Trung Quốc đã sử dụng siêu vi mạch để xâm nhập vào hơn 30 công ty tại Mỹ trong đó có cả Apple và Amazon. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE hiện cũng cùng chung cảnh ngộ với Lenovo.
Lenovo có trụ sở chính đặt tại Hồng Kông và điều hành một số cơ sở nghiên cứu ở Trung Quốc đã giảm 14,8% xuống còn 5,08 HKD vào cuối phiên giao dịch chiều 5/10 sau khi chứng kiến 22,8% giá trị cổ phiếu mất giá vào phiên giao dịch buổi sáng.
Tương tự Lenovo, ZTE– một công ty chuyên sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc và từng bị Mỹ áp lệnh trừng phạt – rớt 14% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (05/10) ở Hồng Kông.
Thêm vào đó, cổ phiếu của các thiết bị bán dẫn trên khắp thế giới cũng chịu nhiều áp lực trong năm nay vì nhà đầu tư lo ngại ngành này đã chạm đỉnh giữa lúc doanh số điện thoại thông minh suy giảm. Cổ phiếu Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. giảm 1.8% tính tới lúc 11h03 (giờ địa phương).
Cụ thể, Bloomberg Businessweek phát hiện tin tặc Trung Quốc cấy các vi mạch bằng một hạt gạo vào nhiều máy chủ, mở đường đến nhiều trung tâm dữ liệu của vài trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới, trong đó có Amazon.com và Apple.
Bloomberg cho biết các chip này có thể được giới thiệu bởi công ty Super Micro Computer ở San Jose, California, một trong những nhà cung cấp bo mạch chủ máy chủ lớn nhất thế giới và lắp ráp các máy được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu.
“Các thiết bị điện tử sản xuất ở Trung Quốc có thể bị xem là không an toàn vì thông tin này, và cổ phiếu công nghệ đang đồng loạt giảm “,Ray K W Kwok, Chuyên viên phân tích tại CGS-CIMB Securities Hong Kong Ltd., nhận định về câu chuyện trên Bloomberg.
Thông tin về cuộc điều tra các bo mạch chủ bỗng trở thành dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn. Cho tới nay, hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng liền. Trong ngày thứ Năm (04/10), Phó Tổng thống Mỹ, Mike Pence, lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về nhiều vấn đề kinh tế, thương mại và ngoại giao.
Ngoài Amazon và Apple, danh sách các hãng bị ảnh hưởng gồm gần 30 doanh nghiệp, trong đó có một ngân hàng lớn và nhiều nhà thầu cho chính phủ. Mục tiêu của các microchip là tìm kiếm bí mật thương mại nhạy cảm của doanh nghiệp và dữ liệu an ninh quốc gia được trữ trong mạng máy tính của nhà thầu cho chính phủ, theo một quan chức Mỹ.
Sau thông tin trên, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về rủi ro các doanh nghiệp giao dịch với các khách hàng Mỹ sẽ phải đối mặt với sự kiểm soát chặt chẽ về an ninh công nghệ thông tin.