Tài chính, Kinh doanh
Tọa đàm đối thoại chính sách “Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện mới”
Alisa H - Thứ Ba, 11/07/2023 3:32 CH
Vietnet24h - Sáng nay, thứ Ba, 11/7, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Vneconomy tổ chức Tọa đàm Đối thoại Chính sách quý 2 với chủ đề “Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện mới” nhằm phục vụ xây dựng Báo cáo kinh tế Vĩ mô quý II, năm 2023 và cung cấp thêm thông tin cho công tác nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách để Đảng, Quốc hội, Chính phủ có những chỉ đạo và quyết sách kịp thời.

Từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế thế giới vẫn có nhiều bất ổn. Rủi ro của một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu ảnh hưởng đến niềm tin của người dân trên thế giới. Các ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng lãi suất và sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Giá năng lượng thế giới tăng cao. Cuộc xung đột Nga - Ukraina kéo dài. Trong khi đó, ở trong nước, kinh tế Việt Nam đang chịu áp lực lạm phát lớn do độ trễ của gói phục hồi và lạm phát ở một số quốc gia vẫn ở mức cao. Rủi ro đối với doanh nghiệp vẫn gia tăng trong bối cảnh cầu thị trường nước ngoài suy giảm, dòng tiền dần cạn kiệt sau hơn 2 năm dịch bệnh trong khi doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Thị trường tài chính tiền tệ, bất động sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn. Trong nước, tổng cầu nền kinh tế suy giảm mạnh.

Để có căn cứ tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới hiện nay; trên cơ sở thống nhất của 2 bên về Chương trình hợp tác giai đoạn 2023-2025, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Vneconomy tổ chức Tọa đàm Đối thoại Chính sách quý 2 với chủ đề “Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện mới”. Kết quả của Tọa đàm sẽ phục vụ xây dựng Báo cáo kinh tế Vĩ mô quý II, năm 2023 và cung cấp thêm thông tin cho công tác nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách để Đảng, Quốc hội, Chính phủ có những chỉ đạo và quyết sách kịp thời.

Toàn cảnh tọa đàm kinh tế vĩ mô giữa năm 2023 với chủ đề: “Phục hồi tổng cầu - thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” diễn ra sáng ngày 11/7/2023.

Tọa đàm có sự chủ trì của: TS Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân; TS Chử Văn Lâm - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam. Cùng với các diễn giả chính: Chuyên gia quốc tế: Ông Johnathan Picus, Kinh tế Trưởng Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam; bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới (WB); Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; PGS.TS Phạm Thế Anh, Trường ĐHKTQD; GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân; Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê; Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội DN điện tử Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam; Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam; 

Tọa đàm thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.

Sự kiện thu hút được sự quan tâm lớn từ khoảng 100 đại biểu gồm: Các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam: IMF, ADB, UNDP, WB, GIZ; Đại biểu từ các trường đại học; Đại biểu từ các Viện nghiên cứu; một số tạp chí và cơ quan báo chí; các diễn giả, chuyên gia có bài tham luận,…

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu đã đánh giá kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm nay; đánh giá tổng cầu nền kinh tế trong bối cảnh mới. Từ góc độ tổng cầu, tiêu dùng nội địa với chỉ dấu quan trọng là tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hóa tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng. Chi tiêu Chính phủ tăng mạnh so với các năm trước về con số tuyệt đối, với khoảng 226.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2023...

Ông Johnathan Picus, Kinh tế Trưởng Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho rằng,Việt Nam đang dựa nhiều vào chính sách tiền tệ để kích cầu. Việc nới lỏng chuẩn cho vay và hạ thấp lãi suất làm giảm chất lượng tài sản, tạo ra bong bóng tài sản.
Việt Nam cần nhiều công cụ chính sách tài khoá hơn, cụ thể như đầu tư công cần tập trung, gắn liền với chính sách công nghiệp và thương mại. Hệ thống an sinh và trợ cấp xã hội cần mở rộng và hiện đại hoá.

Theo các chuyên gia kinh tế, dựa trên các số liệu thống kê cũng như nhiều tín hiệu khả quan trong những tháng gần đây, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam có thể được kiểm soát dưới 4,5%, nhưng tăng trưởng GDP cả năm khó đạt mức 6-6,5% đây là lý do các chuyên gia tại Tọa đàm đề xuất chính sách kích cầu cho nền kinh tế.

PGS.TS Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định dù nhìn ở góc độ lạc quan, tăng trưởng hồi phục nhẹ nhưng các chỉ số đều ở mức thấp so với điều kiện bình thường và có nguy cơ kéo dài. 

Đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng trở lại và có những dấu hiệu tăng tích cực hơn trong những quý tới. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu đã suy giảm và đây được cho là nguyên nhân chính, làm suy giảm tổng cầu của nền kinh tế và cũng là trở lực lớn nhất khiến tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mục tiêu.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp kích cầu có chọn lọc và kết hợp các chính sách cải thiện các tổng cung tiềm năng. “Chính sách trọng cung của nền kinh tế khi chúng ta nhìn thấy xu hướng tăng trưởng chung của nền kinh tế đang thấp dần. Nếu chúng ta lạm dụng chính sách kích cầu sẽ dễ đi từ thái cực này sang thái cực khác bất ổn hơn”, PGS.TS Phạm Thế Anh chỉ ra.

PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, nêu  các giải pháp tại toạ đàm. 

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nước ta đã trải qua nửa đầu năm 2023 đầy khó khăn, thách thức. Mức tăng trưởng 3,72% dù thấp nhưng đã thể hiện được sự nỗ lực lớn của mọi lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy, tất cả các thành phần tổng cầu của nền kinh tế đều suy giảm hoặc tăng trưởng thấp. Trước hàng loạt khó khăn về thị trường, vốn, giá cả đầu vào tăng cao, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tìm được giải pháp để thoát khỏi khó khăn. 

PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nêu giải pháp, để tăng trưởng mức 8-9% trong 2 quý còn lại của năm, cần có những giải pháp đột phá hỗ trợ nền kinh tế. Trong đó, cần khơi thông những nguồn lực, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

“Một là phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, vấn đề nợ xấu. Thứ hai là lãi suất phải phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn. Ngoại trừ những trường hợp những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu hay với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ cao, còn lại là phải chấp nhận đó là thị trường. Một vấn đề quan trọng hơn là phải ổn định được tỷ giá. Thời điểm này ổn định tỷ giá là rất quan trọng để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra một nền tảng vĩ mô ổn định”, PGS.TS Nguyễn Đức Trung nêu.

Một vấn đề được các đại biểu chỉ ra là cần cấu trúc lại tổng cầu của nền kinh tế và từ đó tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh. Chú trọng hơn tới thị trường trong nước, phát triển năng lực của doanh nghiệp trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước, không để mất thị phần về hàng hóa, dịch vụ ngay trên “sân nhà”. 

Chia sẻ tại toạ đàm, bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cao cấp Ngân hàng thế giới (WB), nhận định rằng nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với rủi ro đa dạng và chồng chéo, như: căng thẳng tài chính, địa chính trị, thiên tai; tiếp tục thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia, an ninh lương thực và năng lượng, triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu hơn; lạm phát cao kéo dài, căng thẳng xã hội, mạng lưới kinh tế toàn cầu phân mảnh… Những động lực giúp phục hồi kinh tế toàn cầu những tháng đầu năm 2023 dự kiến sẽ suy giảm trong các tháng cuối năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh tế toàn cầu cả năm 2023 sẽ chậm lại, phản ánh sự giảm tốc rõ rệt ở các nền kinh tế phát triển. Tăng trưởng toàn cầu được WB dự báo đạt 2,1% trong năm 2023 và đạt 2,4% trong năm 2024. Trong bối cảnh tổng cầu giảm... đã tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Đà tăng trưởng của Việt Nam đã chậm lại đáng kể. Hai quý đầu năm 2023 tốc độ tăng trưởng chậm. Diễn biến tăng trưởng không giống giai đoạn tiền Covid và trong thời gian Covid-19.

Bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết dự báo năm 2023 GDP Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng dưới 5%. Phục hồi đến khoảng 5,5-6% vào năm 2024. 

“Tăng trưởng chậm xuất phát từ phía tổng cầu. Xuất, nhập khẩu giảm mạnh. Cả tiêu dùng cuối cùng và đầu tư đều đang bộc lộ những hạn chế”, bà Dorsati Madani nhấn mạnh. Theo đại diện WB, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu giảm đang đè nặng lên nền kinh tế. Nhiều khó khăn, thách thức đang ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo sang Mỹ, EU và Trung Quốc. Trong khi đó, hoạt động liên quan đến xuất khẩu chiếm gần một nửa giá trị gia tăng ở Việt Nam, đẩy nền kinh tế phải đối diện với thách thức suy thoái toàn cầu. "Tăng trưởng doanh số bán lẻ trong nước của Việt Nam gần đây đã giảm xuống dưới mức trước Covid", bà Dorsati Madani nhận định, đồng thời cho biết theo dự báo hiện tại của WB, tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam đạt dưới 5% trong năm 2023 và dần phục hồi đến khoảng 5,5%-6% vào năm 2024.

Để bước qua thách thức và tăng trưởng, bà Dorsati Madani cho rằng Việt Nam cần hành động ngay 4 giải pháp, đó là: chính sách tài khóa; chính sách tiền tệ; cải cách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và củng cố niềm tin vào cải cách.

Đối với chính sách tài khóa, theo đại diện WB, Việt Nam vẫn còn dư địa chính sách tài khóa, nhưng quá trình thực thi gặp nhiều thách thức. Việt Nam cần tăng đầu tư công theo kế hoạch, bao gồm gói hỗ trợ phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023 (1,8% GDP). Bởi tính đến cuối tháng 6/2023, tỷ lệ giải ngân vốn ước tính là 28% (Bộ TC), đây là mức thấp. 

GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội phát biểu tại tọa đàm

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện quy trình thủ tục đầu tư và việc xác định mục tiêu và chất lượng thực hiện cũng là vấn đề Việt Nam cần tính toán, bởi theo WB, chiến lược phát triển không gian quốc gia đã được Chính phủ thông qua để ưu tiên những hoạt động đầu tư quan trọng, xương sống vào các vùng quan trọng, khu vực tăng trưởng. Đơn cử, kể từ năm 2016 không có dự án nào đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền tải và lưới điện. Đây là một ví dụ rõ ràng về việc Việt Nam đang tự hủy hoại tiềm năng tăng trưởng của mình.

Về chính sách tiền tệ, chuyên gia WB cho rằng hiệu lực những chính sách còn hạn chế. Dư địa của chính sách tiền tệ bị hạn chế và khả năng truyền dẫn yếu. Nhu cầu tín dụng yếu dẫn tới đầu tư thấp, bất ổn cao. Các biện pháp từ phía cung, chẳng hạn như tiếp tục nới lỏng và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, có thể sẽ kém hiệu quả hơn và rủi ro hơn vì lãi suất toàn cầu có khả năng duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn. Chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và thế giới có thể tăng lên, gây áp lực lên tỷ giá.

Một vấn đề khác, WB cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng cải cách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Những biện pháp ứng phó khủng hoảng hiện nay của Việt Nam đã đáp ứng các điều kiện nhưng có thể làm được nhiều hơn nữa.

PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Tọa đàm.

Việt Nam tháo gỡ khó khăn trên thị trường tín dụng, kích thích tăng trưởng bằng 4 đợt giảm lãi suất kể từ tháng 3/2023, đồng thời nới lỏng các hạn chế về thanh khoản, thực hiện các biện pháp giãn nợ và tái cơ cấu… nhưng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tăng (trên 100%), gia tăng mối quan ngại về chênh lệch kỳ hạn và chất lượng bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Do đó, Việt Nam cần cải cách cơ cấu trong trung hạn như: Củng cố hệ số an toàn vốn của ngân hàng; tăng cường các khuôn khổ thể chế để giám sát cẩn trọng, can thiệp sớm, xử lý ngân hàng và quản lý khủng hoảng; tăng cường khung pháp lý về xử lý ngân hàng yếu kém. “Đặc biệt, việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức tín dụng và Luật ngân hàng Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các hạn chế mang tính cơ cấu”, bà Dorsati Madani gợi ý.

Ngoài ra, cần tăng đầu tư vào vốn con người/kỹ năng; nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý đầu tư công; nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu toàn cầu; xanh hóa sản xuất thông qua thuế carbon và các công cụ tài khóa khác; xanh hóa tiêu dùng thông qua các ưu đãi tài chính…

Tăng cường liên kết các ngành công nghiệp tích hợp với logistic, nâng cao chuỗi giá trị Việt trong chuỗi cung ứng Vietnet24h - Ngày 28/6, Hiệp hội Logistics Hà Nội (HLNA) phối hợp Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hiệp hội cùng thúc đẩy việc hợp tác, góp phần nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cơ hội để doanh nghiệp điện tử Việt Nam số hóa và tạo giá trị bên vững trong sản xuất tiên tiến Vietnet24h - Ngày 10/5 tại Hà Nội đã diễn ra phiên hội thảo kết nối công nghiệp 4.0 ITAP 2023. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nắm bắt thông tin về sự kiện Triển lãm Chuyển đổi Công nghiệp châu Á – Thái Bình Dương (ITAP) 2023 dự kiến diễn ra vào tháng 10/2023 tại Singapore.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Sự thống trị thị trường chứng khoán của Nvidia thúc đẩy sự thay đổi lớn trong S&P 500 Vietnet24h - Đợt tăng giá cổ phiếu lớn của Nvidia vẫn đang có ảnh hưởng lớn đến chỉ số S&P 500 (.SPX), củng cố thêm mối lo ngại rằng thị trường rộng lớn hơn có thể bị tổn hại khi vận may của gã khổng lồ sản xuất chip này đảo chiều.
Dell và Palantir sẽ gia nhập S&P 500; cổ phiếu của cả hai đều tăng Vietnet24h - Cổ phiếu của Dell và Palantir tăng trong phiên giao dịch mở rộng sau thông báo rằng họ sẽ được thêm vào S&P 500.
Broadcom cho biết họ sẽ bán 12 tỷ đô la các bộ phận AI và chip tùy chỉnh trong năm nay Vietnet24h - Broadcom đã báo cáo kết quả tài chính quý 3 vào thứ năm với doanh thu và thu nhập vượt kỳ vọng của Phố Wall.
Doanh thu quý 2 của Xiaomi vượt ước tính Vietnet24h - Hôm thứ Tư, Tập đoàn Xiaomi của Trung Quốc đã báo cáo doanh thu cao hơn dự kiến ​​trong quý 2, lần đầu tiên tiết lộ đóng góp của đơn vị kinh doanh ô tô là 6,2 tỷ nhân dân tệ (869,2 triệu đô la).
AMD sẽ mua lại nhà sản xuất máy chủ ZT Systems với giá 4,9 tỷ đô la tiền mặt và cổ phiếu Vietnet24h - AMD cho biết hôm thứ Hai (19/8) rằng, họ có kế hoạch mua lại nhà sản xuất máy chủ ZT Systems với giá 4,9 tỷ đô la khi công ty này tìm cách mở rộng danh mục chip và phần cứng trí tuệ nhân tạo và cạnh tranh với Nvidia.
Doanh số bán hàng của SK hynix tăng gấp đôi tại Trung Quốc và Hoa Kỳ trong nửa đầu năm Vietnet24h - Nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới cho biết họ đã ghi nhận tổng doanh số là 28,8 nghìn tỷ won (21,26 tỷ đô la) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.
Doanh thu quý 2 của Arm tăng 39% so với cùng kỳ năm trước Vietnet24h - Doanh thu quý 2 (quý tài chính 1) của Arm tăng 39% lên 939 triệu đô la. Trong toàn bộ năm tài chính đến cuối tháng 3 năm 2025, công ty dự kiến ​​doanh thu là 3,95 tỷ đô la.
Beyonce và PlayStation giúp Sony đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 10% Vietnet24h - Sony báo cáo lợi nhuận hoạt động là 279,11 tỷ yên (1,9 tỷ đô la) trong quý tài chính đầu tiên, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích.
Intel cắt giảm 15% lực lượng lao động, báo cáo không đạt mục tiêu của quý 2 Vietnet24h - Nhà sản xuất chip này đã công bố kế hoạch cắt giảm khoảng 15.000 nhân viên, xóa bỏ cổ tức quý tài chính thứ tư năm nay và giảm chi tiêu vốn.
Lợi nhuận hoạt động quý 2 của Samsung Electronics tăng vọt 15 lần: lĩnh vực kinh doanh chip chuyển sang có lợi nhuận Vietnet24h - Hôm nay, Thứ Tư (31/7), Samsung Electronics cho biết, lợi nhuận hoạt động trong quý 2 của công ty đã tăng hơn 15 lần so với cùng kỳ năm trước nhờ hiệu suất mạnh mẽ của mảng kinh doanh chất bán dẫn.
Tỷ phú Elon Musk phản đối khoản phạt của FAA đối với Spacex Vietnet24h - Sau khi FAA đề xuất khoản phạt 633.000 USD do vi phạm quy tắc an toàn, Elon Musk đã chỉ trích động thái này và cho rằng SpaceX đang bị xử phạt vì những "vấn đề nhỏ" trong khi nhiều vấn đề lớn khác lại bị bỏ qua.
Sự thay đổi lớn của Telegram: hợp tác với chính phủ ngăn chặn tội phạm Vietnet24h - Telegram, ứng dụng nhắn tin nổi tiếng, đã có bước chuyển lớn trong việc chia sẻ dữ liệu người dùng vi phạm cho các cơ quan chính phủ, bao gồm cả IP và số điện thoại. Quyết định này được công bố bởi CEO Pavel Durov trong bài đăng ngày 22/9 trên nền tảng Telegram, nhằm ngăn chặn việc tội phạm lạm dụng ứng dụng này.
Mạng xã hội X có nguy cơ mất thị trường quan trọng tại Brazil Vietnet24h - Tòa án Tối cao Brazil vừa quyết định tái khẳng định lệnh cấm đối với nền tảng truyền thông xã hội X, khiến người dùng vi phạm có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 9.000 USD. Quyết định này được đưa ra sau khi một số cư dân mạng bất ngờ truy cập được X vào tối 18/9, mặc dù lệnh cấm đã có hiệu lực từ ngày 31/8.
Lo ngại an ninh, Mỹ sắp cấm linh kiện Trung Quốc trong xe tự lái Vietnet24h - Bộ Thương mại Mỹ đang lên kế hoạch đề xuất lệnh cấm đối với phần mềm và phần cứng Trung Quốc trong các phương tiện kết nối Internet và tự lái, động thái mới nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Pokémon thắng lớn: Công ty Trung Quốc phải bồi thường 15 triệu USD vì vi phạm bản quyền Vietnet24h - Trong một vụ kiện đình đám, Tòa án Thâm Quyến đã ra phán quyết buộc một công ty Trung Quốc phải trả 15 triệu USD cho The Pokémon Company vì sao chép trái phép nhân vật Pokémon trong trò chơi di động "Pocket Monster Reissue".
Công dân Trung Quốc đối diện án 20 năm tù vì tấn công mạng NASA Vietnet24h - Song Wu, một kỹ sư người Trung Quốc, bị Mỹ cáo buộc đã sử dụng email lừa đảo để xâm nhập vào các hệ thống nghiên cứu của NASA và nhiều tổ chức quân sự. Các cuộc tấn công kéo dài từ năm 2017 đến 2021, với mục tiêu đánh cắp công nghệ hàng không vũ trụ.
Bài đăng gây tranh cãi của Elon Musk và phản ứng từ cộng đồng mạng Vietnet24h - Elon Musk đang phải đối mặt với sóng gió sau khi đưa ra một bình luận gây tranh cãi trên mạng xã hội X liên quan đến vụ cựu Tổng thống Donald Trump suýt bị ám sát. Bài đăng của tỷ phú này đã bị chỉ trích dữ dội và sau đó đã bị gỡ bỏ.
Samsung Việt Nam Ủng Hộ 10 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Các Tỉnh Miền Bắc Khắc Phục Hậu Quả Bão Lũ Vietnet24h - Ngày 17 tháng 9 năm 2024, tại trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Samsung Việt Nam đã tiến hành trao tặng 10 tỷ đồng qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến các địa phương chịu thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Trẻ em dễ dàng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công lừa đảo trong game Vietnet24h - Trong một báo cáo mới nhất của Kaspersky, hãng bảo mật hàng đầu thế giới đã đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đột biến trong các cuộc tấn công mạng nhắm vào các game thủ trẻ. Theo nghiên cứu, chỉ trong nửa đầu năm 2024, số vụ tấn công sử dụng các trò chơi phổ biến dành cho trẻ em làm "mồi nhử" đã tăng 30% so với nửa cuối năm 2023.
Mark Zuckerberg làm nên cơn sốt vé tại sự kiện Acquired, thu hút 6.000 khán giả Vietnet24h - Sự kiện Acquired diễn ra tại sân vận động Chase Center ở San Francisco vào tối 10/9 đã nhanh chóng cháy vé, thu hút 6.000 người tham dự nhờ sự góp mặt của CEO Meta, Mark Zuckerberg.
Hoàn thiện hạ tầng viễn thông tại làng Nủ sau thảm họa lũ quét Vietnet24h - Vừa qua, nhà mạng VNPT đã chính thức khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động (BTS) tại khu vực xây dựng bản tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thành công rực rỡ: Black Myth - Wukong thu về gần 1 tỷ USD Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai của Game Science, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường game quốc tế, với doanh thu gần chạm ngưỡng 1 tỷ USD chỉ sau hai tuần ra mắt.
Trải nghiệm âm nhạc kết hợp công nghệ đỉnh cao của Galaxy AI Immersive Vietnet24h - Sự kiện hoành tráng chào đón thế hệ điện thoại gập mới Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Flip6 - nơi âm nhạc và công nghệ hội tụ, thể hiện vị thế tiên phong dẫn đầu kỷ nguyên AI mới đã bùng nổ với 50.000 người tham gia.
Tùng Tán Lâm - Vẻ đẹp thiêng liêng giữa lòng Shangri-La Vietnet24h - Đối với những tín đồ đam mê du lịch tâm linh, tu viện Tùng Tán Lâm (Songzanlin) là một điểm đến không thể bỏ qua. Những người từng đặt chân đến Shangri-la đều khẳng định đây là một trong những tu viện đáng ghé thăm nhất trên thế giới.
Galaxy S24 của Samsung sẽ phát trực tiếp lễ khai mạc Thế vận hội Paris Vietnet24h - Samsung, đối tác chính thức của các sự kiện Olympic và Paralympic toàn cầu, đã thông báo rằng họ sẽ lắp đặt hơn 200 chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất của mình ở mũi và hai bên của mỗi chiếc trong số 85 chiếc tàu sẽ chở 10.500 vận động viên khi bơi trên mặt nước. xuôi sông Seine trong cuộc diễu hành khai mạc Thế vận hội.
Euro 2024: Những dự đoán sắc bén từ AI Vietnet24h - Trong bối cảnh Euro 2024 đang diễn ra, các mô hình AI từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu "tranh tài", đưa ra những dự đoán thú vị về kết quả của giải đấu.
Starlink - Sự hiện diện đột phá trong cuộc sống của bộ tộc Marubo Vietnet24h - Với sự đổ bộ của dự án Internet vệ tinh Starlink vào vùng Amazon, bộ tộc Marubo đã chứng kiến một sự hiện diện đột phá trong cuộc sống hàng ngày. Sự kết nối này không chỉ mở ra cánh cửa cho tiềm năng mới, mà còn đem lại những thách thức và cơ hội cho bộ tộc.
SKT mang dịch vụ cộng đồng người hâm mộ K-pop lên nền tảng metaverse Vietnet24h - Nhà cung cấp dịch vụ di động Hàn Quốc SK Telecom đã tiết lộ dịch vụ K-pop mới cho nền tảng metaverse của mình, ifland, được thiết kế như một đấu trường nơi các thần tượng K-pop và người hâm mộ toàn cầu của họ tụ tập và giao tiếp với nhau.
5 điều hối tiếc nhất của con người khi qua đời Vietnet24h - Vào cuối cuộc đời, nhiều người có xu hướng suy ngẫm về những điều họ ước mình đã làm khác đi.
Học nhạc tại Kim Bảo Nam: lắng nghe lời tâm sự từ học viên Vietnet24h - Những lời tâm sự chân thành từ học viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tại trung tâm âm nhạc Kim Bảo Nam. Qua đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học nhạc của mình.