Theo báo cáo Apple đã thuê Geep Canada từ năm 2014 để chịu trách nhiệm loại bỏ các thiết bị này và tái chế chúng, tuy nhiên, công ty này đã bán các thiết bị thay vì thực hiện theo nhiệm vụ.
Số lượng Apple đã gửi cho công ty tái chế là hơn 500.000 chiếc iPhone, iPad và Apple Watch từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 . Nhưng khi Apple thực hiện một cuộc kiểm tra, họ đã phát hiện 18% số thiết bị đó vẫn đang truy cập internet thông qua mạng di động bình thường. Chưa kể những sản phẩm không phải bản LTE, vì vậy có số thiết bị được bán trộm chắc chắn còn cao hơn.
Đáng chú ý, Geep Canada không phủ nhận cáo buộc nhưng trong một tờ khai do công ty đệ trình, họ nói rằng ba nhân viên lừa đảo làm việc tại công ty chịu trách nhiệm cho các vụ trộm đã xảy ra mà công ty không hề hay biết. Trong khi đó, Apple cho biết ba nhân viên này thực sự là các thành viên của ban quản lý cao cấp tại Geep Canada.
Apple đòi bồi thường lên đến 22,7 triệu USD. Hồ sơ mà Apple đệ trình lên tòa án cho biết từ tháng 1.2015 đến tháng 12.2017, công ty đã vận chuyển 531.966 chiếc iPhone, 25.673 chiếc iPad và 19.277 chiếc Apple Watch đến Geep Canada. Khi Apple đến thăm nhà kho của Geep Canada để thực hiện kiểm tra, họ phát hiện ra rằng một số thiết bị của họ đang được lưu trữ riêng biệt với thiết bị của các công ty khác.
Apple đã tiến hành kiểm tra các kho hàng của Geep và chính tại thời điểm này, nhà sản xuất đã phát hiện ra hành vi trộm cắp một số mẫu nhất định có thể bán được. Sau đó, Apple đã kiểm tra số sê-ri và nhận thấy rằng 18% thiết bị được gửi đến Geep đã được sử dụng trên mạng của một số nhà khai thác. Apple cũng lưu ý rằng số lượng thiết bị bị đánh cắp và bán lại về mặt con số chính xác phải lớn hơn 103.845, vì iPad và Apple Watch chỉ tương thích với Wi-Fi và không thể được nhận thấy trên mạng của nhà cung cấp dịch vụ.
Năm ngoái, con người đã để lại lượng rác thải điện tử kỷ lục lên tới 53,6 triệu tấn smartphone, máy tính, thiết bị gia dụng và các thiết bị khác bị loại bỏ. Apple đang cố gắng cải thiện các hoạt động môi trường bằng chứng là sử dụng robot tháo rời Daisy và Dave phát triển riêng, để tách các thành phần iPhone mà kiểu tái chế truyền thống không làm được.
Tuy nhiên, Apple vẫn dựa vào các đối tác khác để thu hồi vật liệu có giá trị từ các thiết bị đã qua sử dụng, và từ năm 2015 đến 2018, Geep Canada là một trong số đó. Apple cho biết “Những chiếc máy đã được được gửi đi tái chế không còn đủ tiêu chuẩn để bán cho người tiêu dùng và nếu chúng được chế tạo lại với các bộ phận không rõ nguồn gốc, chúng có thể gây ra các vấn đề an toàn nghiêm trọng.”