Mạng lưới chip tự cung tự cấp sẽ giúp Huawei tiếp cận các doanh nghiệp như là chìa khóa để phát triển máy in thạch bản. In thạch bản, đặc biệt là khắc tia cực tím thường sẽ phải được nhập khẩu vào Trung Quốc, nhưng hiện tại công nghệ này đang bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản.
Do hạn chế này, Huawei đã đi xa đến mức chuyển giao "khoảng chục bằng sáng chế cho SiCarrier", cũng như để các kỹ sư ưu tú của SiCarrier làm việc trực tiếp trên các cơ sở của mình. Điều này cho thấy hai công ty có mối quan hệ cộng sinh chặt chẽ.
Huawei đã thuê một số cựu nhân viên của ASML – ông lớn về sản xuất máy in thạch bản của Hà Lan – để thực hiện bước đột phá này. Điều này đã giúp tạo ra chip Kirin 9000S 7nm được sản xuất bởi SMIC, chậm hơn các đối thủ cạnh tranh hàng đầu khoảng 5 năm và trái ngược với dự đoán 8 năm mà chính phủ Mỹ dự định.
Mate 60, Mate 60 Pro, Mate 60 Pro+ và Mate X5 màn hình gập của Huawei đều được trang bị chip Kirin 9000S này. Ngoài ra còn có các thành phần khác như màn hình (BOE), mô-đun máy ảnh (OFILM) và pin (Sunwoda) đều đến từ Trung Quốc.
Về cơ bản, Huawei có mạng lưới doanh nghiệp địa phương của riêng mình, điều đó cho phép hãng ít phụ thuộc hơn vào linh kiện nhập khẩu và thậm chí có khả năng trở thành bước đột phá của ngành công nghiệp chip Trung Quốc, đặc biệt trong thời đại xe điện và trí tuệ nhân tạo (AI) – nơi cần nhiều chip hơn bao giờ hết.
Có thể thấy rằng, các đạo luật về xuất khẩu của Mỹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường công nghệ ở Trung Quốc. Một trong những lý do khiến Huawei nói riêng và ngành chip ở Trung Quốc nói chung bị Mỹ nhắm vào là do họ lo ngại rằng công nghệ của Mỹ có thể bị các nhà sản xuất Trung Quốc mua lại và áp dụng vào các con chip như 9000S. Đây sẽ là tiền đề cho các loại máy bay không người lái hỗ trợ AI, siêu máy tính,… trong tương lai.
Sự hỗ trợ của nhà nước dành cho Huawei cũng đã đạt đến mức chưa từng có. Một mạng lưới các doanh nghiệp được hỗ trợ bởi quỹ đầu tư của chính quyền thành phố Thâm Quyến, tập trung vào việc giúp Huawei xây dựng mạng lưới chip tự cung cấp. Nhóm này bao gồm các chuyên gia quang học, nhà phát triển thiết bị chip và nhà sản xuất hóa chất, góp phần nào gói hỗ trợ trị giá 30 tỷ USD của chính phủ để giúp giúp Huawei xây dựng các cơ sở chế tạo chip mà Bloomberg News đưa tin lần đầu tiên vào tháng 8. Tuy nhiên, Huawei phủ nhận việc được chính phủ hỗ trợ phát triển công nghệ bán dẫn.
Trung tâm của mạng lưới các doanh nghiệp nhà nước đang hỗ trợ Huawei là một quỹ đầu tư có tên Công ty Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Lớn Thâm Quyến – được điều hành bởi chính quyền thành phố Thâm Quyến, nơi Huawei đặt trụ sở chính. Một nền tảng trực tuyến cung cấp thông tin đăng ký công ty, quỹ này đã đầu tư vào khoảng ba cơ sở sản xuất chip liên kết với Huawei và công ty công cụ sản xuất chip có tên SiCarrier Technology Ltd., được thành lập vào năm 2021.
SiCarrier đang cung cấp các kỹ sư làm việc trên các dự án của Huawei. Nhà sản xuất chip này cũng đã tiến hành chuyển giao hàng chục bằng sáng chế liên quan đến các công nghệ cho thiết bị điện tử và thiết kế trung tâm dữ liệu. Trong khi đó, một cơ sở khác của SiCarrier sẽ tiến hành sản xuất các thành phần cho thiết bị sản xuất bán dẫn, bao gồm các bộ phận nguồn sáng dẫn bằng laser, van kiểm soát áp suất và bơm,…
Không những vậy, Huawei cũng đồng thời là cổ đông lớn của một công ty sản xuất máy quang học mang tên Zetop Technologies. Công nghệ này nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc sản xuất vi mạch. Cụ thể, nó sẽ hỗ trợ quá trình in thạch bản.
Các nhà phân tích kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục rót hàng tỷ USD vào cuộc đua sản xuất chip. Trung Quốc không cần phải thiết lập khả năng tự cung tự cấp ở mỗi bước của chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Clifford Kurz, nhà phân tích của S&P Global Ratings, cho biết điều quan trọng là tạo ra các lựa chọn thay thế trong nước ở bốn hoặc năm bước của quy trình mà Mỹ và các đồng minh có thể cắt giảm nguồn cung. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc và Huawei có thể sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như in thạch bản, sản xuất tấm bán dẫn và thiết kế điện tử.