Điện tử tiêu dùng
MÃ ĐỘC TRONG THỜI ĐẠI IOT
Alisa H - Thứ Bảy, 08/09/2018 7:38 SA
Vietnet24h - Giống như mọi giải pháp thông minh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ khác trên thị trường, các hệ thống và thiết bị kết nối IoT cũng có sức hấp dẫn chí mạng đối với tin tặc

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà cung cấp công nghệ trong việc mang kết nối đến với một loạt các vật dụng và thiết bị khác nhau, doanh nghiệp và người dùng đã bắt đầu cảm nhận được sức mạnh của Internet Vạn Vật (IoT - Internet of Things). Từ thiết bị đơn giản như bộ định tuyến gia đình đến các hệ thống máy móc phức tạp, IoT đã trở thành một khái niệm công nghệ mang tính cách mạng mạnh mẽ.

Khi các hệ thống và thiết bị kết nối không ngừng chứng tỏ lợi ích đối với doanh nghiệp và các lĩnh vực tiêu dùng, mọi người không thể không chú ý đến nó. Tin tặc cũng vậy. Cũng giống như mọi giải pháp thông minh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ khác trên thị trường, thiết bị IoT có sức hấp dẫn chí mạng đối với tin tặc, mũ đen cũng như mũ trắng.

Tuy nhiên, mã độc tấn công vào các hệ thống IoT có cách thức hoạt động hơi khác so với mã độc truyền thống. Ngoài ra, do các nền tảng và thiết bị IoT không có sức mạnh tính toán hoặc bảo mật - và vì loại hiểm họa này đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây - nên chúng ta cần xem xét nghiêm túc hơn những sự lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến hoạt động lành mạnh của các thiết bị kết nối mạng.

TẦM VỚI CỦA IOT LÀ BAO XA?

Từ sau khi khái niệm IoT ra đời, nó luôn được ghi nhận bằng các số liệu thống kê quan trọng, cho thấy ảnh hưởng tiềm năng mà một hệ thống các thiết bị kết nối có thể gây ra. Cùng xem xét những con số cập nhật này từ Statista:

·       Các nhà nghiên cứu dự báo có hơn 284 tỷ USD đang chờ để đưa vào các dịch vụ IoT trong năm 2017. Họ cũng dự đoán chi tiêu của người tiêu dùng sẽ đạt 1.494 tỷ USD vào năm 2020.

·       Thị trường bán lẻ IoT sẽ vượt quá giá trị 5 tỷ USD trong hai năm tới.

·       Số lượng thiết bị và cảm biến IoT được cài đặt đưa vào sử dụng của người tiêu dùng sẽ đạt 12,86 tỷ vào năm 2020.

·       Thị trường toàn cầu cho thẻ chip RFID (Radio Frequency Identification - công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio) sẽ đạt giá trị 24,5 tỷ USD vào năm 2020.

·       Hơn 37 triệu hệ thống quản lý giao thông đường bộ hỗ trợ IoT sẽ được cài đặt trong hai năm tới.

·       Sẽ có hơn 830 triệu thiết bị đeo và 20,8 tỷ hệ thống nhà thông minh tự động hóa được lắp đặt trong lĩnh vực tiêu dùng vào năm 2020.

Với phạm vi ảnh hưởng lớn đến như vậy trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ và dân dụng, không lạ khi các nhân tố độc hại bắt đầu nhắm vào cảm biến và thiết bị kết nối cho những mục đích đen tối.

MÃ ĐỘC IOT HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Các điểm cuối IoT có sự khác biệt đáng kể so với máy PC và hệ thống máy tính truyền thống mà nhiều người dùng cũng như tin tặc quen thuộc. Mặc dù những thiết bị này được trang bị kết nối không dây, một số chúng lại không có loại giao diện người dùng hoặc sức mạnh tính toán như khuôn mẫu.

Tuy nhiên, trong số những yếu tố khiến các thiết bị IoT trở nên khác biệt so với các nền tảng công nghệ khác có những yếu tố lại chính là điều mà tin tặc tìm kiếm.

Có ý kiến cho rằng cho dù các thiết bị IoT không mạnh mẽ, thậm chí không sánh bằng những chiếc PC cơ bản nhất, chúng lại có những lợi ích nhất định - ít nhất là đối với tin tặc – bởi chúng thường thiếu bảo mật mạng phù hợp và bởi người dùng thường xuyên cài đặt thêm thiết bị mới nhưng lại ít nhiều quên mất việc phải thiết lập bảo mật mạng.

Việc sử dụng mật khẩu mặc định và việc người dùng không xử lý các điểm cuối IoT theo cùng cách thức đối với các điểm cuối truyền thống tạo ra những điểm yếu có thể đưa đến nguy cơ lây nhiễm cho thiết bị IoT.

Không thể không nói, có một số điểm tương đồng giữa các dòng mã độc lây nhiễm trên máy tính và máy chủ gần đây với những cuộc tấn công nhắm vào các hệ thống IoT. Đó là do nhiều mã độc IoT tìm cách tận dụng thiết bị để khai thác tiền điện tử, tạo ra một botnet có khả năng sinh lợi dưới hình thức tiền kỹ thuật số không thể truy nguyên. Mặc dù một số chuyên gia công nghệ và bảo mật không tin rằng tin tặc có thể tạo ra bất kỳ khoản thu nhập lớn nào từ các kế hoạch khai thác tiền điện tử IoT này, những trường hợp này vẫn nên được coi là một mối đe dọa.

Dù lợi nhuận đến từ các thiết bị IoT bị lây nhiễm có thể rất nhỏ nhưng ít nhất nó vẫn đáng lo đối với người dùng vì nói đến cùng, thiết bị của họ vẫn bị nhiễm mã độc. Dù cryptojacking (việc tin tặc sử dụng thiết bị của nạn nhân để bí mật khai thác các đồng tiền mã hóa) được cho là không gây nhiều tổn hại như ransomware (mã độc tống tiền) hay trojan (mã độc ngụy trang), thiết bị vẫn thật sự bị xâm phạm.

MÃ ĐỘC IOT: BIẾN THỂ MIRAI NHẮM VÀO THIẾT BỊ IOT

Một ví dụ về sự lây nhiễm nhắm vào các điểm cuối IoT là về một biến thể của mã độc Mirai, có tên OMG và được nhóm nghiên cứu tại Trend Micro xác định là ELF_MIRAI.AUSX. Biến thể này sử dụng cùng cách thức tấn công từ chối dịch vụ giống như mẫu Mirai gốc. Biến thể OMG cũng đi kèm với một số bổ sung mã và hiệu chỉnh nhằm lây nhiễm các điểm cuối IoT, đặc biệt là các bộ định tuyến gia đình.

Nhóm nghiên cứu tại Trend Micro giải thích: "Điểm chính trong cuộc tấn công Mirai là cho phép tác giả của mã độc sử dụng các bộ định tuyến thuộc sở hữu tư nhân vào các hoạt động độc hại mà chính chủ không hề hay biết… Những cuộc tấn công này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân của nó, bao gồm các doanh nghiệp. Các công ty có thể phải đối mặt với sự gián đoạn kinh doanh, mất tiền và thậm chí là tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu”.

REAPER: XÂY DỰNG TRÊN NỀN TẢNG CỦA MIRAI

Biến thể OMG Mirai là một trong những lây nhiễm đáng chú ý đầu tiên nhằm vào IoT, nhưng chắc chắn không phải là cuối cùng. Cuối năm 2017 đã có báo cáo về Reaper IoT Botnet. Ở tại thời điểm đó, nó đã lây nhiễm tổng cộng trên một triệu mạng.

Trong khi Mirai và biến thể OMG khai thác các hệ thống có thông tin bảo mật yếu hoặc vẫn đang dùng mật khẩu mặc định, botnet Reaper – còn được biết đến dưới cái tên IoT Troop - sử dụng một phương pháp tập trung hơn. Mã độc này sử dụng các kỹ thuật tấn công chủ động hơn để xác định và lây nhiễm các điểm cuối IoT, thiết lập một botnet sâu rộng với sức mạnh tính toán đáng kể.

Đó là sự khác biệt giữa việc tìm kiếm lỗ hổng với chủ động chọn ổ khóa. Thay vì chỉ đoán mật khẩu của các thiết bị mà nó lây nhiễm, Reaper sử dụng các lỗ hổng bảo mật đã biết trong mã của những thiết bị không an toàn này để xâm nhập và rồi lan rộng ra.

BẢO VỆ ĐIỂM CUỐI IOT: THÓI QUEN TỐT CỦA DOANH NGHIỆP

Mối hiểm họa đến từ botnet Reaper cho thấy các tác nhân độc hại ngày càng hiểu rõ hơn cách thức lây nhiễm nhắm vào các mục tiêu IoT và nhiều khả năng là những cuộc tấn công vào các thiết bị kết nối sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn. Khi mà các doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục tận dụng những lợi thế mà IoT đem đến, điều quan trọng là họ phải đảm bảo rằng các cảm biến và điểm cuối này được bảo vệ đúng cách. Việc đó bao gồm:

·       Chọn sản phẩm IoT đáng tin cậy: Điều quan trọng là chỉ triển khai đưa vào sử dụng những bộ định tuyến và thiết bị IoT được trang bị bảo mật mạnh mẽ. Ví dụ, theo các nhà nghiên cứu tại Trend Micro, doanh nghiệp nên tránh các bộ định tuyến đi kèm các gói dịch vụ internet và không bao giờ tái sử dụng các bộ định tuyến đã qua sử dụng vì chúng có thể có cấu hình không chính xác và không an toàn.

·       Sử dụng thông tin đăng nhập xác thực mạnh: Hầu hết các thiết bị IoT đều có mật khẩu mặc định được cài đặt sẵn. Những mật khẩu này chính là lỗ hổng mời gọi tin tặc, khiến việc xâm nhập và lây nhiễm vào thiết bị trở nên quá đơn giản đối với mã độc. Vì lý do này, doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi mật khẩu mặc định thành một thứ mạnh hơn và không dễ đoán khi triển khai thiết bị.

·       Đảm bảo thiết bị luôn được cập nhật: Các doanh nghiệp và người dùng cá nhân cũng cần đảm bảo phần mềm hỗ trợ hoạt động của bộ định tuyến được cập nhật thường xuyên, bao gồm hệ điều hành, trình điều khiển, các chương trình quản lý và cấu hình.

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – TỪ TIỀM NĂNG ĐẾN THỰC TIỄN Vietnet24h - Không phải mọi nỗ lực của các hãng công nghệ đều kết thành quả ngọt nhưng may thay, vẫn có rất nhiều ý tưởng công nghệ tốt đã được đưa thành công vào thực tiễn cuộc sống, trong đó có trí tuệ nhân tạo
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Liệu AI của Google có còn trung lập khi bị “cấy” quảng cáo? Vietnet24h - Việc tích hợp quảng cáo vào AI Overviews và AI Mode khiến không ít người lo ngại rằng công cụ tìm kiếm của Google đang dần trở thành nền tảng định hướng hành vi tiêu dùng thay vì phản ánh nhu cầu thực sự của người dùng. Phải chăng AI đang bị thương mại hóa quá nhanh, quá sâu?
Sự cố Facebook và lời cảnh tỉnh về rủi ro phụ thuộc vào nền tảng số Vietnet24h - Sau hai ngày hỗn loạn vì loạt nhóm lớn trên Facebook "bay màu" không lý do rõ ràng, cộng đồng mạng Việt Nam có thể tạm thở phào khi các hội nhóm đã được khôi phục. Nhưng phía sau sự phục hồi nhanh chóng đó là những câu hỏi lớn chưa có lời giải – về sự phụ thuộc tuyệt đối vào nền tảng, quyền kiểm soát cộng đồng, và rủi ro ngày càng cao từ những lỗi kỹ thuật “tập trung hóa”.
Phần mềm độc hại SparkKitty: Khi thư viện ảnh trở thành cánh cửa cho tội phạm mạng tấn công ví tiền số Vietnet24h - Sự xuất hiện của SparkKitty – một biến thể mới trong họ trojan SparkCat – đã đánh dấu một bước tiến nguy hiểm trong chiến thuật tấn công mạng. Không chỉ đánh cắp dữ liệu như thông thường, loại mã độc này nhắm đến chính thư viện ảnh cá nhân – một kho lưu trữ tưởng chừng vô hại – để trích xuất những thông tin có thể mở toang cánh cửa vào ví tiền điện tử của nạn nhân.
Lỗ hổng zero-day trên Chrome: Báo động đỏ cho an ninh mạng toàn cầu Vietnet24h - Khi trình duyệt trở thành "cửa ngõ" mặc định để tiếp cận thế giới số, một lỗ hổng zero-day trên Chrome không chỉ đơn thuần là một lỗi kỹ thuật – mà là lời nhắc nghiêm khắc về mức độ mong manh của hệ sinh thái số hiện đại.
Safari và bài toán bảo mật bị bỏ ngỏ: Khi sự im lặng của Apple trở thành rủi ro của người dùng Vietnet24h - Một lỗ hổng trong tính năng toàn màn hình của trình duyệt Safari đang phơi bày hàng triệu người dùng Apple trước những chiến dịch lừa đảo tinh vi. Nhưng điều đáng báo động hơn cả không nằm ở bản thân lỗ hổng – mà ở thái độ có phần thờ ơ của Apple trước cảnh báo từ giới nghiên cứu bảo mật.
Việt Nam vào top 30 thế giới về tốc độ mạng: Nhưng hàng trăm bản làng vẫn mòn mỏi đợi sóng Vietnet24h - Trong khi người dân thành phố tận hưởng Internet 5G tốc độ cao, thì ở Sơn La, hơn 600 thôn bản vẫn chưa có đường truyền mạng. Câu chuyện kết nối số tại Việt Nam vẫn là bức tranh hai mảng sáng – tối, đòi hỏi những hành động quyết liệt hơn từ cơ quan quản lý và doanh nghiệp viễn thông.
Game Pet Samkok chiếm top 1 tại Việt Nam, nổi bật ở Thái Lan và Indonesia Vietnet24h - Chỉ sau một ngày phát hành, Pet Samkok – Báo Thủ 3Q do SohaGame phát triển – đã vươn lên đứng đầu App Store, Google Play tại Việt Nam và được Apple chọn hiển thị nổi bật tại Thái Lan, Indonesia, đánh dấu bước tiến mới của game Việt tại thị trường Đông Nam Á.
CEO của Nvidia, Jensen Huang cho biết Nintendo Switch 2 có bộ xử lý AI chuyên dụng Vietnet24h - CEO của Nvidia, Jensen Huang đã trình bày chi tiết về khả năng của máy chơi game Switch 2 mới của Nintendo.
Lượng tử hóa an ninh mạng: Khi thông tin được bảo vệ bởi định luật vật lý Vietnet24h - Hãy tưởng tượng mỗi tin nhắn bạn gửi được bảo vệ bằng định luật vật lý – không hacker nào có thể đọc trộm, vì chỉ cần nghe lén là… chính họ tự làm sai lệch thông tin. Đó không còn là viễn tưởng, mà là thực tế đang diễn ra tại Trung Quốc, nơi cuộc gọi mã hóa lượng tử đầu tiên vừa được thực hiện nhờ công nghệ bảo mật cấp độ nguyên tử.
Lượng PC xuất xưởng tăng trong quý đầu tiên khi các công ty chuẩn bị cho thuế quan Vietnet24h - Nhiều công ty đã đẩy nhanh quá trình giao hàng để chuẩn bị cho mức thuế quan sắp tới có thể gây áp lực lên thị trường máy tính và thiết bị điện tử đang phục hồi.
Sự gia nhập của Apple vào thị trường điện thoại thông minh có thể gập lại: Một bước đột phá hay chỉ là sự bắt kịp? Vietnet24h - Khi Apple chính thức bước chân vào thị trường điện thoại thông minh màn hình gập được mong đợi từ lâu vào năm tới, hãng sẽ thấy mình đang bước vào một thị trường vốn đã rất cạnh tranh, đặc biệt là sự thống trị của các đối thủ như Samsung.
Nvidia chuẩn bị khôi phục doanh số bán chip AI tại Trung Quốc – Điều này có ý nghĩa gì đối với thị trường Vietnet24h - Động thái của chính phủ Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn Nvidia xuất khẩu chip GPU sang Trung Quốc có thể đã phản tác dụng một cách ngoạn mục.
TSMC đang đẩy nhanh quá trình sản xuất chip tại Hoa Kỳ do nhu cầu tăng cao, Vietnet24h - Giám đốc điều hành C.C. Wei cho biết TSMC đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình sản xuất chip do "sự quan tâm lớn" từ các khách hàng hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Sự tan băng của chip Mỹ thúc đẩy triển vọng cho Samsung, SK hynix Vietnet24h - Việc Nvidia tiếp tục xuất khẩu sang Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu về chip HBM do Hàn Quốc sản xuất.
Nvidia cho biết chính phủ Hoa Kỳ sẽ cho phép công ty tiếp tục bán chip AI H20 cho Trung Quốc Vietnet24h - Nvidia cho biết vào thứ Ba rằng họ đang nộp đơn lên chính phủ Hoa Kỳ để tiếp tục bán GPU H20 vốn bị hạn chế trước đây cho các khách hàng ở Trung Quốc.
Sony có đang bỏ lỡ cơ hội vàng để cạnh tranh với Apple và Samsung trong lĩnh vực đổi mới bán lẻ không? Vietnet24h - Trong nhiều năm, Sony đã là một thế lực đáng gờm trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh, thường xuyên thách thức những chuẩn mực thông thường vốn có của thị trường.
LG Electronics hướng đến sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu để thúc đẩy tăng trưởng HVAC Vietnet24h - LG Electronics đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí lên 20 nghìn tỷ won (14,6 tỷ đô la) doanh thu hàng năm vào năm 2030, định vị đây là động lực tăng trưởng chính trong lĩnh vực kinh doanh.
Robot có “mắt thần” – Khi máy móc bắt đầu nhìn thấy những gì con người không thể Vietnet24h - Công nghệ mới từ MIT cho phép robot nhìn xuyên hộp, xuyên vật cản để xác định hàng hỏng, đồ vật sai sót trong kho hàng. Nhưng sau bước tiến kỹ thuật đầy hứa hẹn ấy là loạt câu hỏi về quyền riêng tư, đạo đức và tương lai của một thế giới nơi thị giác máy có thể “xuyên thấu” thực tại.
Samsung đối mặt với thách thức về lợi nhuận trong bối cảnh doanh số Galaxy S25 không như mong đợi Vietnet24h - Sau quý đầu tiên phá kỷ lục với doanh thu và lợi nhuận ấn tượng, Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, dường như đang chuẩn bị cho một hiệu suất đáng thất vọng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2025 sắp tới.
Samsung và chiến lược "gập bình dân" – cú lật cờ thầm lặng tại Unpacked 2024 Vietnet24h - Samsung được cho sẽ giới thiệu mẫu điện thoại gập giá rẻ Galaxy Z Flip 7 FE tại sự kiện Unpacked ngày 9/7, bên cạnh Z Fold 7 và Z Flip 7. Sản phẩm dùng chip Exynos 2400e, màn hình 6,7 inch và có thể có giá từ 19,3 triệu đồng.
Sự cố pin Anker và hồi chuông cảnh báo về chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu Vietnet24h - Từ Mỹ đến Việt Nam, Anker đang thực hiện thu hồi hàng loạt mẫu pin sạc dự phòng do nghi ngại về an toàn. Dù vấn đề chưa gây hậu quả cụ thể, nhưng sự kiện phản ánh rõ ràng mức độ rủi ro của các chuỗi cung ứng điện tử ngày càng phụ thuộc vào các linh kiện từ khắp nơi trên thế giới – trong đó không phải cái tên nào cũng đáng tin cậy.
Tăng trưởng OLED giảm sút khi thuế quan của Trump đe dọa doanh số bán điện thoại thông minh Vietnet24h - Mối lo ngại đang gia tăng về khả năng chậm lại trong các lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu, do chính sách thuế quan leo thang của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, điều này có thể làm giảm đà tăng trưởng của ngành công nghiệp màn hình OLED của Hàn Quốc.
Xiaomi 16 lộ diện: Cấu hình "khủng", pin vượt Galaxy S25 gần gấp đôi Vietnet24h - Thông tin rò rỉ cho thấy Xiaomi 16 sẽ sở hữu viên pin 7.000 mAh, vượt trội so với 4.000 mAh trên Galaxy S25. Cộng với chip Snapdragon 8 Gen 4 Elite 2 và hệ thống ba camera 50 MP, đây có thể là flagship Android đáng gờm nhất trong nửa cuối năm nay.
Samsung sẽ ra mắt Galaxy Z Flip 7 và Fold 7 vào tháng 7 tại New York Vietnet24h - Samsung Electronics chuẩn bị ra mắt điện thoại màn hình gập mới vào tháng tới, tự hào với hiệu suất tương đương với mẫu Ultra, mẫu cao cấp nhất của dòng Galaxy S.
Xiaomi dẫn đầu thị trường thiết bị đeo tay toàn cầu, thị phần Apple giảm sút trong quý 1/2025 Vietnet24h - Theo báo cáo của Canalys, Xiaomi ghi nhận mức tăng trưởng 44% doanh số thiết bị đeo tay trong quý đầu năm 2025, qua đó chiếm lĩnh vị trí số 1 thị trường toàn cầu với 19% thị phần, vượt qua Apple – nhà sản xuất vốn thống trị lâu nay với 16%.
Doanh số bán điện thoại di động mang thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc tăng nhẹ vào tháng 4 Vietnet24h - Lượng điện thoại mang thương hiệu nước ngoài được bán ra tại Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng lên 3,52 triệu chiếc so với mức 3,50 triệu chiếc của cùng kỳ năm trước.
Lượng iPhone xuất khẩu của Ấn Độ sang Hoa Kỳ tăng vọt ước tính 76%. Vietnet24h - Dữ liệu từ Canalys, hiện là một phần của Omdia, cho thấy số lượng iPhone được vận chuyển từ Ấn Độ đến Mỹ vào tháng 4 đã tăng khoảng 76%, đạt 3.000.000 chiếc.
BYD đánh bại Tesla về doanh số bán xe điện tại Châu Âu bất chấp thuế quan của EU trong 'thời khắc quan trọng' Vietnet24h - Dữ liệu từ JATO Dynamics cho thấy doanh số của BYD tại Châu Âu đã tăng 359% vào tháng 4 so với năm ngoái.
Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Hoa Kỳ, bao gồm cả iPhone của Apple, giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011 Vietnet24h - Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc giảm 72% xuống chỉ còn dưới 700 triệu đô la Mỹ vào tháng 4, khi chiến dịch áp thuế của Trump làm gián đoạn chuỗi cung ứng công nghệ.
LG và Samsung đối đầu trên thị trường TV di động đang phát triển Vietnet24h - LG dẫn đầu thị trường TV di động trước những thách thức mới.