Như vậy, có thể khẳng định, sau gần 10 năm tìm cách tái xuất tại Trung Quốc, Facebook vẫn chưa thể đạt được mục đích của mình.
Nguyên nhân của sự việc được tờ The New York Times đưa tin, chính quyền thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đã phê duyệt hồ sơ thành lập chi nhánh của Facebook mà không thông qua Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC). Khi mọi chuyện vỡ lở, CAC rất tức giận và lập tức can thiệp để ngăn chặn quyết định này. Điều đó đồng nghĩa với việc dự án "trung tâm đổi mới" của họ cũng đã hoàn toàn sụp đổ.
Như vậy sau cuộc bạo động ở thành phố Urumqi, Tân Cương cách đây gần 10 năm, ông Zuckerberg chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực để đưa Facebook quay lại Trung Quốc. Năm 2015, công ty đã cố gắng mở văn phòng tại Bắc Kinh nhưng không thành công. Năm 2016, ông Zuckerberg tiếp tục tổ chức và đích thân tham gia một chương trình chạy bộ qua quảng trường Thiên An Môn như một động thái để xoa dịu tình hình với chính phủ nước này.
Năm ngoái, Facebook âm thầm ra mắt ứng dụng với tên gọi Bóng bay Đa sắc (Colorful Balloons) cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh của bạn bè. Ứng dụng được Youge Internet Technology, công ty có quan hệ mật thiết với Facebook, đăng ký. Ngoài ra, bộ phận phát triển kính VR của Facebook – Oculus cũng đặt văn phòng tại Thượng Hải, cách Hàng Châu chỉ 2 giờ lái xe nhưng cũng không thành công.
Hiện nay, theo nhiều chuyên gia cho rằng sự lớn mạnh của những nền tảng nội địa như Weibo cũng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho tham vọng của Facebook.
Tuy nhiên, CEO Mark Zuckerberg vẫn luôn đề cao tầm quan trọng của Trung Quốc trong chiến lược phát triển của Facebook. Anh cho biết: “Có lẽ sẽ phải mất một thời gian dài nữa, chúng tôi mới có thể trở lại thị trường này. Tôi cho rằng chúng tôi cần phải tìm ra giải pháp phù hợp với quy tắc hoạt động và mục đích của mình, đồng thời cũng phải tuân thủ theo pháp luật tại Trung Quốc. Đó là điều mà chúng tôi vẫn chưa thể làm được”.
“Thật khó để hoàn thành sứ mệnh đưa cả thế giới đến gần nhau hơn mà phải rời khỏi quốc gia lớn nhất”. Ông Zuckerberg nói.