Quyết định này được ban hành sau khi nhiều tổ chức quảng cáo trực tuyến và nhà xuất bản khiếu nại rằng Apple đang thao tùng thị trường bằng công cụ đầy tranh cãi mang tên App Tracking Transparency (ATT).
ATT được Apple triển khai với lý do bảo vệ dữ liệu người dùng, yêu cầu các ứng dụng bên thứ ba phải nhận được sự đồng ý trước khi thu thập và chia sẻ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, cơ quan chống độc quyền Pháp kết luận rằng, thực tế ATT không chỉ nhằm mục đích tăng cường quyền riêng tư, mà còn giúo một lợi thế độc quyền cho Apple trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số.
Việc Apple kiểm soát ATT đã đặt các nhà xuất bản và ứng dụng nhỏ vào thế bất lợi, khi họa đơn quảng cáo trên nền tảng iOS bị giảm đáng kể. Trong khi đó, các dịch vụ quảng cáo riêng của Apple lại không chịu ảnh hướng, gây ra một môi trường kinh doanh không công bằng.
Không chỉ Pháp, Liên minh châu Âu (EU) cũng đang gia tăng áp lực lên Apple với những cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. EU yêu cầu Apple phải mở rộng khả năng tương thích giữa iOS với các đối thủ, cho phép các nhà sản xuất smartphone, tai nghe và thiết bị thực tế ảo kết nối dễ dàng hơn với iPhone và iPad.
Ngoài ra, EU cũng ép Apple phải đáp ứng những đề xuất từ nhà phát triển ứng dụng, nhằm cải thiện tính tương tác giữa hệ điều hành iOS và các hệ thống khác. Tuy nhiên, Apple lại chỉ trích quyết định này, cho rằng nó ảnh hưởng đến khả năng đổi mới của công ty và mang lợi đặc quyền cho đối thủ.
Mặc dù Apple vẫn là tấm gương trong việc tăng cường quyền riêng tư người dùng, những bước đi mới nhẵm mở rộng sự độc quyền quá mức đang gây tranh cãi gay gắt. Khi các cơ quan chức năng ngày càng siết chặt quản lý, Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để duy trì vị thế trên thị trường công nghệ.