Chúng ta đang sống trong thời đại chỉ cần thiếu vắng một vài thiết bị là cảm thấy khó khăn, và do đó chúng ta dành ít nhất 4 giờ mỗi ngày trước màn hình. Nó có thể là điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV màn hình phẳng và máy tính xách tay. Càng tiếp xúc nhiều với chúng, đôi mắt của chúng ta cũng chịu nhiều căng thẳng hơn. Việc sản xuất các công nghệ sử dụng màn hình đang phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng việc nhìn chằm chằm vào màn hình của các thiết bị này có thể tác động đến mắt chúng ta như thế nào.
Các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu sinh học Salk ở California đang nghiên cứu để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nghiên cứu tập trung vào việc tìm kiếm tác động của màn hình đối với giấc ngủ của chúng ta theo cách các tế bào trong mắt bị ảnh hưởng. Nghiên cứu sẽ tập trung vào ánh sáng xung quanh mà chúng ta tiếp xúc và phản ứng lại bằng cách điều chỉnh nhịp sinh học.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét việc sản xuất các tế bào ở chuột và thấy rằng phản ứng với tiếp xúc với ánh sáng từ tế bào là không nhất quán. Điều này ngụ ý rằng tái tạo tế bào võng mạc không được duy trì. Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng khám phá những lý do đằng sau điều này.
Các nhà nghiên cứu đã giải thích các ipRGC và cho biết: “chúng không thể thiếu đối với các phản ứng thị giác không tạo hình ảnh của mắt khi được duy trì dưới sự chiếu sáng kéo dài”. Ludovic Mure, nhà khoa học và là tác giả đầu tiên của bài báo đã giải thích lý do tại sao ipRGC rất quan trọng đối với cách chúng ta ngủ vào ban đêm. Ông nói, so với các tế bào cảm nhận ánh sáng khác trong mắt, các tế bào melanopsin phản ứng lại với ánh sáng kéo dài, thậm chí chỉ thêm vài giây. Điều đó rất quan trọng bởi vì đồng hồ sinh học của chúng ta được thiết kế chỉ để đối phó lại với sự chiếu sáng kéo dài.
Khi chúng ta bị mất ngủ, có thể là do thay đổi múi giờ hoặc nhịp sinh học bị xáo trộn, nó sẽ kéo theo sự căng thẳng và thiếu ngủ. Tuy nhiên, vấn đề thực sự ở đây có thể là do việc dành quá nhiều thời gian nhìn vào những chiếc màn hình. Giáo sư Salkin Panda, tác giả của nghiên cứu cho biết, chúng tôi liên tục tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, từ thời gian trên màn hình, dành cả ngày trong nhà hay thức khuya vào ban đêm. Lối sống này gây ra sự gián đoạn cho nhịp sinh học của chúng ta và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy mắt chúng ta là bộ phận đang phải chịu đựng nhiều nhất trong thời đại công nghệ. Cơn sốt sử dụng các thiết bị sẽ tăng lên trong những năm tới tuy nhiên sẽ rất tuyệt nếu mọi người trở nên thận trọng hơn với việc sử dụng.