Hưởng ứng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) nhằm đào tạo, nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, Facebook và CoderSchool sẽ cung cấp chương trình đào tạo kéo dài 6 tháng cho các sinh viên năm thứ 3 và 4, sinh viên vừa tốt nghiệp không quá 2 năm trong ngành công nghệ thông tin tại Hà Nội.
Phát triển tài năng có tay nghề cao là ưu tiên hàng đầu để phục vụ tầm nhìn của đất nước trong việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Điều cực kỳ quan trọng là trang bị cho sinh viên một nền tảng giáo dục mạnh mẽ và tăng cường các kỹ năng thực tế cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên công nghệ. Chương trình Thử thách Đổi mới dành cho các nhà lập trình Việt Nam trong phạm vi chiến dịch “Facebook cho Việt Nam”, sẽ đóng vai trò lớn trong việc nuôi dưỡng các tài năng kỹ thuật trong nước, thu hút các doanh nghiệp địa phương, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và hỗ trợ Chính phủ hoàn thành Chương trình nghị sự Công nghiệp 4.0.
Sau khi hoàn thành, 300 kỹ sư trẻ sẽ có các kỹ năng mới về quản lý sản phẩm, Khoa học dữ liệu và React Native. Chương trình đào tạo được lấy cảm hứng từ Dự án 844 về Hỗ trợ Sáng kiến Đổi mới Quốc gia đến năm 2025 (ISEV) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chương trình được xây dựng với mong muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Việc trang bị một nền tảng giáo dục bài bản và nâng cao kỹ năng làm việc cho sinh viên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên công nghệ thông tin.
Nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Facebook vì Việt Nam", Thử thách đổi mới dành cho nhà lập trình Việt Nam sẽ góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng các tài năng công nghệ trong nước, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và hỗ trợ Chính phủ thực hiện thành công các mục tiêu Cách mạng công nghiệp 4.0.
Khác biệt lớn nhất của Thử thách đổi mới dành cho nhà lập trình Việt Nam tại Hà Nội so với năm 2019 chính là khóa học dành riêng cho nữ giới #TechbyHer. Với mong muốn tạo một sân chơi công bằng cho nữ giới và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào ngành lập trình, #TechbyHer sẽ mở ra cơ hội cho 50 sinh viên nữ năm 3, năm 4 và sinh viên mới tốt nghiệp có dưới 2 năm kinh nghiệm làm việc, không có nền tảng CNTT, cùng nhau lập các nhóm để xây dựng các Messenger bot.
Ông Charles Lee, Giám đốc điều hành và Đồng sáng lập của CoderSchool cho biết: "CoderSchool rất vui mừng khi được tiếp tục đồng hành cùng Facebook - một đối tác với sự am hiểu sâu sắc về tác động của những người trẻ, có tham vọng và kỹ năng, mở rộng sự thành công của Thử thách Đổi mới dành cho nhà lập trình từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, mang đến cho giới trẻ sức mạnh để xây dựng các sản phẩm công nghệ tuyệt vời".
Trong quá trình đào tạo, những người tham gia tại Hà Nội sẽ được tiếp cận và tự đưa ra các giải pháp để giải quyết các thách thức kinh doanh thực tế được đặt ra bởi các công ty hàng đầu như FPT Software, Viettel Digital Services, Teko Viet Nam, Tripi, FSIxEPU và TnTech, cũng như nhận được sự hướng dẫn để tạo ra các sản phẩm giải quyết thực sự vấn đề cuộc sống.
Bà Virginia Yang, Giám đốc phụ trách hợp tác nhà phát triển tại Facebook, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: "Thử thách đổi mới cho các nhà lập trình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh là một thành công lớn khi có tới 357 nhà phát triển trẻ được đào tạo và nâng cao năng lực, trong số đó 80 sinh viên tốt nghiệp có cơ hội thực tập hoặc làm việc tại các công ty lớn như Chotot, FE Credit, Sendo, Haravan, Momo. Kết quả tích cực này là động lực để chúng tôi tiếp tục mở rộng chương trình để mang tới nhiều cơ hội hơn cho các bạn sinh viên tại Hà Nội. Với gần 7000 thành viên thuộc Developer Circles trên cả nước, cộng đồng các nhà phát triển tại Việt Nam của chúng tôi đang ngày một lớn mạnh, góp phần tích cực hỗ trợ Việt Nam thực hiện tầm nhìn quốc gia số".