Ủy ban tư pháp và pháp luật của quốc hội ở Hàn Quốc được cho là sẽ phê duyệt Đạo luật “Chống luật của Google”, đạo luật này sẽ ngăn Apple và Google tính phí hoa hồng cho các giao dịch mua hàng trong ứng dụng thông qua các cửa hàng ứng dụng của họ. Sau khi ủy ban phê duyệt, dự luật sẽ được đưa ra để bỏ phiếu cuối cùng. Nếu dự luật được thông qua, nó sẽ cho phép các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba trên thiết bị iOS và Android có cấu trúc thanh toán do nhà phát triển xác định.
Apple và Google nổi tiếng tính phí cao đối với các nhà phát triển khi thực hiện các giao dịch mua hàng với người dùng trong kho ứng dụng. Vì thế, giờ đây các nhà lập pháp ở Seoul muốn buộc các gã khổng lồ công nghệ phải chấn chỉnh ngay lại việc này.
Dự luật mới này được đưa ra dưới hình thức sửa đổi, bổ sung của Đạo Luật Telecommunications Business Act (Đạo luật Kinh doanh Viễn thông) đã được một Ủy Ban Quốc Hội Hàn Quốc thông qua vào sáng thứ 4 ngày 24/8, theo trang Korea Times đưa tin.
Đạo luật nêu trên có nguy cơ cắt giảm nguồn doanh thu của hai trong số những hãng công nghệ lớn nhất của Mỹ, đặc biệt là kiểm soát việc tải xuống và thanh toán phần lớn các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Sự thống trị này đã kéo theo không ít vụ kiện cáo buộc Apple và Google tính phí hoa hồng cao, không công bằng và chặn các dịch vụ cạnh tranh khác.
Cả hai gã khổng lồ công nghệ đều đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng và điều tra trên toàn thế giới về tiền hoa hồng trong-mua ứng dụng. Để sử dụng nền tảng và dịch vụ của họ, các nhà phát triển phải trả hoa hồng từ 15% đến 30% cho tất cả các giao dịch mua hàng trong ứng dụng thông qua Cửa hàng ứng dụng của Apple và Cửa hàng Play của Google. Tuy nhiên, một số nhà phát triển như Epic Games không muốn trả cho các công ty bất kỳ khoản cắt giảm cổ phần mua hàng trong ứng dụng nào.
Theo báo cáo của Reuters, tổng giám đốc tại Hiệp hội các tập đoàn Internet Hàn Quốc Kwon Se-hwa cho biết: “Đối với các ứng dụng chơi game, Google đã buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng hệ thống thanh toán của riêng mình… và nó muốn mở rộng chính sách của mình sang các ứng dụng khác như âm nhạc hoặc webtoon. Nếu dự luật mới trở thành luật, các nhà phát triển sẽ có các tùy chọn để sử dụng các hệ thống thanh toán độc lập khác.”
Thực tế, các nhà lập pháp của Hàn Quốc đã xem xét vấn đề phí hoa hồng của các kho ứng dụng lớn như App Store và Google Play Store từ giữa năm 2020. Nếu đạo luật mới được thông qua, các nhà phát triển ứng dụng cho thị trường Hàn Quốc có thể chọn dùng nhiều hệ thống thanh toán khác nhau để bán ứng dụng cho người dùng, thay vì phải sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền của Apple hay Google.
Cả hai gã khổng lồ công nghệ hôm 25.8 đều bày tỏ lo ngại về dự luật, nói rằng nó có nguy cơ hạn chế cơ hội kinh doanh của các nhà phát triển địa phương trên nền tảng của họ. Theo Apple, thay đổi được đề xuất sẽ khiến người dùng có hành vi gian lận, phá hoại quyền riêng tư và cản trở sự kiểm soát của phụ huynh.
“Mặc dù luật vẫn chưa được thông qua, nhưng chúng tôi lo lắng rằng quá trình gấp rút sẽ không phân tích đủ tác động tiêu cực của luật mới đối với người tiêu dùng và nhà phát triển ứng dụng Hàn Quốc”, Giám đốc chính sách công của Google Wilson White viết trong email.
Với việc các cửa hàng ứng dụng bị đe dọa bởi một dự luật do Hàn Quốc đề xuất, Apple và Google đang tìm đến chính phủ Hoa Kỳ để mong được giúp đỡ, mong nhận được một hành động can thiệp, tinh tế, kịp thời từ chính quyền Biden.
Tuy nhiên, không riêng gì tại Hàn Quốc, chính quyền Biden gần đây cũng liên tục mạnh tay với các gã công nghệ khổng lồ Mỹ về việc chống độc quyền. Thế nên, lời cầu cứu này được xem là “khó xử” đối với Biden. Trong khi đó, một số chuyên gia khác nhận định, các nhà lập pháp Hoa Kỳ hiện cũng đang lo ngại về ngành công nghiệp công nghệ nước này đang bị các công ty công nghệ lớn “tung hoành”, nhiều người trong số đó cũng cùng chung quan điểm với Hàn Quốc.