ứng và đối tác kinh doanh có cùng tầm nhìn về sản xuất bền vững không chỉ giúp tăng cường uy tín mà còn thúc đẩy hợp tác và phát triển bền vững trong lâu dài.



Sự kiện “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” hứa hẹn sẽ là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thảo luận về các giải pháp tiên tiến nhằm đáp ứng các yêu cầu mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam.

Nhiều cơ hội giao thương được mở ra cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và Trung Quốc Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị Thông minh (IEAE2024) được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2024 tại SECC TP. Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội giao thương, hợp tác kinh doanh, sản xuất giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE): Định hình một tương lai bền vững với các nhà sản xuất điện tử Vietnet24h - Sáng ngày 23/05/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triễn lãm Sài Gòn SECC đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE).
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Hội thảo quốc tế IPC về Chất Lượng & Độ Tin Cậy Cao tại Việt Nam Vietnet24h - IPC (Institute of Printed Circuits) là Hiệp Hội Thương Mại Toàn Cầu cho Ngành Công Nghiệp Điện Tử thành lập vào năm 1957 tại Hoa Kỳ. Nay là một trong những tổ chức có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất điện tử của Mỹ và thế giới. IPC được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận là Tổ Chức Phát Triển Tiêu Chuẩn.
Hội thảo: “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa”, thông điệp về sản xuất bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn Vietnet24h - Ngày 12 tháng 6 sắp tới sẽ diễn ra hội thảo “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” do Công ty RX Tradex và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức tại Bắc Ninh.
Nhiều cơ hội giao thương được mở ra cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và Trung Quốc Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị Thông minh (IEAE2024) được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2024 tại SECC TP. Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội giao thương, hợp tác kinh doanh, sản xuất giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Mời tham dự Hội thảo “Định hình một tương lai bền vững với các nhà sản xuất điện tử” Vietnet24h - Hội thảo sẽ mang đến những thông tin cập nhật về thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng; Tư vấn tái cấu trúc và chuyển đổi số trong sản xuất điện tử; Cập nhật các tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Âu, Mỹ đối với các nhà sản xuất thiết bị điện tử.
Đón xem Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE): Nơi hội tụ của công nghệ thông minh tiên tiến nhất Vietnet24h - Triển lãm IEAE là triển lãm duy nhất trong lĩnh vực Điện tử & Thiết bị thông minh do Công ty VINEXAD (Bộ Công Thương) và Công ty CHAOYU EXPO đồng tổ chức, diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng 5 sắp tới tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn (SECC), TP HCM.
Hội nghị Thượng đỉnh gia công hiệu suất cao ASEAN 2024: Phụ tùng ô tô, Điện tử và Tự động hóa lắp ráp Vietnet24h - Hội nghị quy tụ hơn 150 đại biểu, bao gồm các chuyên gia sản xuất, diễn giả chuyên môn trong lĩnh vực ô tô, xe máy, phụ tùng ô tô và linh kiện từ nước ngoài và Việt Nam như VASI, VEIA, Vinfast, TechMan Robot, ShareTech,… Sự kiện này không chỉ là cơ hội để các chuyên gia trong ngành chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ mới, quy trình sản xuất tiên tiến mà còn mở ra không gian cho các đại biểu mở rộng mạng lưới, tạo dựng mối quan hệ đối tác mới.
Chương trình kết nối doanh nghiệp tại Triển lãm Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2023 (IEAE) Vietnet24h - Để giúp các đối tác có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) phối hợp cùng Công ty Tổ chức Triển lãm Chaoyu và VINEXAD tổ chức một Chương trình kết nối doanh nghiệp đặc biệt dành cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm, các doanh nghiệp hội viên VEIA và các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.
Cơ hội kết nối với hệ sinh thái chuỗi cung ứng của Việt Nam tại ITAP 2023 Vietnet24h - Trong khuôn khổ Triển lãm Chuyên đối Công nghiệp 4.0 (ITAP2023), hoạt động kết nối với hệ sinh thái chuỗi cung ứng ngành công nghiêp điện tử Việt Nam được diễn ra với phiên kết nối giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Singapore đã tạo tiếng vang lớn và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà triển lãm, các cơ quan chính phủ, các hiệp hội, người mua, người bán và khách tới thăm quan tại ITAP 2023.
Triễn lãm điện tử Hồng Kông 2023: Nơi hội tụ tinh hoa điện tử của thế giới Vietnet24h - Khám phá thế giới cuốn hút của điện tử thế hệ tiếp theo và những ý tưởng mới tiên phong từ hơn 3.200 nhà triển lãm bao gồm các nhà phát triển công nghệ hàng đầu, nhà cung cấp hàng đầu, khởi nghiệp sáng tạo và những bộ óc sáng giá nhất trong ngành từ Triển lãm điện tử Hồng Kông HKTDC (Phiên bản mùa thu) 2023 do Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Electronics Asia tổ chức từ ngày 13/10-16/10/2023.
Samsung giới thiệu giải pháp công nghệ toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp tại Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ & Chế biến Chế tạo 2023 Vietnet24h - Giải pháp hiển thị toàn diện, điều hòa không khí trung tâm, bảo mật di động hỗ trợ nâng tầm giá trị và trải nghiệm doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số 4.0.
Cổ phiếu Nvidia trượt 13% trong ba ngày sau khi trở thành công ty có giá trị nhất Hoa Kỳ Vietnet24h - Cổ phiếu của Nvidia đã giảm 6,7% vào thứ Hai, ngày giảm thứ ba liên tiếp của nhà sản xuất chip này và cổ phiếu hiện giảm 13% so với mức đỉnh vào tuần trước.
Samsung Việt Nam Tổ Chức Tuyển Dụng Kỹ Sư, Cử Nhân Quy Mô Lớn Đợt 1, Năm 2024 Vietnet24h - Ngày 2 tháng 6 năm 2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia – Hà Nội, Samsung Việt Nam tổ chức vòng thi tuyển dụng GSAT (Global Samsung Aptitude Test) đợt I – 2024 cho các Kỹ sư và Cử nhân tốt nghiệp Đại học (Fresh Staff).
Liệu cuộc đình công tại Samsung Electronics sẽ tác động đến việc sản xuất chip? Vietnet24h - Ngày càng có nhiều lo ngại rằng tranh chấp lao động kéo dài có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất chất bán dẫn tại công ty sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới.
Hành trình 'Xe Buýt Solve for Tomorrow' của Samsung đến vùng sâu vùng xa Vietnet24h - Hành trình 'Xe buýt Solve for Tomorrow' của Samsung dự kiến vượt chặng đường hơn 8.000 km, tiếp cận trực tiếp hơn 10.000 học sinh ở các vùng hẻo lánh.
Tăng hiệu suất lao động với tự động hóa khí Vietnet24h - Tự động hóa khí giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thời gian lao động thủ công, tăng cường hiệu suất và nâng cao năng suất làm việc.
VTB – Vinh Dự Đạt Chứng Nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2024 Vietnet24h - Ngày 14/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, sự kiện quan trọng của doanh nghiệp “hàng Việt Nam chất lượng cao” đã diễn ra với sự chứng kiến của nhiều lãnh đạo, doanh nhân và đại diện của báo chí - truyền thông.
Khởi Động Chương Trình Samsung STEM Membership: Nuôi Dưỡng Nhân Tài Ưu Tú Tương Lai Vietnet24h - Ngày 26 tháng 1 năm 2024, Samsung Việt Nam chính thức khởi động Chương trình STEM Membership nhằm tìm kiếm và đào tào nhân tài ưu tú đảm đương trọng trách chủ chốt trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam trong tương lai.
Đối tác của Apple đầu tư 280 triệu USD mở công ty con tại Việt Nam Vietnet24h - Goertek, một trong những bên gia công lớn của Apple, cho biết công ty này sẽ đầu tư lên đến 280 triệu USD để mở công ty con tại Việt Nam, nhằm mở rộng kinh doanh và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Panasonic đặt mục tiêu tăng năng suất trước khi xây dựng nhà máy pin xe điện mới ở Mỹ Vietnet24h - Giám đốc điều hành Tập đoàn Yuki Kusumi thông tin rằng, việc mở cửa kinh doanh lĩnh vực pin mới của Panasonic phải tập trung vào việc tăng năng suất, báo hiệu nhà cung cấp cho Tesla có thể tạm dừng xây dựng nhà máy pin thứ ba ở Bắc Mỹ do nhu cầu về xe điện nguội đi.
Nhà sản xuất xe điện VinFast không đạt mục tiêu giao hàng năm 2023, nhưng quý 4 có tăng trưởng Vietnet24h - VinFast hôm thứ Năm cho biết họ đã giao gần 35.000 ô tô vào năm 2023, thấp hơn mục tiêu ít nhất 40.000 chiếc.
Elon Musk và Shivon Zilis: Một cuộc tình vượt ranh giới Vietnet24h - Tỷ phú công nghệ Elon Musk, người sáng lập Neuralink và Tesla, đã gây chú ý khi được cho là đã có đứa con thứ ba với giám đốc dự án của Neuralink, Shivon Zilis. Cặp đôi này đã có một cặp song sinh vào tháng 12/2021 thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Vợ cũ của Chủ tịch tập đoàn SK bị tòa án ra lệnh rời khỏi trung tâm nghệ thuật Nabi, nơi bà làm giám đốc Vietnet24h - Hôm qua, thứ Sáu (21/6), bà Roh Soh-yeong, người đang tham gia vào vụ kiện giải quyết ly hôn lớn nhất từ ​​​​trước đến nay của Hàn Quốc với Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won, đã bị Tòa án quận trung tâm Seoul ra lệnh rời khỏi tòa nhà SK Group, nơi có bảo tàng nghệ thuật Art Center Nabi, nơi đó bà đang là giám đốc.
Vụ ly hôn đình đám của nhà SK group bước vào giai đoạn mới sau khi tòa sửa sai Vietnet24h - Vụ ly hôn trị giá hàng tỷ USD giữa Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won và vợ ông, Roh Soh-yeong, đã bước sang giai đoạn mới, khi tòa phúc thẩm sửa một lỗi hiếm gặp trong phán quyết tuần này theo yêu cầu của ông Chey.
Chủ tịch SK tuyên bố sai sót nghiêm trọng trong phán quyết ly hôn Vietnet24h - Hôm nay, thứ Hai (17/6), Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won tuyên bố rằng có sai sót nghiêm trọng trong đánh giá của tòa phúc thẩm về sự đóng góp của người vợ ghẻ lạnh của ông đối với sự phát triển của tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc và tuyên bố ý định đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao để xem xét thêm.
Vũ điệu quyền lực và đam mê: Elon Musk trong vòng vây của scandal tình ái Vietnet24h - Trong ánh hào quang của ngành công nghệ, một loạt cáo buộc đang làm lu mờ danh tiếng của Elon Musk. Từ những mối quan hệ không chính thức đến những cáo buộc quấy rối, vụ bê bối tình ái của CEO SpaceX đang trở thành tâm điểm của sự chú ý, khiến dư luận phải suy ngẫm về văn hóa làm việc và đạo đức nghề nghiệp trong thế giới công nghệ hiện đại.
Jensen Huang: Kiến tạo văn hóa đổi mới tại Nvidia Vietnet24h - Trong thế giới công nghệ đầy biến động, Jensen Huang, CEO của Nvidia, đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới quản lý với phương pháp tiếp cận dự án độc đáo, là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho gã khổng lồ chip đồ họa.
Ông chủ Telegram và triết lý sống giản dị: tỷ phú công nghệ với chiếc điện thoại 180 usd Vietnet24h - Trong thế giới công nghệ nơi mà sự xa hoa thường là tiêu chuẩn, Pavel Durov, tỷ phú sáng lập Telegram, lại làm nên điều khác biệt với chiếc điện thoại Samsung giá rẻ. Đây không chỉ là một lựa chọn thiết thực mà còn là minh chứng cho triết lý sống giản dị và tinh thần phục vụ người dùng của ông. Hãy cùng khám phá hành trình và quan điểm sống độc đáo của Durov qua bài viết dưới đây.
CEO Lisa Su của AMD đề cao vai trò của Đài Loan trong cuộc cách mạng công nghệ tại buổi nói chuyện ở Đài Nam Vietnet24h - Theo bà Lisa Su, CEO của AMD, các đối tác trong chuỗi cung ứng của Đài Loan như Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) sẽ rất quan trọng đối với các công nghệ thế hệ tiếp theo của Advanced Micro Devices, Inc (AMD).
Chủ tịch tập đoàn SK xin lỗi vì đã gây ồn ào trong vụ giải quyết ly hôn quy mô lớn Vietnet24h - Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won đã đưa ra lời xin lỗi hôm thứ Hai sau phán quyết giải quyết ly hôn cấp cao của ông – yêu cầu ông phải trả số tiền kỷ lục 1,38 nghìn tỷ won (1 tỷ USD) cho vợ cũ – gây lo ngại cho nhân viên của công ty và các bên liên quan .
Việc giải quyết vụ ly hôn trị giá 1.3 nghìn tỷ won của Chủ tịch Chey sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cổ phần của SK như thế nào? Vietnet24h - Phán quyết về giải quyết ly hôn cấp cao yêu cầu Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won phải trả cho vợ cũ số tiền kỷ lục 1,38 nghìn tỷ won (1 tỷ USD), đã thu hút sự chú ý về cách người đứng đầu chaebol sẽ huy động tiền mặt và tác động có thể có của phán quyết. có thể có trong cơ cấu cổ đông của tập đoàn.