Tim Cook, CEO Apple, mới đây cho biết công ty này sẽ quyên góp để giúp bảo tồn rừng Amazon sau khi hỏa hoạn hủy hoạt khu vực này.
“Thật tồi tệ khi thấy rừng Amazon chìm ngập trong hỏa hoạn và hủy hoại. Rừng Amazon là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất của thế giới,” Tim Cook chia sẻ trên Twitter. “Apple sẽ quyên góp để bảo vệ sự đa dạng sinh thái và phục hồi hệ thống rừng Amazon không thể thiếu xuyên suốt Mỹ Latinh.”
Tim Cook dù vậy không đi sâu vào chi tiết khoản quyên góp của Apple.
Các nhà khoa học đã ghi nhận hơn 74.000 vụ cháy ở Brazil trong năm nay, gần gấp đôi so với 40.000 vụ trong năm ngoái. 2019 được coi là năm xảy ra nhiều vụ cháy rừng nhất được ghi nhận kể từ khi các nhà nghiên cứu bắt đầu theo dõi từ năm 2013.
Rừng mưa Amazon có diện tích khoảng 5,5 triệu km vuông, 60% diện tích trong đó thuộc lãnh thổ Brazil. Amazon chiếm hơn 50% rừng nhiệt đới còn lại của hành tinh và cung cấp 20% lượng oxy cho Trái Đất. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là lá phổi xanh của nhân loại. Tuy nhiên, BBC cho biết nạn phá rừng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong 40 năm qua.
Biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng đối với Tim Cook và Apple. Trước đây, CEO 58 tuổi từng lên tiếng về tác động của tình trạng này. Gần đây nhất, ông đã nhắc đến chủ đề trên trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Tulane tháng 5 vừa qua: "Tôi không nghĩ chúng ta có thể nói về việc mình là ai mà không bàn về biến đổi khí hậu". Thậm chí, Tim Cook còn gọi điện cho Tổng thống Mỹ, Donald Trump để thuyết phục ông không rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2017.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã cử 44.000 nhóm quân đội vào hôm thứ 7 tuần trước để đối phó với hỏa hoạn sau khi ông bị chỉ trích về cách xử lý vấn đề.
Amazon hiện chiếm tới hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới còn lại trên thế giới và thường được biết đến với tên gọi “lá phổi xanh của trái đất.”
Biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng với Tim Cook và Apple và CEO Apple đã từng nhiều lần nói về nó trong quá khứ. Gần đây, Tim Cook cũng nhắc đến vấn đề khí hậu trong bài phát biểu tại Đại học Tulane vào tháng 5.
“Tôi không nghĩ chúng ta có thể nói về chúng ta trong vai trò một con người và những gì chúng ta nợ nhau mà không nói về biến đổi khí hậu,” ông nói.
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy đã có gần 10.000 vụ cháy bùng phát tại Amazon. Theo thống kê của National Geographic, khu rừng này đã mất khoảng 17% diện tích trong 50 năm qua. Các chuyên gia cho rằng tác động đồng thời của nạn phá rừng và biến đổi khí hậu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hành tinh của chúng ta, đặc biệt là sau vụ cháy rừng Amazon vừa qua bởi nó đóng vai trò rất lớn trong việc ổn định lượng khí thải carbon của thế giới.