Theo đó, các tin tặc đã tìm cách đánh cắp tiền nhờ sử dụng điện chuyển khoản ngân hàng gian lận. Ngân hàng Negara Malaysia (BNM) cho biết không có số tiền nào bị đánh cắp. Vụ việc đã xác định vào ngày thứ 3 tuần trước và khi xuất hiện các yêu cầu điện chuyển tiền giả mạo thông qua mạng lưới tin nhắn SWIFT ngân hàng. Đây là vụ việc mới nhất trong các vụ trộm điện tử tại các tổ chức tài chính trên toàn thế giới.
“Chúng tôi đã phát đi một thông báo chung sớm ngay khi nhận được tư vấn của ngân hàng BNM về việc cần cẩn trọng trong kỳ nghỉ dài. Mặc dù các ngân hàng đã thực hiện việc này như là một quy tắc hoạt động theo chuẩn (standard operating procedure - SOP)”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phillipine Nestor Espenilla cho biết trong một thông báo.
“Chia sẻ thông tin là một phần của các nghị định thư phòng vệ tăng cường chống lại an ninh mạng”, Thống đốc Espenilla cho biết.
Cảnh báo đã được phát đi và hiện tại không có mối đe dọa nào cụ thể nào, các quan chức cho biết.
Ngân hàng Trung ương Negara của Malaysia đã không tiết lộ ai đứng đằng sau vụ tấn công này hay việc các tin tặc đã tiếp cận với các server SWIFT như thế nào. Ngân hàng Trung ương có chức năng giám sát 45 ngân hàng thương mại ở Malaysia và các hệ thống thanh toán mà ngân hàng trung ương này vận hành đã không bị gián đoạn.
Vào tháng 2 năm 2016, hệ thống tài chính Philippines đã trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu sau khi 81 triệu USD bị mất cắp từ ngân hàng trung ương Bangladesh đã được chuyển vào một số tài khoản tại Rizal Commercial Banking Corp. (RCBC) tại Manila, Philippines trước khi biến mất vào ngành casino.
Vụ việc của Ngân hàng Bangladesh đã buộc các tổ chức tài chính trên toàn cầu tăng cường an ninh. Không có một ai chịu trách nhiệm và Dhaka đã chỉ lấy lại được khoảng 15 triệu USD.
Ngân hàng Trung ương Philippine đã phạt RCBC một số tiền kỷ lục 1 tỷ pesos (20 triệu USD) năm 2016 vì thất bại trong việc ngăn chặn chuyển tiền bị đánh cắp qua đó. RCBC đã quy trách nhiệm các nhân viên về vụ việc lừa đảo này.