Trước đó, nhà điều hành sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã công bố kế hoạch tạo ra một “nền tảng và hệ sinh thái toàn cầu mới cho các tài sản kỹ thuật số”, được mệnh danh là “Bakkt” cùng với một nhóm các doanh nghiệp lớn như Starbucks, BCG và Microsoft.
Sau khi có thông báo chính thức, một số các phương tiện truyền thông lớn, bao gồm Bloomberg và CNBC, đã “giật tít” bằng các tiêu đề gây hiểu nhầm, chẳng hạn như tiêu đề của CNBC: “Quan hệ đối tác mới của Starbucks với Microsoft cho phép khách hàng thanh toán Frappuccino bằng Bitcoin” – trực tiếp ngụ ý rằng quan hệ đối tác này có nghĩa là khách hàng có thể mua đồ tại Starbucks bằng tiền điện tử.
Chính thông tin này đã rộ lên suy đoán rằng Starbucks sẽ sớm cho phép thanh toán bằng tiền mã hóa và Bitcoin tại chuỗi cửa hàng của mình. Tuy nhiên đại diện của Starbucks đã đính chính lại thông tin này, và khẳng định không có chuyện mua cà phê tại Starbucks bằng Bitcoin.
“Điều quan trọng là phải làm rõ rằng, chúng tôi không chấp nhận các tài sản kỹ thuật số tại Starbucks. Thay vào đó, nền tảng này sẽ chuyển đổi các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin thành đô la Mỹ, để có thể thực hiện thanh toán”.
Đại diện của Starbucks khẳng định thêm: “Khách hàng sẽ không thể trả tiền cho một cốc Frappuccino bằng Bitcoin” mà công ty là một phần của một liên doanh mới tạo ra một nền tảng, Bakkt, để “chuyển đổi tài sản số như Bitcoin thành đô la Mỹ, có thể được sử dụng tại Starbucks.
Tuy nhiên Starbucks lại đang hợp tác để phát triển một nền tảng thanh toán, chuyển đổi Bitcoin thành USD.
“Hiện tại, chúng tôi đang thông báo về việc ra mắt giao dịch và chuyển đổi Bitcoin. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục nói chuyện với khách hàng và các nhà quản lý khi không gian phát triển. ”
Theo phân tích, nguyên nhân có thể là do Bitcoin có nhược điểm rất lớn khi sử dụng để thực hiện các giao dịch nhỏ, như mua một cốc cà phê. Phí giao dịch có thể cao hơn giá tiền cốc cà phê nhiều lần, đó là chưa kể đến việc một giao dịch có thể mất hàng tiếng đồng hồ để hoàn tất.