Trong thông cáo báo chí, EC đánh giá vụ sáp nhập sẽ không gây ra vấn đề gì liên quan tới cạnh tranh, bởi thực tế cả hai công ty đều đang đối mặt với thách thức lớn từ các hãng khác.
Thông tin Microsoft muốn mua GitHub được công bố lần đầu tiên vào tháng 6 năm nay. Tuy nhiên nó đã vấp phải nghi ngờ của EC và kết quả của cuộc thăm dò kéo dài 5 tuần, các quan chức chống độc quyền của Ủy ban châu Âu (EU) đã kết luận rằng việc tiếp quản này sẽ tăng cường sức cạnh tranh cho GitHub, dịch vụ này sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ những đối thủ khác.
Ông Satya Nadella, Giám đốc điều hành Microsoft cho biết theo thỏa thuận đầu năm nay GitHub sẽ giữ lại các đặc tính gốc của nhà phát triển, hoạt động độc lập và vẫn là một nền tảng mở. EU dường như chấp nhận lập trường đó khi các nhà chức trách cho rằng Microsoft sẽ không có ý định làm suy yếu bản chất mở của GitHub, vì 28 triệu người dùng dịch vụ có thể chuyển sang các dịch vụ đối thủ nếu họ không hài lòng với cách Microsoft xử lý GitHub.
Apple, Amazon, Google và nhiều công ty công nghệ lớn khác đều đang sử dụng GitHub. Microsoft là nhà đóng góp hàng đầu cho trang web dịch vụ này. Công ty có hơn 1.000 nhân viên tích cực đẩy mã nguồn vào kho lưu trữ trên GitHub.
Microsoft thậm chí còn lưu trữ mã nguồn Windows File Manager gốc trên GitHub. Dịch vụ này có giá trị cuối là 2 tỷ USD vào năm 2015.
Được biết GitHub là một nền tảng được giới phát triển phần mềm yêu thích với hàng chục triệu người dùng, là nơi để lưu trữ mã nguồn cho các dự án phần mềm của họ.
Thỏa thuận dự kiến sẽ được hoàn hành vào cuối năm 2018. Năm 2015, GitHub đã từng được định giá lên đến 2 tỉ USD, sau khi tăng thêm 350 triệu USD vốn liên doanh kể từ khi thành lập vào năm 2008.