Môi trường & Năng lượng
Hội thảo: Góp ý dự thảo Nghị định thi hành Luật Đầu tư theo PPP
Lê Cường - Thứ Ba, 20/10/2020 2:45 CH
Vietnet24h - Nhằm ghi nhận các ý kiến đóng góp, làm cơ sở tham gia xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI đã tổ chức tọa đàm “Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP” diễn ra chiều 19/10, tại Hà Nội.
Tại buổi Tọa đàm, bà Vũ Quỳnh Lê – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, Luật PPP số 64/2020/QH14 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 18/6/2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm tiến hành soạn thảo 2 nghị định là Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật PPP (nghị định chung) và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PPP về lựa chọn nhà đầu tư (NĐT) (nghị định về lựa chọn NĐT).
Hiện nay, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và các nhà đầu tư gồm Dự thảo Nghị định hướng dẫn chung gồm 7 chương và 46 điều; Dự thảo Nghị định hướng dẫn về lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP gồm 9 chương và 89 điều.
 
Góp ý cho dự thảo nghị định về lựa chọn NĐT, các đại biểu cũng cho rằng, dự thảo nghị định này cũng còn một số vấn đề mà cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét thêm.
 
Theo ông Trần Chủng – Chủ tịch VARSI, trong số các nhóm vấn đề được Quốc hội giao cho Chính phủ hướng dẫn Luật PPP thì lĩnh vực và quy mô tổng mức đầu tư các dự án PPP; việc thành lập hội đồng thẩm định dự án PPP; chấm dứt hợp đồng dự án PPP; cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu; quy trình dự án PPP; cơ chế ưu đãi cho nhà đầu tư cam kết sử dụng nhà thầu, hàng hóa, vật tư, thiết bị trong nước... đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
 
“Đây là những vấn đề rất cần được cụ thể hóa, hướng dẫn sớm để Luật PPP đảm bảo tính khả thi khi có hiệu lực vào đầu năm nay”, đại diện VARSI nêu quan điểm.
 
Đóng góp ý kiến cho dự thảo nghị định chung, ông Phan Vinh Quang – Giám đốc quốc gia Dự án Nghiên cứu, đánh giá và phân tích USAID (LEAP III) - cho rằng, dự thảo vẫn còn có một số hạn chế nhất định.
 
Cụ thể, đối với quy định về thăm dò thị trường, tại Điều 23 dự thảo nghị định chung quy định, báo cáo nghiên cứu khả thi không yêu cầu phải thăm dò thị trường. Tuy nhiên theo ông Quang, thăm dò thị trường là rất quan trọng để xác định xem các NĐT tư nhân có quan tâm đến dự án hay không và dự án PPP có khả năng thành công hay không. Nếu không thăm dò thị trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể sẽ dành nhiều sự quan tâm cho các dự án không thật sự hấp dẫn thị trường, do đó không thể chọn được NĐT có năng lực. Mặt khác, những kết quả đầu ra xuất phát từ thị trường sẽ giúp thúc đẩy khả năng thương mại và khả năng được ngân hàng bảo lãnh của dự án, do đó, đây phải là một phần của quá trình chuẩn bị dự án.
 
Hay như vấn đề về gian lận doanh thu, theo dự thảo nghị định chung, hành vi gian lận doanh thu được xác định là xuất hiện hành vi gian lận doanh thu thu được từ người sử dụng trong các hợp đồng áp dụng cơ chế thu phí từ người sử dụng hoặc gian lận khối lượng sản phẩm, dịch vụ công cung cấp trong các hợp đồng áp dụng cơ chế nhà nước thanh toán nhằm thu lợi bất chính. Tuy nhiên ông Quang cho rằng, việc xác định hành vi gian lận doanh thu chỉ nên áp dụng cho các dự án áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu. Đối với các trường hợp khác, doanh thu thuộc về doanh nghiệp dự án nên việc điều tra doanh thu thực tế là không hợp lý.
 
Hay như vấn đề về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, tại Điều 30 dự thảo nghị định chung quy định, việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn được thực hiện khi một trong các bên tham gia hợp đồng PPP có văn bản đề nghị thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn. Góp ý cho quy định này, ông Quang cho rằng, quy định như vậy có thể gây nhầm lẫn rằng thỏa thuận sẽ được thực hiện sau khi có thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, từ một trong hai bên tham gia hợp đồng PPP. “Do đó, quy trình và cách thức tính toán bồi thường trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nên được quy định trong hợp đồng PPP và được ban hành trong giai đoạn đấu thầu” – chuyên gia USAID đề xuất.
 
Ý kiến của Luật sư Nguyễn Tiến Lập bàn về vấn đề chấm dứt hợp đồng, ông Lập cho rằng “không hề đơn giản”,  “các doanh nghiệp PPP, các nhà đầu tư ban đầu không sợ bị chấm dứt hợp đồng vì họ đã thu hồi cả vốn lẫn lời rồi, các doanh nghiệp quản lý vận hành thì họ chỉ như người làm công ăn lương. Bên lo sợ nhất là các ngân hàng, mà ngân hàng lấy nguồn vốn từ tiền gửi của người dân và của doanh nghiệp. Ngân hàng thì không thể phá sản được. Nếu việc chấm dứt dự án xảy ra thì “nhà nước sẽ phải ôm hết”. Nếu ngân hàng phá sản thì ảnh hưởng đến người dân. Lúc đó sẽ dẫn đến những vấn đề về an ninh xã hội và chính trị. Bởi nhẽ đây là các dự án đã được nhà nước thẩm định chắn chắn quá rồi, việc chấm dứt hợp đồng nếu không cẩn thận chính nhà nước sẽ chịu thiệt hại lớn”.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập phát biểu tại Hội thảo
Là đơn vị tham gia nhiều dự án BOT, ông Đặng Xuân Chinh, Trưởng Ban Pháp chế, Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Đèo Cả cho biết, qua thực tiễn khi thực hiện dự án BOT giao thông từ giai đoạn tham gia lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án, khai thác, vận hành đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do cơ chế chính sách chưa được quy định đồng bộ hoặc chưa được hướng dẫn một cách chi tiết.
 
Theo Tập đoàn Đèo Cả, đối với việc xác định hành vi “chậm trễ” của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cần phải quy định cụ thể thời gian chậm trễ tại dự thảo Nghị định hoặc được quy định cụ thể trong hợp đồng dự án và xem xét nhà đầu tư có thể đẩy nhanh thi công để bù đắp bằng tiền độ được hay không.
Ông Đặng Xuân Chinh - tập đoàn Đèo Cả 
“Cần quy định rõ thời gian bao lâu kể từ ngày đến hạn, thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục hay chỉ cần quá ngày quy định mốc thời gian trong hợp đồng là được coi là chậm trễ và cơ quan ký kết hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng?
 
Trường hợp chậm trễ này phải được các bên xác định là do nguyên nhân chủ quan của Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thì mới là căn cứ để xác định đó là vi phạm của Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án”, ông Chinh nêu quan điểm.
 
Từ góc độ nhà tư vấn luật, Luật sư Lê Nết, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đánh giá cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của dự thảo và mong mỏi Nghị định khi ban hành sẽ được nhiều nhà đầu tư hưởng ứng.
Các đại biểu tại phiên tọa đàm
Đi vào cụ thể vấn đề, Luật sư Lê Nết cho rằng, dự thảo Nghị định cần bổ sung doanh nghiệp dự án có nghĩa vụ xin mọi giấy phép và chấp thuận cần thiết để thực hiện dự án, trừ khi hợp đồng quy định rõ cơ quan ký kết hợp đồng xin giấy phép cụ thể, để tránh việc cơ quan ký kết hợp đồng bị kiện do chậm xin giấy phép và chấp thuận cho doanh nghiệp dự án, vốn dĩ phụ thuộc vào sự đầy đủ của hồ sơ mà doanh nghiệp dự án chuẩn bị.
 
“Ngoài ra, để tránh cơ quan ký kết họp đồng bị kiện do chậm bàn giao mặt bằng hay mặt bằng vướng tiện ích, dự thảo cần quy định doanh nghiệp dự án có nghĩa vụ nhận đất đai, tài sản từ cơ quan ký kết hợp đồng để thực hiện dự án theo đúng thực trạng sẵn có và phải chịu trách nhiệm dọn dẹp mặt bằng để thi công theo tiến độ được duyệt”, Luật sư Lê Nết chia sẻ.
 
Luật thì đã có. Việc quy định các thủ tục tiếp theo sẽ còn cần tranh luận nhiều để đạt được sự cụ thể, rõ ràng và khả thi. Nhưng quan trọng nhất là việc các thủ tục không được tạo ra những trở ngại hành chính cho cả cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ 2020: “đẻ” thêm giấy phép con gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải Vietnet24h - Ở Việt Nam, các loại “giấy phép con” đã gây ra những khó khăn và tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực ngành nghề, vốn là chuyện quen thuộc, xưa như trái đất. Ngạc nhiên thay, khi Bộ Giao thông Vận tải hiện nay tỏ ra dường như không biết đến việc này nên trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ 2020 đã đẻ thêm ra nhiều loại giấy phép chuyên ngành nhắm vào các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Trump ký luật stablecoin khi ngành công nghiệp tiền điện tử hướng tới việc áp dụng rộng rãi Vietnet24h - Hôm thứ Sáu (18/7), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký ban hành luật thiết lập cơ chế quản lý đối với các loại tiền điện tử neo giá vào đô la, được gọi là stablecoin, một cột mốc có thể mở đường cho việc tài sản kỹ thuật số trở thành phương thức thanh toán và chuyển tiền thông dụng hàng ngày.
Thuế quan Hoa Kỳ lên EU: tác động và phản ứng của các bên Vietnet24h - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế quan 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu (EU), có hiệu lực từ ngày 1/8/2025, theo bài đăng trên mạng xã hội Truth Social vào ngày 12/7/2025.
Trump tuyên bố áp thuế 35% lên Canada bắt đầu từ ngày 1 tháng 8, cảnh báo sẽ tăng thuế nếu Ottawa trả đũa Vietnet24h - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ năm đã công bố mức thuế 35% đối với hàng nhập khẩu từ Canada, bắt đầu từ ngày 1 tháng 8.
Đông Nam Á không cần phải đứng về phe nào trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Vietnet24h - Các chuyên gia tham gia hội thảo cho biết tại hội nghị East Tech West của CNBC ở Bangkok, Thái Lan, Đông Nam Á không nên chọn đứng về phe nào trong cuộc đua công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trump công bố thỏa thuận thương mại với Việt Nam, áp thuế 20% đối với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ Vietnet24h - Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
Netflix tăng giá – tín hiệu cho bước chuyển mới trong quản lý thuế nền tảng số tại Việt Nam Vietnet24h - Việc Netflix và loạt dịch vụ số nước ngoài đồng loạt tăng giá sau ngày 1/7 không chỉ là câu chuyện hóa đơn người dùng. Đây là chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang siết lại sân chơi số xuyên biên giới bằng cách áp thuế đồng đều, minh bạch và hướng tới một nền kinh tế số có chủ quyền.
Samsung, SK hynix lo ngại về việc hủy bỏ quyền miễn trừ chip của Hoa Kỳ Vietnet24h - Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự bất ổn mới về hoạt động của họ tại Trung Quốc, khi Washington được cho là đang cân nhắc việc thu hồi các miễn trừ cho phép họ đưa thiết bị chip của Mỹ vào để nâng cấp cơ sở.
Hạ viện Hoa Kỳ yêu cầu nhân viên không sử dụng WhatsApp của Meta Vietnet24h - Hôm thứ Hai, quan chức hành chính của Hạ viện Hoa Kỳ đã nói với các nhân viên rằng họ không được phép sử dụng WhatsApp do ứng dụng này thiếu minh bạch về quyền riêng tư dữ liệu và các hoạt động bảo mật.
Hoa Kỳ có thể nhắm mục tiêu vào hoạt động của Samsung, Hynix, TSMC tại Trung Quốc Vietnet24h - Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang cân nhắc thu hồi các giấy phép được cấp trong những năm gần đây cho các nhà sản xuất chip toàn cầu Samsung, SK Hynix và TSMC, khiến họ khó tiếp nhận hàng hóa và công nghệ của Hoa Kỳ tại các nhà máy của họ ở Trung Quốc hơn.
Trung Quốc thắt chặt kiểm soát internet bằng hình thức ID ảo tập trung mới Vietnet24h - Trung Quốc đã thành thạo trong việc kiểm soát internet, vận hành một trong những chế độ kiểm duyệt và giám sát trực tuyến rộng khắp nhất thế giới. Với việc kiểm tra danh tính bắt buộc trên mọi nền tảng trực tuyến, người dùng gần như không thể ẩn danh.
Xu hướng "tạm dừng" bùng nổ trung tâm dữ liệu AI tại các công ty công nghệ lớn Vietnet24h - Quyết định ngừng hoạt động của một trung tâm dữ liệu ở Ohio của Microsoft và báo cáo của Phố Wall cho biết AWS của Amazon đang tạm dừng một số hợp đồng thuê đã làm gia tăng lo ngại của thị trường về sự sụp đổ của một trung tâm dữ liệu AI.
OpenAI cho biết họ sẽ sử dụng nền tảng đám mây của Google cho ChatGPT Vietnet24h - OpenAI sẽ dựa vào Google Cloud Platform cho ChatGPT và giao diện lập trình ứng dụng của nó ở một số quốc gia.
“Chữa bách bệnh” bằng AI – cuộc cách mạng thật sự trong ngành dược? Vietnet24h - Một loại thuốc được thiết kế chỉ bằng… cú nhấp chuột? Đó không còn là tưởng tượng trong phim khoa học viễn tưởng, mà là tham vọng đầy táo bạo của Isomorphic Labs – công ty con của Alphabet, được tách ra từ phòng thí nghiệm DeepMind danh tiếng. Với nền tảng là hệ thống AI AlphaFold, họ đang bước vào giai đoạn chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người đối với những loại thuốc “do AI tạo ra từ đầu đến cuối.”
Centaur – Bước tiến táo bạo trong việc "giải mã" hành vi con người bằng AI Vietnet24h - Một trong những thách thức lớn nhất trong khoa học thần kinh và tâm lý học hiện đại là làm sao để "đọc" được suy nghĩ, dự đoán hành vi của con người – một sinh vật đầy biến số và giàu cảm xúc. Với sự xuất hiện của mô hình AI Centaur, các nhà khoa học dường như đang tiến gần hơn bao giờ hết đến giấc mơ tái hiện hoạt động nhận thức của bộ não người qua máy móc.
Samsung hướng tới việc mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe kết nối Vietnet24h - Samsung Electronics đã tổ chức Diễn đàn Công nghệ Galaxy vào thứ Năm để giới thiệu sơ lược về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số mà công ty đang hướng đến thông qua khả năng trí tuệ nhân tạo (AI) của thương hiệu Galaxy.
Robot chạy nhanh như vận động viên: Tương lai của trợ lý AI đang đến gần? Vietnet24h - Với tốc độ gần 10 m/giây, Black Panther II cho thấy robot trong tương lai không chỉ biết đi, mà còn có thể chạy và hỗ trợ con người ở tốc độ cao. Mirror Me đặt mục tiêu đưa robot vào đời sống từ năm 2030 như một trợ lý cá nhân thông minh.
Đối thủ của Nvidia Groq mở rộng với trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Châu Âu Vietnet24h - Groq cho biết họ đã thành lập trung tâm dữ liệu đầu tiên tại châu Âu thông qua quan hệ đối tác với Equinix.
Matt Turnbull: Từ lãnh đạo Xbox đến tâm điểm tranh cãi về AI và cảm xúc con người Vietnet24h - Giữa lúc Microsoft sa thải hàng loạt nhân viên, phát ngôn của Matt Turnbull rằng AI có thể giúp "giải tỏa cảm xúc tiêu cực" bị xem là vô cảm. Nhưng liệu ông là nạn nhân của sự hiểu lầm, hay đại diện cho một tư duy công nghệ lạnh lùng?
Kỷ nguyên AI: Từ cơ hội triệu USD đến giấc mơ nghìn tỷ USD Vietnet24h - Lời cảnh báo từ Mark Cuban rằng AI có thể tạo ra cá nhân đầu tiên sở hữu nghìn tỷ USD đang khiến giới đầu tư toàn cầu không thể ngồi yên. Khi AI không còn là xu hướng mà trở thành hạ tầng thiết yếu, kẻ tiên phong có thể tái định nghĩa khái niệm tài sản.
Việt Nam, một trong những quốc gia triển vọng nhất trên thị trường bán dẫn toàn cầu Vietnet24h - Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng, chuỗi cung ứng mong manh và xung đột địa chính trị gia tăng, Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như một trong những quốc gia triển vọng nhất trong lĩnh vực bán dẫn toàn cầu.
Gieo mây nhân tạo: Kỳ vọng điều tiết khí hậu hay "vật tế thần" của thời tiết cực đoan? Vietnet24h - Giữa lúc biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng thất thường, công nghệ gieo mây được kỳ vọng giúp điều chỉnh lượng mưa, hạn chế hạn hán. Nhưng bên cạnh hiệu quả khiêm tốn, công nghệ này lại liên tục bị quy trách nhiệm cho nhiều thảm họa, từ lũ quét ở Texas đến mưa lớn ở Dubai. Đâu là sự thật, đâu là nỗi sợ?
Lithium Hồ Nam – mảnh ghép chiến lược đưa Trung Quốc đến ngôi vương pin thế giới Vietnet24h - Không chỉ là một phát hiện địa chất, mỏ lithium mới ở Hồ Nam là quân bài chiến lược giúp Trung Quốc kiểm soát sâu hơn chuỗi cung ứng pin toàn cầu. Trong cuộc đua điện hóa, nơi mỗi tấn quặng mang theo quyền lực địa chính trị, phát hiện này có thể định hình lại bản đồ năng lượng sạch của thế giới.
Châu Âu học cách sống chung với nắng nóng – Từ “trốn nắng” đến tái thiết đô thị bền vững Vietnet24h - Biến đổi khí hậu không còn là một dự báo – nó là thực tại sống động đang thiêu đốt các thành phố châu Âu mỗi mùa hè. Với nhiệt độ vượt ngưỡng 46°C tại bán đảo Iberia và chuỗi ngày nóng kỷ lục ở Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha… mùa hè năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt: các thành phố không thể chỉ “chịu đựng” nắng nóng – họ buộc phải thiết kế lại cách sống.
Turbine thủy điện 500 MW: Trung Quốc khẳng định vị thế bằng công nghệ và địa chính trị Vietnet24h - Không chỉ là một bước tiến kỹ thuật, turbine xung công suất 500 MW do Trung Quốc phát triển còn là minh chứng cho tham vọng chiến lược của nước này trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, kiểm soát nguồn nước xuyên biên giới và hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.
“Công nghệ nhanh” – tiện lợi ngắn hạn, hậu họa dài lâu Vietnet24h - Trong cuộc đua công nghệ, thế giới đang chứng kiến một nghịch lý đáng lo: càng rẻ, càng nhanh – lại càng nguy hại. Quạt mini, sạc dự phòng giá rẻ, bóng LED hay bàn chải điện dùng vài lần rồi vứt bỏ đang trở thành những “mảnh vụn công nghệ” bủa vây môi trường sống – một loại rác thải điện tử mới có tên: công nghệ nhanh.
Luật Năng lượng nguyên tử – Cánh cửa chiến lược mở ra nền công nghiệp hạt nhân nội địa Vietnet24h - Luật Năng lượng nguyên tử vừa được Quốc hội thông qua đã chính thức mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp hạt nhân Việt Nam – nơi mục tiêu không còn chỉ là ứng dụng vì hòa bình, mà còn hướng đến làm chủ công nghệ, xây dựng chuỗi cung ứng nội địa và phát triển năng lực hạt nhân từ y tế, công nghiệp đến sản xuất điện.
Chống ô nhiễm nhựa: Việt Nam cần một hệ sinh thái đổi mới chứ không chỉ là chính sách Vietnet24h - Luật pháp, chiến lược, thậm chí công nghệ xử lý nhựa đều đã có – nhưng ô nhiễm nhựa tại Việt Nam vẫn trầm trọng. Trong thời điểm mang tính bước ngoặt, các chuyên gia quốc tế nhấn mạnh: điều Việt Nam cần là một cuộc “đồng khởi” đổi mới sáng tạo, quy tụ startup, doanh nghiệp lớn, trường đại học và cả cộng đồng.
Nồng độ CO2 vượt 430 ppm: Liệu chúng ta có thể tránh được kịch bản Trái Đất nóng lên không thể kiểm soát? Vietnet24h - Tháng 5 năm 2025, Trái Đất đã ghi nhận một cột mốc đáng lo ngại khi nồng độ CO2 vượt mức 430 ppm, đánh dấu một trong những thời khắc then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ trong vài thập kỷ nữa, chúng ta có thể đối mặt với những tác động không thể lường trước của biến đổi khí hậu – từ sự gia tăng thiên tai đến nguy cơ sinh thái toàn cầu.
Mặt Trăng có thể giàu hơn cả Trái Đất với kho kim loại quý 1.000 tỷ USD Vietnet24h - Không phải tiểu hành tinh xa xôi, chính Mặt Trăng – người bạn gần gũi của Trái Đất – có thể là “mỏ vàng ngoài không gian” chứa lượng kim loại bạch kim khổng lồ. Nghiên cứu mới hé lộ một sự thật bất ngờ: dưới những hố va chạm lạnh lẽo là kho báu quý hơn cả vàng đang chờ được khai phá.
Trái Đất sắp “nghẹt thở” vì vệ tinh: Không gian không phải miền đất vô tận Vietnet24h - Rác vũ trụ, va chạm vệ tinh, kim loại trong tầng khí quyển... là những hệ quả nhãn tiền của cơn sốt phát triển mạng lưới vệ tinh. Trái Đất không chỉ đối mặt với biến đổi khí hậu dưới mặt đất, mà còn với một cuộc khủng hoảng môi trường ngay trên đầu.