Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) vừa công bố, trong 8 tháng năm nay có 308.000 xe điện từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp nhập khẩu vào Đức, tăng 66,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô tô CAR, Ferdinand Dudenhoeffer, đánh giá các thương hiệu của Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện tại châu Âu.
Đó là thuận lợi lớn cho người mua do các thế mạnh của xe EV Trung Quốc và điều này là cần thiết trong việc giảm lượng khí thải CO2 trong giao thông.
Trong khi đó, Đức đã xuất khẩu 520.000 chiếc xe điện (EV), tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu EV của Đức đạt 23,9 tỷ euro (25,2 tỷ USD). Phần lớn xe EV của Đức được xuất sang Bỉ, tiếp đến là Hà Lan và Anh.
Mặc dù EV đang bùng nổ, xe động cơ đốt trong truyền thống tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong xuất khẩu xe ô tô con của Đức. Theo Destatis, 1,1 triệu xe động cơ đốt trong trị giá 42 tỷ euro đã được xuất khẩu tính đến cuối tháng 8/2023.
Có thể nói, các số liệu này cho thấy sự tác động mạnh mẽ của xe điện Trung Quốc đối với người tiêu dùng tại châu Âu. Nó làm gia tăng các lo ngại về sự lệ thuộc xe điện Trung Quốc của EU, dẫn tới quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc điều tra chống trợ cấp nhằm áp đặt thuế nhập khẩu cao đối với loại hình phương tiện mới đến từ Trung Quốc để bảo vệ ngành ô tô nội địa.
Những nhà sản xuất tại châu Âu đang bày tỏ lo ngại rằng, với chuỗi cung ứng vô cùng hiệu quả, nguyên vật liệu và nhân công giá rẻ, lại nhắm đúng vào thị hiếu người tiêu dùng, xe điện Trung Quốc có lợi thế cực lớn tại thị trường EU. Thậm chí, dù EC có áp đặt mức thuế quan 10% đối với xe điện Trung Quốc cũng chưa thể giúp xe điện châu Âu san bằng khoảng cách quá lớn về giá.
Ông Carlos Tavares, Giám đốc điều hành hãng Stellantis từng nêu ra lo ngại trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Paris 2022 rằng, không loại trừ khả năng các hãng xe Trung Quốc sẵn sàng chịu lỗ để bán số lượng lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường rồi sẽ tăng giá mạnh sau này, sau khi tạo được niềm tin của người tiêu dùng.
Năm 2019, thị phần xe Trung Quốc nói chung, bao gồm cả xe điện và xe xăng ở châu Âu chỉ là 0,1% nhưng chỉ sau 4 năm đã tăng 28 lần, chiếm 2,8% toàn thị trường ô tô cho tới nửa đầu của năm 2023.
Triển lãm Ô tô Paris 2022 rằng, không loại trừ khả năng các hãng xe Trung Quốc sẵn sàng chịu lỗ để bán số lượng lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường rồi sẽ tăng giá mạnh sau này, sau khi tạo được niềm tin của người tiêu dùng.
Năm 2019, thị phần xe Trung Quốc nói chung, bao gồm cả xe điện và xe xăng ở châu Âu chỉ là 0,1% nhưng chỉ sau 4 năm đã tăng 28 lần, chiếm 2,8% toàn thị trường ô tô cho tới nửa đầu của năm 2023.
Trong năm 2024 sắp tới, con số này sẽ còn đáng kể hơn với Mini Cooper và Mini Aceman, Volvo EX-30, Cupra Tavascan (công ty con của Volkswagen) có thể được sản xuất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng có một số hãng xe Trung Quốc đang phải chật vật để duy trì sự hiện diện tại châu Âu. Nhiều hãng ghi nhận doanh số bán hàng giảm liên tục qua 8 tháng đầu năm 2023. Theo Dataforce, những cái tên như Hồng Kỳ, Xpeng, Đông Phong Sokon, Aiways hay Maxus của Tập đoàn SAIC đều đang “ngụp lặn” trong khó khăn về khả năng tiếp cận khách hàng.