Doanh nghiệp
Xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng
Nguyễn Thị Liên - Đại học Ngoại thương Hà Nội - Thứ Tư, 03/06/2020 2:04 CH
Vietnet24h - Nhật Bản đang trở thành nước dẫn đầu trong số những thị trường Việt Nam xuất khẩu lao động. Mối quan hệ ngoại giao ngày càng khăng khít giữa hai nước, cùng với sự bù đắp về thiếu hụt lao động, nét văn hóa Đông Á tương đồng và vị trí địa lý là những nhân tố đóng góp cho sự tăng mạnh về số lượng lao động xuất khẩu trong một thập niên trở lại đây.

Chính phủ hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được những bước tiến quan trọng, đặt nền tảng hỗ trợ cho việc xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý. Các doanh nghiệp đã xúc tiến triển khai các đơn hàng sang Nhật Bản; người lao động đã thực hiện nghiêm túc các quy định, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngành nghề khi sang Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành vẫn còn rất lớn, nhưng số lao động xuất khẩu thì chưa cao so với các ngành nghề còn lại, điều kiện ứng tuyển còn rất khắt khe khiến cho lao động gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp đến từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động, trong đó kiến nghị nên bổ sung thêm các đơn vị được cấp phép xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý; doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo lao động và minh bạch trong quá trình tuyển chọn đơn hàng; người lao động cần nâng cao ý thức về nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi làm việc tại nước ngoài.

Xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước cùng người dân, do đây là hoạt động xuất khẩu liên quan đến tài nguyên con người. Hiện nay, Nhật Bản đang trở thành nước dẫn đầu trong số những thị trường Việt Nam xuất khẩu lao động. Mối quan hệ ngoại giao ngày càng khăng khít giữa hai nước, cùng với sự bù đắp về thiếu hụt lao động, nét văn hóa Đông Á tương đồng và vị trí địa lý là những nhân tố đóng góp cho sự tăng mạnh về số lượng lao động xuất khẩu trong một thập niên trở lại đây. 

Ngành điều dưỡng, hộ lý là một ngành mới được đưa vào trong danh sách các ngành nghề đào tạo lao động xuất khẩu. Với đặc thù và yêu cầu riêng biệt, ngành điều dưỡng, hộ lý có những điều kiện nhất định đối với lao động, trong đó có năng lực và thái độ. Dự báo trong tương lai, Nhật Bản ngày càng cần nhiều nhân lực trong ngành nghề này. Nhưng cho đến nay, số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản theo diện điều dưỡng, hộ lý là không nhiều. Chính phủ chưa có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động này, các doanh nghiệp chưa có quy trình tuyển chọn và đào tạo chất lượng cao, người lao động còn thiếu kỹ năng, hiểu biết. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản, từ đó đánh giá triển vọng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

Bài viết được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó các số liệu thứ cấp được trích từ thống kê và báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - thương binh và xã hội. Các phương pháp thống kê và phân tích, mô tả và so sánh số liệu được áp dụng trong nghiên cứu này.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản giai đoạn 2012-2019

Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Theo đó, hai bên hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, đầu tư trực tiếp, vốn viện trợ ODA, hợp tác lao động, văn hóa giáo dục và du lịch. Nhật Bản được coi là đối tác chiến lược hàng đầu, nhà tài trợ ODA lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tính đến năm 2019. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất, với 80,002 người lao động xuất khẩu trong năm 2019, tại Đài Loan là 54,480 người, Hàn Quốc là 7,215 người, Romania là 1,400 người (Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Kể từ ngày 25/12/2008 khi Hiệp định đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ 1/10/2009, các cam kết dành ưu đãi của hai nước cho nhau dần được thực thi, các hoạt động khác nằm trong khuôn khổ cũng được thúc đẩy triển khai. Đáng chú ý là chương trình Economic Partnership Agreement (EPA) được ký kết năm 2012, là một trong những hoạt động triển khai Hiệp định VJEPA. Đây là chương trình Tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý người Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì. Có thể nói, đây là bước đi cơ bản, đặt nền móng cho sự phát triển của ngành đào tạo điều dưỡng, hộ lý xuất khẩu sang Nhật, song song với các ngành nghề khác như Cơ khí, Xây dựng, Dệt may, Nông nghiệp,... 

Hiện nay đang có hai chương trình là chương trình EPA của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chương trình Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Điều dưỡng của Việt Nam với các nội dung nằm trong Biên bản ghi nhớ hợp tác về chế độ Thực tập sinh Kỹ năng (MOC). Chương trình MOC được Nhật Bản và Việt Nam ký kết vào ngày 6/6/2017 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/11/2017. Đây là hai chương trình đều do Chính phủ hợp tác triển khai, tuy nhiên, hai chương trình có những đặc điểm khác nhau.

Tiêu chí so sánh

Chương trình EPA

Chương trình MOC

Nội dung chương trình

Nằm trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Mục tiêu đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam sang Nhật Bản vừa học vừa làm, sau đó thi chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng.

Biên bản ghi nhớ Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó có chế độ thực tập sinh kỹ năng. Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam sang làm việc.

Đơn vị tuyển chọn, đào tạo và cử đi

Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

13 Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động được cấp phép

Yêu cầu trình độ

Tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng, hộ lý. Đã có kinh nghiệm. Trình độ tiếng Nhật đạt N2 trở lên trong kỳ thi tiếng Nhật JLPT

Tốt nghiệp THPT trở lên. Đạt trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4 trong kỳ thi tiếng Nhật JLPT

Thời gian thi tuyển

1 lần 1 năm từ tháng 9 - tháng 11

Thi tuyển hàng tháng

Thời gian làm việc

4 năm

3 năm

Chi phí học tập, sinh hoạt

Được hỗ trợ hoàn toàn

Phải đóng phí

Thời gian đào tạo tại Việt Nam

12 tháng

5 tháng

Có thể thấy, chương trình EPA là chương trình mang lại nhiều lợi ích cho người lao động hơn, nhưng số lượng tuyển chọn không nhiều, thời gian tuyển chọn ngắn nên tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Khi tham gia chương trình EPA, người lao động sẽ được đào tạo rất kỹ lưỡng, yêu cầu phải đạt được những trình độ nhất định trước khi sang Nhật Bản làm việc. Chính vì thế, số lao động được phép xuất khẩu không nhiều. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã triển khai chương trình thứ 2, thông qua Biên bản ghi nhớ giữa hai nước, và cấp phép cho một số doanh nghiệp để có thể tuyển chọn và đào tạo lao động ngành điều dưỡng, hộ lý, nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động này và tạo điều kiện cho người lao động.

Thực trạng xuất khẩu trong ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản giai đoạn 2012-2019
Số lao động xuất khẩu của Việt Nam tăng trong những năm vừa qua. Từ năm 2012, tổng số lao động của Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác là 80,320 người, con số này liên tục tăng cho đến cuối năm 2019, số lao động xuất khẩu đạt 147,387 người, tăng hơn 87%. 

Biểu đồ 1: Số lao động Việt Nam xuất khẩu giai đoạn 2012-2019

Đơn vị: Người

 

Kể từ năm 2018, Nhật Bản vượt qua Đài Loan, trở thành thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam. Vào năm 2019, số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 54% trong tổng số lao động xuất khẩu. Kể từ khi hai Chính phủ ký kết Hiệp định VJEPA, số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản đã liên tục tăng, dù những năm đầu còn gặp nhiều khó khăn do đây là một thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về trình độ, năng lực và thái độ. Hơn nữa, tiếng Nhật còn là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới, trở thành rào cản lớn đối với người lao động Việt.

Biểu đồ 2: Số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2012-2019

Đơn vị: Người

Có 7 nhóm ngành nghề chính (76 ngành nghề) bao gồm: Nông nghiệp, Xây dựng, Chế biến thực phẩm, Dệt may, Cơ khí và kim loại, Ngư nghiệp và nhóm khác được Chính phủ Nhật Bản cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc. Trong đó có 14 ngành nghề được cấp Visa đặc định, loại visa mới khác với Visa lao động trước đó, được triển khai từ Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản triển khai chương trình “Lao động kỹ năng đặc định” giữa Bộ Tư pháp Nhật Bản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước). Điều dưỡng, hộ lý nằm trong số 14 ngành nghề trên. Do đó, khi lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc sẽ được cấp loại visa này. 

Số lượng lao động xuất khẩu theo ngành điều dưỡng, hộ lý chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản. Chương trình EPA của Chính phủ là một chương trình uy tín và có quyền hạn tuyển chọn, tiến cử lao động theo ngành này sang Nhật bản. Theo các con số thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ khi triển khai chương trình đến nay, có 1440 lao động tham gia, 1109 lao động chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản1. Con số này chỉ chiếm 0,01% so với tổng số lao động xuất khẩu trong riêng năm 2019.

Biểu đồ 3: Số lao động xuất khẩu ngành điều dưỡng, hộ lý theo chương trình EPA

Đơn vị: Người

Biểu đồ trên cho thấy, mặc dù tổng số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản tăng liên tục qua các năm với mức tăng mạnh, số lao động ngành điều dưỡng, hộ lý lại có xu hướng ổn định, mức độ tăng không nhiều. Con số thực tế còn khá khiêm tốn so với những ngành nghề khác.

Nguyên nhân có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó bản thân ngành điều dưỡng, hộ lý là một ngành yêu cầu trình độ khá cao. Lao động không những phải đáp ứng trình độ về điều dưỡng, y tá, mà còn phải có trình độ tiếng Nhật đạt mức thành thạo (N2) để có thể giao tiếp cơ bản và chuyên môn đối với người bệnh. Ngoài ra, lao động phải đáp ứng về sức khỏe, kỹ năng và thái độ tốt để có thể làm việc trong môi trường áp lực cao như Nhật Bản. Không những vậy, lao động theo ngành điều dưỡng, hộ lý khi sang Nhật Bản vừa học vừa làm, muốn có cơ hội ở lại làm việc thì cần đạt chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản về điều dưỡng, hộ lý. Tính đến thời điểm hiện tại, có 48/69 ứng viên thi đỗ chứng chỉ này. Chính những điều này là rào cản khiến cho số lao động tham gia và được tuyển chọn là không nhiều.

Triển vọng và định hướng
Theo Tổ chức Phúc lợi quốc tế Nhật Bản (JICWELS), các ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam được đánh giá cao về tinh thần làm việc chăm chỉ, ngoại ngữ khá, thái độ cầu thị. Hơn nữa, trong năm năm tới, Nhật Bản ước tính cần khoảng 25,000 hộ lý, điều dưỡng viên. Việt Nam là một trong số những nước mà Nhật Bản đang tích cực hợp tác tuyển chọn, đào tạo lao động ngành nghề này. Có thể nhận thấy, sự thiếu hụt về lực lượng lao động, cùng tình trạng dân số già đang là những vấn đề nan giải mà Nhật Bản gặp phải. Để khắc phục tình trạng này, Nhật Bản đã liên tiếp đưa ra những chính sách hỗ trợ lao động các nước đến làm việc. Với riêng Việt Nam, song song với việc ký kết những hiệp định, biên bản ghi nhớ với chính phủ, Nhật Bản cũng thay đổi một số các quy chế về visa, cư trú, xuất nhập cảnh, tạo điều kiện dễ dàng cho người lao động.

Chính phủ Việt Nam nên có các chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội được làm việc, cư trú, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Chính phủ cũng nên thí điểm thêm với 1 số doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngoài 13 doanh nghiệp đã được cấp phép, tạo điều kiện để doanh nghiệp tự mình tuyển chọn, đào tạo và tiến cử lao động.

Phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động trước hết cần tự ý thức được vai trò của mình, đặt quyền lợi của người lao động song song với lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chủ động minh bạch các thông tin về cư trú, tài chính, chế độ cho người lao động; đưa ra các biện pháp quản lý người lao động tốt, tránh phát sinh những tình huống xấu. Doanh nghiệp cần phải có quy trình tuyển dụng, đào tạo tốt, liên tục phối hợp giữa lý thuyết và thực tế để người lao động làm quen dần với môi trường làm việc.

Ngoài ra, bản thân người lao động cần tự giác chấp hành các quy định của hai nước về nhập cảnh, cư trú, cần phải rõ ràng trong việc kê khai thông tin, có lý lịch đạo đức, phẩm chất tốt. Người lao động cũng cần tuân thủ theo sự quản lý của doanh nghiệp và nơi làm việc, có thái độ chăm chỉ, có kiến thức vững vàng; tránh các tình trạng bỏ trốn, vi phạm pháp luật nơi làm việc.

Tóm lại, xuất khẩu lao động theo ngành điều dưỡng, hộ lý trong tương lai còn nhiều triển vọng. Để nắm lấy cơ hội và bắt kịp xu thế, không chỉ Chính phủ mà bản thân doanh nghiệp và người lao động cần đồng lòng, hợp tác chặt chẽ để có thể thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới. 

VEIA nhận bằng khen đóng góp tích cực xây dựng Bộ luật Lao động 2019 Vietnet24h - Sáng 4/3 tại Hà Nội, VCCI tổ chức trao bằng khen cho hiệp hội các doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng luật Lao động 2019 và công bố thành lập tổ công tác gồm đại diện của các hiệp hội để hỗ trợ tích cực hơn nữa trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo VEHO Press - dịch vụ cung cấp thông tin hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Ấn Độ - Việt Nam Vietnet24h - Ngày 24 tháng 12 năm 2024, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tổ chức một diễn đàn chủ đề "Cuộc gặp gỡ Ấn Độ - Việt Nam về Hợp tác Kinh tế" nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Sắp diễn ra hội thảo “Vai trò của chất kết dính băng keo trong chuỗi cung ứng điện tử” Vietnet24h - Hội thảo: “Vai trò của chất kết dính băng keo trong chuỗi cung ứng điện tử” kết hợp giao thương B2B sẽ được tổ chức vào chiều ngày 27 tháng 11 năm 2024 tại SECC quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu Vietnet24h - Hội thảo: “Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu” do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra ngày 28 tháng 11 năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
TRIỂN LÃM NGŨ KIM VÀ DỤNG CỤ CẦM TAY LẦN THỨ 9 Điểm hẹn Giao thương và Trải nghiệm Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 – VIETNAM HARDWARE & HAND TOOLS EXPO 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 05-07/12/2024 tại Trung tâm Triển lãm SECC, Tp. Hồ Chí Minh.
Triển lãm Tìm nguồn cung ứng Vật liệu và Linh kiện Điện tử Quốc tế Thâm Quyến năm 2024 đã có một kết thúc hoàn hảo! Vietnet24h - Vào ngày 8 tháng 11, Triển lãm Tìm nguồn cung ứng Vật liệu và Linh kiện Điện tử Quốc tế Thâm Quyến năm 2024 ("ES SHOW") đã kết thúc thành công tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Thâm Quyến (Bao'an), tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Nhà máy thông minh GREEN Intelligence chung tay cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam hướng tới chương mới của công cuộc hiện đại hóa Vietnet24h - Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế NEPCON ASIA 2024 tại Thâm Quyến, đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc chuyên sâu tại nhà máy của Công ty Green Intelligence.
Nỗ lực tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Vietnet24h - Để thúc đẩy ngành sản xuất điện tử Việt Nam phát triển đạt chất lượng cao và tăng cường trao đổi chuyên sâu, hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện tử, Hội nghị “Sản xuất thông minh trong ngành điện tử: “Kết nối và phát triển chuỗi cung ứng” do Tạp chí Công nghệ mới Step by Step thuộc Nhà xuất bản Quốc tế ACT International phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đồng tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Sắp diễn ra Hội thảo: Sản xuất thông minh trong ngành điện tử: Kết nối và Phát triển chuỗi cung ứng Vietnet24h - Hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) phối hợp cùng Nhà xuất bản quốc tế ACT (Trung Quốc) và Tạp chí Điện tử Vietnet24h tổ chức vào ngày 08 tháng 8 năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
Hội thảo quốc tế IPC về Chất Lượng & Độ Tin Cậy Cao tại Việt Nam Vietnet24h - IPC (Institute of Printed Circuits) là Hiệp Hội Thương Mại Toàn Cầu cho Ngành Công Nghiệp Điện Tử thành lập vào năm 1957 tại Hoa Kỳ. Nay là một trong những tổ chức có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất điện tử của Mỹ và thế giới. IPC được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận là Tổ Chức Phát Triển Tiêu Chuẩn.
Hội thảo: “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa”, thông điệp về sản xuất bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn Vietnet24h - Ngày 12 tháng 6 sắp tới sẽ diễn ra hội thảo “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” do Công ty RX Tradex và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức tại Bắc Ninh.
Cổ phiếu IBM tăng 9% nhờ lợi nhuận vượt dự kiến Vietnet24h - IBM đã báo cáo thu nhập quý IV vào thứ Tư, vượt qua kỳ vọng của Phố Wall về thu nhập và doanh thu.
Nhà phát triển chương trình AI DeepSeek của Trung Quốc khiến cộng đồng AI kinh ngạc Vietnet24h - DeepSeek, một nhà phát triển phần mềm AI của Trung Quốc, đang gây hoang mang trong cộng đồng AI khi tuyên bố họ có thể đào tạo một chương trình hàng đầu trong ngành với chi phí 5,6 triệu đô la so với chi phí từ 100 triệu đến 1 tỷ đô la mà các nhà phát triển AI hàng đầu của Hoa Kỳ đưa ra
Samsung Electronics thực hiện thưởng theo cổ phiếu cho các giám đốc điều hành Vietnet24h - Samsung Electronics đã thông báo trên bảng tin nội bộ rằng một phần tiền thưởng lợi nhuận vượt mức (OPI) dành cho các giám đốc điều hành sẽ được trả bằng cổ phiếu của công ty.
Samsung SDS ra mắt dịch vụ AI cho tự động hóa doanh nghiệp tại CES 2025 Vietnet24h - Samsung SDS đã tiết lộ các dịch vụ tự động hóa doanh nghiệp dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) tại triển lãm công nghệ CES 2025 ở Las Vegas.
Cuộc cách mạng AI toàn cầu: OpenAI chính thức chuyển sang mô hình vì lợi nhuận Vietnet24h - Với sự chuyển đổi này, OpenAI không chỉ tìm cách gia tăng nguồn vốn để đẩy mạnh nghiên cứu trí tuệ nhân tạo mà còn phải đối mặt với những tranh cãi trong nội bộ công ty và từ các đối thủ cạnh tranh. Liệu mô hình mới này sẽ giúp OpenAI duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường AI đầy cạnh tranh?
Hoa Kỳ hoàn tất khoản tài trợ 458 triệu đô la cho SK hynix để xây dựng cơ sở đóng gói chip Vietnet24h - Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Năm (19/12) đã hoàn tất việc trao tặng cho SK hynix khoản tài trợ lên tới 458 triệu đô la của chính phủ để giúp tài trợ cho một nhà máy đóng gói chip tiên tiến và cơ sở nghiên cứu và phát triển cho các sản phẩm trí tuệ nhân tạo tại Indiana.
JS VTB GÂY ẤN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TẠI VIETNAM MOTOR SHOW 2024 Vietnet24h - Tại sự kiện, Công ty Cổ phần JS VTB giới thiệu hàng loạt sản phẩm, thiết bị công nghệ , giải trí dành cho Ô tô chất lượng cao, mẫu mã đẹp thu hút đông đảo khách tham quan.
VIETTRONICS TÂN BÌNH – KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU DÙNG Vietnet24h - Ngày 29/08/2024, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, Công ty cổ phần Viettronics Tân Bình (VTB) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong sự kiện “Ngày hội Kết nối Thương hiệu”, một sân chơi uy tín dành cho các doanh nghiệp trong Khối các cơ quan Trung ương tại TP. HCM.
Tổng Kết Dự Án Phát Triển Nhân Tài Công Nghệ Samsung Innovation Campus 2023-2024 Vietnet24h - Tính từ khi được ra mắt năm 2019 cho đến nay, đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên và giáo viên được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao từ dự án Samsung Innovation Campus của Samsung Việt Nam.
Viettronics Tân Bình: Doanh nghiệp Văn hóa tiêu biểu thời kỳ hội nhập Vietnet24h - Giải thưởng danh giá này được trao tặng tại Diễn đàn “Doanh nghiệp tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập năm 2024” vào ngày 23 tháng 06 năm 2024
Meta chấp thuận kế hoạch tăng tiền thưởng cho giám đốc điều hành sau khi sa thải 5% nhân viên Vietnet24h - Theo hồ sơ nộp vào thứ năm, các giám đốc điều hành của Meta có thể kiếm được khoản tiền thưởng bằng 200% mức lương cơ bản theo kế hoạch thưởng dành cho giám đốc điều hành mới của công ty, tăng từ mức 75% trước đây.
SK hynix bổ nhiệm Phó chủ tịch lãnh đạo nhà máy đóng gói chip tại Hoa Kỳ Vietnet24h - SK hynix đã bổ nhiệm Phó chủ tịch Lee Woong-sun làm người dẫn đầu nhà máy đóng gói chip tiên tiến của hãng tại Hoa Kỳ.
Người đứng đầu Samsung Electronics khó có thể quay trở lại hội đồng quản trị Vietnet24h - Các cuộc chiến pháp lý trì hoãn sự trở lại tiềm năng của Lee Jae-yong.
Người viết tiểu sử của Jensen Huang đánh giá ông là: Người có tầm nhìn xa về AI, nhà lãnh đạo kiên trì, người cha ngốc nghếch Vietnet24h - Trong một thế giới do trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy phần lớn được cung cấp năng lượng bởi chip của Nvidia, tiểu sử và bản thiết kế của nhà sáng lập công ty chip khổng lồ tại Thung lũng Silicon Jensen Huang được nhiều người coi là thú vị không kém gì công ty hàng đầu thế giới của ông.
43 năm trước, Steve Jobs đã nói rằng đây là điều tạo nên sự khác biệt giữa những người cực kỳ thành công: cách làm chủ kỹ năng Vietnet24h - "Bạn đã bao giờ nghĩ về việc thông minh là gì chưa?" Nhà đồng sáng lập huyền thoại của Apple đã hỏi khán giả của mình vào năm 1982 khi ông giành giải thưởng "Golden Plate" từ Viện Hàn lâm Thành tựu.
Salesforce chọn thành viên hội đồng quản trị Robin Washington làm người lãnh đạo tài chính và điều hành tiếp theo Vietnet24h - Robin Washington sẽ là chủ tịch mới và giám đốc tài chính và điều hành của Salesforce.
Match bổ nhiệm nhà đồng sáng lập Zillow Spencer Rascoff làm CEO Vietnet24h - Match Group đã công bố nhà đồng sáng lập Zillow Spencer Rascoff là CEO mới của công ty.
Philoptics bổ nhiệm cựu giám đốc điều hành Samsung làm người đứng đầu bộ phận thiết bị chế tạo Vietnet24h - Philoptics đã thuê và bổ nhiệm một cựu giám đốc điều hành của Samsung làm người đứng đầu bộ phận thiết bị chế tạo của mình.
George Zhao chia tay Honor, Jian Li từ Huawei lên làm CEO mới Vietnet24h - Honor bất ngờ thay đổi lãnh đạo với sự rút lui của George Zhao vì lý do cá nhân. Người thay thế là Jian Li, một gương mặt quen thuộc của Huawei với kinh nghiệm dày dặn trong quản lý và chiến lược toàn cầu.
Giám đốc phát triển kinh doanh của Microsoft Chris Young từ chức Vietnet24h - Chris Young gia nhập Microsoft vào năm 2020 sau khi rời McAfee, nơi ông lãnh đạo chiến dịch tách công ty này khỏi Intel.