Báo cáo khảo sát an ninh mạng của Bkav ghi nhận tỷ lệ người dùng nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tiếp tục gia tăng. Nếu năm 2022, con số này là 69,6% thì trong năm 2023 là 73%. Lừa đảo tài chính qua mạng bùng nổ trong những năm gần đây và trở thành vấn nạn khi nạn nhân thuộc mọi tầng lớp và sinh sống ở bất cứ đâu.
Trong các vụ việc lừa đảo với mục đích tài chính, kẻ xấu yêu cầu người dùng chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Nhưng khi điều tra, các tài khoản này đều không chính chủ, khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn để tìm ra tội phạm và ngăn chặn vấn nạn lừa đảo. Các chuyên gia của Bkav phân tích, tài khoản ngân hàng rác là nguồn cơn của vấn nạn lừa đảo tài chính qua mạng tại Việt Nam thời gian qua.
Năm 2023, hệ thống giám sát và cảnh báo virus của Bkav ghi nhận có tới 745.000 máy tính bị nhiễm virus đánh cắp tài khoản (Facebook, ngân hàng), tăng 40% so với năm 2022. Các dòng virus đánh cắp tài khoản chủ yếu lây lan qua các phần mềm bị bẻ khóa (crack). Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Bkav khi có tới 53% máy tính tại Việt Nam có sử dụng phần mềm crack. Dẫn tới việc, khoảng 10% người dùng tại Việt Nam bị mất tài khoản mạng xã hội, email, ngân hàng...
Bkav phát hiện nhiều chiến dịch tấn công APT của các nhóm tin tặc như: Mustang Panda, APT31... sử dụng các phần mềm gián điệp (PlugX, CobaltStrike, njRAT ...) nhằm âm thầm đánh cắp các file dữ liệu lưu trữ trong các máy không có Internet. Số lượng các cuộc tấn công gián điệp APT tại Việt Nam trong năm 2023 tăng 55% so với 2022, nhắm vào hơn 280.000 máy tính.
Hệ thống giám sát và cảnh báo virus của Bkav ghi nhận hơn 19.000 máy chủ bị tấn công mã hóa tống tiền từ 130.000 địa chỉ IP độc hại trên toàn thế giới, tăng 35% so với năm 2022.
Theo khảo sát an ninh mạng của Bkav, tỷ lệ người dùng nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tiếp tục gia tăng, nếu năm 2022, con số này là 69,6% thì trong năm 2023 đã tăng lên 73%. Thực tế, các kênh chợ đen trên Facebook, Telegram, Twitter, việc mua bán tài khoản ngân hàng rác diễn ra rất nhộn nhịp.
Lừa đảo tài chính qua mạng bùng nổ trong những năm gần đây và trở thành vấn nạn khi nạn nhân thuộc mọi tầng lớp và sinh sống ở bất cứ đâu.
Trong các vụ việc lừa đảo với mục đích tài chính, kẻ xấu yêu cầu người dùng chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, khi điều tra, các tài khoản này đều không chính chủ, khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn để tìm ra tội phạm và ngăn chặn vấn nạn lừa đảo.
Các chuyên gia của Bkav cho rằng tài khoản ngân hàng rác là nguồn cơn của vấn nạn lừa đảo tài chính qua mạng tại Việt Nam thời gian qua.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc phụ trách an ninh mạng của Bkav, cho biết, nguyên nhân là việc mua bán, trao đổi tài khoản ngân hàng đang diễn ra quá dễ dàng. Nhiều người đơn giản cho rằng bán đi các tài khoản mình không sử dụng sẽ không có vấn đề gì. Song thực tế, kẻ xấu đã lợi dụng những tài khoản ngân hàng này để thực hiện các giao dịch phi pháp, giấu nguồn gốc, gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
Dự báo trong năm 2024, sự phát triển nhanh chóng của AI không chỉ mang lại những lợi ích rõ ràng mà còn tạo ra những nguy cơ đáng kể cho an ninh mạng. Thách thức lớn nhất đối diện với công nghệ AI ngày nay là lừa đảo và tấn công có chủ đích APT, với mức độ ngày càng phức tạp của các kịch bản lừa đảo, đặc biệt khi kết hợp giữa Deepfake và GPT. Khả năng thu thập và phân tích dữ liệu người dùng thông qua AI cho phép tạo ra những chiến lược lừa đảo tinh vi, khiến việc nhận diện lừa đảo sẽ khó khăn hơn đối với người dùng.
Tấn công APT cũng tiếp tục gia tăng khi dữ liệu quan trọng của các tổ chức luôn là đích nhắm của tội phạm mạng trên khắp thế giới. Những cuộc tấn công này không chỉ phức tạp hơn mà mức độ đe dọa cũng đặc biệt nghiêm trọng, hướng tới việc đánh cắp và mã hóa các dữ liệu quan trọng. Điều này đòi hỏi sự tăng cường về mặt phòng thủ an ninh đối với các hệ thống trọng yếu.