Nhằm đáp ứng Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) của Liên minh châu Âu (EU), Apple đã đưa ra một số thay với App Store ở khu vực này. Hãng dự định chạy thử nghiệm kho ứng dụng mới từ ngày 7/3.
Tuy nhiên, điều khoản mới về hoạt động của kho ứng dụng Apple đã bị chỉ trích vì điều mà nhiều người gọi là "tuân thủ có ác ý" với Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của EU - nghĩa là về mặt kỹ thuật họ tuân thủ luật chống độc quyền nhưng hoàn toàn bất chấp mục đích của nó. Một báo cáo mới cho biết cả Meta và Microsoft hiện đang vận động hành lang EU, yêu cầu EU từ chối các điều kiện mới Apple là "gây phiền phức" và "nghiêm cấm".
Trong iOS 17.4 Apple giới thiệu những thay đổi cho phép nhà phát triển bán ứng dụng của họ bên ngoài cửa hàng chính thức Apple App Store và chuyển sang các điều khoản thay thế nếu họ muốn ở lại cửa hàng.
Công ty đã bị cáo buộc "tuân thủ một cách ác ý" vì đưa ra các điều kiện khiến các nhà phát triển hầu như không thể kiếm được nhiều tiền hơn theo cách này. Apple, vẫn sẽ tính phí hoa hồng 27% đối với doanh số bán hàng được thực hiện bên ngoài App Store của chính họ và các điều khoản thay thế dành cho các nhà phát triển châu Âu bao gồm phí cài đặt € 0,50 mỗi năm, điều này không thực tế đối với nhiều ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng miễn phí.
Meta và Microsoft đang vận động hành lang với hy vọng EU sẽ từ chối kế hoạch của Apple. Phil Spencer, Giám đốc phụ trách game của Microsoft, cho biết các bước Apple đưa ra gây khó khăn cho công ty trong việc tạo ra một giải pháp thay thế và họ sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan quản lý để gỡ bỏ khó khăn này.
Trong khi đó, Mark Zuckerberg, CEO Meta, nói đề xuất của Apple chứa đầy mâu thuẫn và gây phiền toái. Ông cho biết sẽ rất ngạc nhiên nếu bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào rời bỏ hệ sinh thái hiện tại để chọn đề xuất thay thế.
Hiện EU tuyên bố đang xem xét vấn đề này và sẵn sàng “thực hiện các biện pháp quyết định” nếu quyết định rằng cách tiếp cận này sẽ Apple là không thể chấp nhận được.
Có hiệu lực từ tháng 8/2023, DMA yêu cầu các công ty có trên 45 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, vốn hóa trên 75 tỷ euro (82 tỷ USD) phải cho phép người dùng tải các ứng dụng từ đối thủ, đồng thời người dùng sẽ quyết định họ cài ứng dụng nào, từ cửa hàng nào lên thiết bị của mình. Đối với Apple, người dùng iPhone, iPad sẽ tự do tải app trên các nền tảng khác thay vì giới hạn trên App Store như hiện tại.
Apple cho biết họ đã dành nhiều tháng trao đổi với Ủy ban châu Âu về kế hoạch của mình và kết quả đề xuất dựa trên công sức hàng chục nghìn giờ của hàng trăm nhân viên Apple. Tuy nhiên, EU cần quyết định xem các điều khoản mới của Apple có tuân thủ DMA hay không. Họ cũng sẽ thu thập ý kiến từ nhà phát triển để đưa ra quyết định.
Về nguyên tắc, EU có thể phạt Apple số tiền khổng lồ nếu không tuân thủ DMA, nhưng họ có thể chỉ từ chối đề xuất của Apple và yêu cầu công ty đưa ra phương án mới.
App Store ra đời năm 2008, sau đó phát triển theo mô hình được ví như "khu vườn có tường bao quanh", tức người dùng iPhone, iPad chỉ có thể cài đặt ứng dụng trên cửa hàng này. Bên cạnh đó, ứng dụng tải lên cũng bị kiểm soát chặt chẽ và Apple thu phí tới 30%. Đây cũng là lý do Epic Games, Spotify và một số công ty khác kiện Apple vì áp dụng mức phí quá cao, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tại châu Âu, App Store mang lại 24 tỷ USD mỗi năm, chiếm 6% tổng doanh thu từ App Store trên toàn cầu.
Apple chưa công bố liệu có áp dụng chính sách mới trên toàn cầu không, hay chỉ triển khai ở châu Âu.