Các tuyên bố đến từ China Labor Watch, đã đưa ra báo cáo trước sự kiện của Apple công bố iPhone mới vào ngày thứ ba. Nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận này đã điều tra các điều kiện lao động trong các nhà máy Trung Quốc, và nói rằng họ đã phát hiện ra các vi phạm quyền lao động của Apple.
Apple phụ thuộc vào Foxconn của Đài Loan và các cơ sở sản xuất Trung Quốc để sản xuất các thiết bị như iPhone. Các model iPhone mới sẽ được công bố vào ngày 10/9 tới.
Phản ứng lại, Apple cho biết đã điều tra tỷ lệ lao động thời vụ trên tổng lực lượng lao động và nhận thấy con số này "vượt quá tiêu chuẩn". Công ty tuyên bố đang làm việc với Foxconn để giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Đối với báo cáo mới nhất của mình, China Labor Watch (CLW) cho biết các nhà điều tra bí mật làm việc trong nhà máy Foxconn Trịnh Châu ở Trung Quốc, trong đó một người đã làm việc ở đó trong bốn năm. Một trong những phát hiện chính: Nhân viên tạm thời, được gọi là nhân viên điều phối, chiếm khoảng 50% lực lượng lao động của nhà máy vào tháng Tám. Nhưng trong luật lao động Trung Quốc quy định tối đa là 10%.
Apple cho biết, sau khi tiến hành một cuộc điều tra, họ đã phát hiện ra tỷ lệ phần trăm nhân viên điều phối vượt quá tiêu chuẩn và sau đó đã ngay lập tức hợp tác chặt chẽ với Foxconn để giải quyết vấn đề này. Tập đoàn công nghệ Foxconn cũng xác nhận vi phạm nhân viên điều phối sau khi xem xét lại các hoạt động.
Apple không nêu rõ tỷ lệ này có vi phạm luật pháp Trung Quốc hay không.
Foxconn cũng thừa nhận phụ thuộc quá mức vào lực lượng lao động thời vụ. "Chúng tôi tìm thấy bằng chứng về việc sử dụng nhân viên thời vụ và số giờ làm việc ngoài giờ của nhân viên, đây là chuyện hoàn toàn tự nguyện nhưng không phù hợp với hướng đi của công ty", Foxconn khẳng định.
Công ty tuyên bố đã áp dụng một quy trình chi tiết để đảm bảo giải quyết tất cả vấn đề.
China Labor Watch được thành lập năm 2000 với tư cách là một tổ chức nhằm mục đích điều tra các nhà máy sản xuất đồ chơi, giày dép, đồ điện tử và các sản phẩm khác tại Trung Quốc của một số công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới. Nó có một văn phòng ở thành phố New York và một ở Thâm Quyến cung cấp một đường dây nóng dành riêng cho những công nhân nhà máy ở Trung Quốc, theo trang web của tổ chức.
Báo cáo của tổ chức cho biết 55% nhân viên nhà máy là những công nhân tạm thời vào năm 2018 và khoảng 50% vào tháng 8, bao gồm cả sinh viên thực tập. “Bởi vì phần nhiều trong số những sinh viên này đã trở lại trường học vào cuối tháng 8, con số đó hiện nay đã giảm xuống gần 30%, đây vẫn là một sự vi phạm”, theo China Labor Watch.
Cáo buộc trên được đưa ra vào thời điểm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của ngành công nghệ toàn cầu.
Đầu năm nay, báo chí đưa tin Apple đang cân nhắc chuyển một số dây chuyền lắp ráp ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế trừng phạt của Mỹ. Hãng tin Nikkei Asian Review cho biết tỷ lệ này sẽ là 15-30%.