Lợi nhuận ròng của hãng xe lớn thứ hai Hàn quốc trong quý 3 năm nay kết thúc vào tháng 9 đã tăng hơn tám lần lên 1,135 nghìn tỷ won (970 triệu USD) từ mức lãi ròng 133,68 tỷ won trong cùng kỳ năm ngoái.
Năm ngoái, công ty đã trích lập 1,013 nghìn tỷ won dự phòng cho việc duy trì chất lượng sản phẩm sau bán hàng và các dịch vụ khác.
Một số khoản dự phòng đã được tính vào lợi nhuận cuối quý III. Nhưng năm nay không có khoản chi phí nào như vậy, một quan chức của công ty cho biết.
Kia đang lo ngại rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu và tỷ giá hối đoái biến động gia tăng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thu nhập quý IV của hãng.
Giám đốc tài chính của Kia, Joo Woo-jeong, cho biết trong hội nghị về thu nhập của công ty: “Vấn đề đặt ra là Kia sẽ có thể sản xuất bao nhiêu xe hơi cho đến nửa đầu năm 2022 bất chấp sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu". Ông cho rằng, công ty sẽ không đạt được mục tiêu bán hàng 2,92 triệu chiếc trong năm, chủ yếu là do các vấn đề từ phía nguồn cung.
Doanh số hàng năm của công ty dự kiến sẽ ít hơn 2,9 triệu ô tô trong năm nay, giám đốc điều hành cho biết. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9, doanh số bán hàng của nó đã tăng 14% lên 2.127.756 chiếc từ 1.864.137 chiếc một năm trước đó.
Lợi nhuận hoạt động đã tăng hơn sáu lần lên 1,327 nghìn tỷ won trong quý thứ ba từ 195,23 tỷ won một năm trước.
Doanh số bán hàng tăng 8,8% lên 17,752 nghìn tỷ won từ 16,321 nghìn tỷ won trong cùng kỳ.
Kia cho biết việc giảm ưu đãi cho người mua xe Kia tại Mỹ và tăng doanh số bán xe SUV cao cấp đã giúp thúc đẩy kết quả kinh doanh hàng quý của công ty. Từ tháng 1 đến tháng 9, lợi nhuận ròng đã tăng lên 3,513 nghìn tỷ won từ 525,96 tỷ won cùng kỳ năm trước.