Trong năm 2020, Jonas Lyk đã 3 lần công một lỗ hổng liên quan đến định dạng NTFS trên ổ cứng ảnh hưởng trực tiếp đến Windows 10 nhưng chưa được Microsoft vá lỗi.
Theo đó, tin tặc có thể khai thác lỗi bảo mật này bằng cách ẩn một dòng lệnh đặc biệt vào bên trong file nén, một thư mục hoặc thậm chí một shortcut trên Windows… mà khi người dùng mở file nén hoặc mở thư mục có chứa shortcut chèn mã độc, lập tức đoạn mã độc sẽ được kích hoạt và phá hủy ổ cứng máy tính.
Nhà nghiên cứu cho biết rằng lỗ hổng này có thể bị khai thác từ phiên bản Windows 10 1803 cho đến phiên bản mới nhất là Windows 10 2004.
Nghiêm trọng hơn là, với tài khoản có quyền User vẫn có thể thực thi đoạn mã nguy hiểm này, như vậy bất cứ người dùng nào có thể mở CMD đều có thể phá hủy ổ cứng của bạn.
Một số Hacker cố gắng phá hoại dữ liệu của người khác bằng chèn đoạn mã độc này thông qua file ZIP, Shortcut, HTML và kích hoạt lệnh gây lỗi ổ cứng làm hỏng mà không cần quyền Administrator.
Will Dormann, một nhà phân tích lỗ hổng bảo mật tại Trung tâm ứng phó khẩn cấp máy tính của Mỹ khẳng định rằng lỗi bảo mật kể trên đã được tồn tại trên Windows 10 trong 3 năm qua và Dormann đã từng gửi cảnh báo đến Microsoft về lỗi bảo mật này cách đây 2 năm, nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Sau công bố của Jonas Lyk, Microsoft cho biết đã ghi nhận lỗi bảo mật này và sẽ tiến hành phát hành bản vá lỗi trong thời gian sớm nhất.
Trong khi chờ đợi bản vá lỗi từ Microsoft, các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng luôn cẩn trọng khi tải và sử dụng file từ Internet, đặc biệt những file được gửi đến từ người lạ, để tránh nguy cơ bị lây nhiễm mã độc hoặc có thể bị phá hủy ổ cứng thông qua lỗi bảo mật kể trên.