Cảm biến chuyển động giúp người sử dụng không cần chạm vào đồ vật cũng có thể thực hiện thao tác trên đó, như khi bạn có thể giơ ngón tay lên không chạm vào nút vặn mà chỉ xoay ngón tay ở khoảng cách xa nhưng việc vặn nút vẫn được thực hiện. Đó là tương lai mà cảm biến cử chỉ Soli sử dụng công nghệ radar của Google vừa được chính phủ Mỹ đồng ý cho tiếp tục thử nghiệm hướng tới.
Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã chính thức thông qua việc cho phép Google tiếp tục thử nghiệm cảm biến cử chỉ sử dụng công nghệ radar Soli với mức năng lượng cao hơn. Điều này giúp cảm biến có thể hoạt động ngay cả trên máy bay. FCC cho biết quyết định này sẽ có ích cho cộng đồng thông qua việc đem đến một phương pháp điều khiển thiết bị sáng tạo sử dụng công nghệ cử chỉ bàn tay mà không cần chạm.
Project Soli được phát triển từ năm 2015 bởi đội ngũ Advanced Technology and Projects (ATAP) của Google. Hệ thống này dựa trên cử chỉ sử dụng radar chùm rộng để phát hiện và bắt chuyển động của tay, biến chúng thành các lệnh cho thiết bị di động.
Google cho biết cảm biến có thể cho phép người dùng nhấn một nút vô hình giữa ngón cái và ngón trỏ. Các công cụ ảo có độ chính xác xấp xỉ các chuyển động tay người tự nhiên và cảm biến có thể được nhúng trong thiết bị đeo, điện thoại, máy tính và phương tiện đi lại.
Vào tháng 3 vừa qua thì FCC cho phép Google thử nghiệm cảm biến Soli ở khoảng cách ngắn và hoạt động trên băng tầng 57 - 64 Ghz để phù hợp với tiêu chuẩn tần số radar của Châu Âu. Facebook từng đưa ra lo ngại về việc nếu sử dụng băng tần có điện năng cao hơn thì có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thống mạng viễn thông hiện nay, nhưng cuối cùng thì FCC cũng đã thông qua việc thử nghiệm cho Google, mặc dù với mức băng tầng không mạnh như là hãng đề xuất ban đầu. Điều quan trọng là cảm biến Soli đang tiến một bước nữa đến gần hơn việc áp dụng vào cuộc sống của chúng ta.
Các thiết bị Soli có thể được vận hành trên máy bay nhưng vẫn phải tuân thủ các quy tắc của Cục Hàng không liên bang quản lý các thiết bị điện tử cầm tay.