Văn hóa - Thể thao
Cân bằng lợi ích và bảo vệ tài nguyên “mềm” cho công nghiệp điện tử Việt Nam
Hoàng An - Thứ Hai, 28/12/2020 5:00 CH
Vietnet24h - Năm 2020, Việt Nam liên tục đón được các tập đoàn lớn trong ngành điện tử, trong số đó có cả nhà cung cấp của Apple là Foxconn và Pegatron… Làm sao để các công ty này tạo ra nhiều lợi ích cho Việt Nam, mà không làm cho các nhà sản xuất Việt thua trên chính sân nhà?
Trao đổi với Trí thức trẻ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhận định: "Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô".

Trong một năm đầy biến động vì Covid-19, hàng loạt chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp ngành điện tử đã bị tác động như thế nào? Có phải các doanh nghiệp là nhà cung cấp cho thương hiệu lớn sẽ "dễ sống" hơn các doanh nghiệp khác?

Mỗi khủng hoảng lại có đặc điểm riêng. Covid-19 tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng, nên doanh nghiệp hỗ trợ sẽ cảm nhận rất rõ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ có hệ thống logistics mong manh, phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng đơn lẻ. Các cụ có câu "Buôn có bạn, bán có phường", những người làm ăn có hội thì việc tương trợ cũng tốt hơn là đơn lẻ. Doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn đi xa và muốn làm bền bỉ dài lâu cũng phải có hội, và chuỗi cung ứng mang tính chất như vậy.

Tuy nhiên, một nhà cung ứng cũng chưa chắc phụ thuộc vào một chuỗi. Những doanh nghiệp là nhà cung ứng chuyên nghiệp thì họ có thể cung ứng cho một vài chuỗi. Tinh mà linh hoạt, cách điều hướng nguồn cung của họ sẽ tốt hơn những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào một kênh bán hàng, mua hàng đơn lẻ thôi. Rõ ràng nếu xét về tính rủi ro thì bao giờ làm ăn đơn lẻ cũng rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể là thu về lợi nhuận nhiều hơn dù độ an toàn không cao.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hỗ trợ cũng được lợi trong khủng hoảng. Ví dụ như là trong giai đoạn Covid-19, mọi người phải làm việc ở nhà nhiều, nhu cầu cho máy tính, thiết bị ngoại vi lại gia tăng và đến giờ vẫn còn tiếp tục tăng.

Điều này thể hiện ngay trong kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử trong giai đoạn từ tháng giêng đến tháng 9 năm nay. Tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện gia tăng nhiều hơn điện thoại di động. Những năm trước, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động và linh kiện sẽ cao hơn máy tính, nhưng năm nay thì ngược lại.

Tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện gia tăng nhiều hơn điện thoại di động trong 9 tháng năm 2020

Trong năm 2020, có rất nhiều cái tên lớn trong ngành điện tử đã tuyên bố sẽ đầu tư sản xuất tại Việt Nam, như các nhà cung cấp cho Apple. Có thông tin từ báo chí quốc tế cho biết trong thời gian tới các sản phẩm công nghệ cao như iPad có thể sẽ Made in Vietnam. Điều này đang được nhận định là "tin tốt" đối với Việt Nam. Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, bà nhận thấy Việt Nam có cơ hội và thách thức gì từ đó?

Trước hết, tôi muốn làm rõ, xu hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng vào Việt Nam thực ra đã bắt đầu từ cách đây 2 năm, mà nguyên nhân sâu xa, lại không hoàn toàn do thương chiến Mỹ-Trung hay Covid-19.

Trung Quốc có ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đến nay đã tương đối phát triển. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, họ đã phát triển lên tầm cao hơn là chỉ lắp ráp đơn thuần như trước. Việt Nam là nước khá tương đồng với Trung Quốc trong các hoạt động về sản xuất điện tử, cả về nhân công và vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, logistics… và là địa chỉ phù hợp để tiếp nhận dòng dịch chuyển vốn, cũng chính là dòng dịch chuyển về công nghệ.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung hay Covid-19 chỉ làm cho xu hướng này thể hiện rõ nét hơn và đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển mà thôi. Còn chắc chắn, xu hướng dịch chuyển công nghệ trong sản xuất điện tử sẽ luôn luôn là dòng chảy công nghệ từ cao xuống thấp, từ nước có công nghệ phát triển cao hơn sang các nước có điều kiện thấp hơn với mục tiêu cắt giảm chi phí, chỉ là sớm hay muộn.

Khi Covid-19 xảy ra, các nhà sản xuất đầu chuỗi như Apple, Samsung hay LG giật mình nhận ra mình quá phụ thuộc vào một thị trường, rủi ro sẽ cao. Chứ họ không hề đánh giá thấp Trung Quốc. Dù làm ở đâu họ cũng sẽ muốn phân bổ rủi ro thay vì tập trung vào một nơi. Và vì thế các nhà sản xuất đầu chuỗi một phần chuyển ra ngoài Trung Quốc, một phần là tìm những nguồn cung ứng thêm để dự phòng.

Tuy nhiên, trong bất cứ câu chuyện kinh tế nào cũng có thời cơ và thách thức. Thách thức ở đây là chúng ta sẽ có nguy cơ mất lợi thế thị trường vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Thị trường chính là một dạng tài nguyên mềm. Việt Nam cũng có lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài là thị trường gần 100 triệu dân, lao động trẻ, vị trí địa lý là ngã ba trung chuyển thuận lợi. Nếu doanh nghiệp trong nước yếu quá, để FDI thống trị hoàn toàn thì nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào FDI rất nhiều. Tất nhiên trong giai đoạn này, mình yếu quá thì đành chịu. Nhưng với tư cách một người trong ngành, quan điểm của tôi là không nên đành chịu như vậy.

Chính phủ và các nhà sản xuất công nghiệp trong ngành cần có định hướng, rằng từ từ từng bước, chúng ta sẽ tiếp thu được những công nghệ nhà đầu tư đưa vào để làm chủ và có những doanh nghiệp có đủ năng lực canh tranh được ở thị trường trong nước. Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô.

Trong năm 2020, có rất nhiều cái tên lớn trong ngành điện tử đã tuyên bố sẽ đầu tư sản xuất tại Việt Nam

Khi xu hướng hội nhập là không thể đảo ngược, có lẽ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của chúng ta sẽ khó khăn hơn các hình mẫu công nghiệp như Nhật, Hàn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp FDI không lấn át cơ hội phát triển của doanh nghiệp nội?

Trong giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp nội còn yếu, đương nhiên phải cho FDI vào, nhưng phải có điều tiết. Lúc này cần đến bàn tay của Nhà nước, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt để họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, dần dần từng bước sẽ làm chủ công nghệ để có năng lực cạnh tranh, giữ được thị trường trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh thì không thể bảo vệ "nguồn tài nguyên mềm" là thị trường của mình.

Thứ nhất, mở cửa cho FDI nhưng phải chọn lọc công nghệ thượng nguồn, không mang tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. FDI vào Việt Nam cần tạo được hiệu ứng lan tỏa, tạo công ăn việc làm và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI đó, đồng thời tạo cơ hội tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Thứ hai, công nghệ đưa vào Việt Nam không được phép là công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo, hủy hoại môi trường. Nếu FDI vào Việt Nam là nhà sản xuất đầu chuỗi, lại kéo theo một loạt vendor là doanh nghiệp nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với doanh nghiệp Việt, tiêu thụ toàn bộ đất đai và các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình để thu lợi cho chính họ thì Việt Nam sẽ chẳng có lợi gì.

Bên cạnh việc ưu đãi, Chính phủ cần đặt điều kiện cho họ. Ví dụ như là một nhà sản xuất đầu chuỗi vào Việt Nam thì cần có yêu cầu mục tiêu phát triển được bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong 5 năm đầu tiên, rồi cho 5 tiếp theo. Như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có cơ hội tận dụng được thị trường trong nước của mình và tham gia được vào sân chơi toàn cầu, tạo công ăn việc làm và cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề cho lao động.

Thường có một vấn đề là khi doanh nghiệp đầu chuỗi không cam kết mua vì sợ chất lượng kém, thì doanh nghiệp hỗ trợ cũng không dám đầu tư dây chuyển nâng cao chất lượng, tạo thành một vòng luẩn quẩn giữa sản lượng thấp và chất lượng kém. Vậy trong ngành điện tử, tình trạng này có xảy ra hay không?

Thực ra trong ngành điện tử, không bao giờ có thể yêu cầu doanh nghiệp đầu chuỗi có cam kết mua hàng. Nhưng họ cũng có thể khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bằng cách định hướng hạng mục linh kiện mà họ có nhu cầu lớn và muốn tìm nguồn cung trong nước.

Một số doanh nghiệp đầu chuỗi cũng có thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong việc nâng cao năng lực. Ví dụ như Samsung, họ có chương trình "đồng thịnh vượng", kéo dài đến nay đã là năm thứ ba trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp FDI khác, dù không cam kết nhưng đã có ít nhiều hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, ví dụ doanh nghiệp FDI từ Nhật như Canon, hay FDI từ Mỹ cũng có những chính sách hỗ trợ tương tự theo chính sách của từng công ty.

Chính phủ cũng không thể ép buộc doanh nghiệp FDI được, mà chỉ có thể yêu cầu họ phát triển mạng lưới nhà cung cấp Việt Nam đến một con số cụ thể, còn mỗi doanh nghiệp FDI sẽ có cách làm của riêng họ.

Chúng ta đã có tổ công tác "đón đại bàng", song song với đó, theo bà có cần một tổ công tác để thực hiện quyết liệt hơn các ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt trong ngành điện từ?

Thực ra, tổ công tác chỉ tập trung giải những bài toán tình thế, thách thức ngắn hạn, còn bài toán căn cơ trong việc phát triển thì tổ công tác sẽ khó giải quyết được. Điểm căn cơ nhất, là từng cán bộ quản lý nhà nước phải thay đổi cách nhìn với doanh nghiệp. Hiện nay, cách nhìn này với doanh nghiệp thì chưa có tư tưởng là để hỗ trợ, mà thường là phán xét, chỉ trích.

Khi tôi đến các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore… quan chức Chính phủ luôn có quan điểm là khi tiếp cận doanh nghiệp thì xem xem họ đang gặp khó khăn gì, làm thế nào để giúp được họ. Họ nhìn nhận rằng, phát triển doanh nghiệp chính là phát triển "nồi cơm" của ngân sách. Vì thuế thu nhập của các doanh nghiệp là nguồn thu ngân sách cơ bản nhất.

Riêng về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, theo tôi nhà nước nên quản lý từ đầu ra. Tức là khi doanh nghiệp sản xuất được linh phụ kiện và bán được cho doanh nghiệp FDI hoặc trong nước thì đã thể hiện ngay trên hóa đơn đầu ra của họ. Và ưu đãi thì ưu đãi luôn ở đó, chứ tại sao lại phải có thông tư, nghị định, luật để công nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, rồi lại tìm xem áp chính sách gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp có đủ những điều kiện đó?

Từ việc thay đổi cách nhìn như vậy, tác động tích cực sẽ đi vào cả hệ thống luật, thông tư, nghị định. Luật, nghị định, thông tư cần theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp, không phải theo hướng đánh giá, phán xét hay bắt lỗi.

Có doanh nghiệp đầu chuỗi mang thương hiệu Việt là mong muốn cháy bỏng nhất của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử Việt Nam.

Để không phụ thuộc vào FDI thì tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam là rất quan trọng. Vậy Chính phủ cần có những hỗ trợ như thế nào để có thể tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam?

Có doanh nghiệp đầu chuỗi mang thương hiệu Việt là mong muốn cháy bỏng nhất của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, đó không phải là điều có thể ngay và luôn được.

Để có được một doanh nghiệp đầu chuỗi, thì cũng cần phải có một hệ sinh thái doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bao quanh. Trước hết, khi doanh nghiệp trong nước còn yếu, họ phải dựa vào doanh nghiệp FDI hoặc từ nguồn cung ngoài nước. Nhưng khi đã có một số lượng nhất định doanh nghiệp là nhà cung cấp cho những doanh nghiệp lớn và đủ năng lực theo tiêu chuẩn chuỗi cung ứng quốc tế thì vô hình chung đã tạo được một hệ sinh thái rồi.

Lúc đó, nếu có một doanh nghiệp đầu chuỗi của Việt Nam, mang thương hiệu Việt và có đủ năng lực sáng tạo, R&D, xây dựng thương hiệu thì đã có đội ngũ nhà cung ứng trong nước đủ mạnh để có thể có nguồn cung ứng linh kiện tại chỗ. Điều đó sẽ giúp họ phát triển nhanh hơn.

Cần có những người cầm cờ đứng lên, ví dụ như Vinsmart hay BKAV. Dù thực ra, đến thời điểm này, nguồn cung ứng cho họ vẫn chưa nhiều doanh nghiệp trong nước, do doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cung ứng.

Thông qua học hỏi FDI, thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới lớn mạnh dần lên và có hệ sinh thái đầy đủ, hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, việc này cũng cần có sự hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ. Thực sự, ngành công nghiệp điện tử rất khắc nghiệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, tốc độ thay đổi nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn nên chi phí lớn và còn phải đổi mới thường xuyên.

Đổi mới công nghệ đòi hỏi một sức sáng tạo và tích lũy tư bản rất nhiều. Hiện giờ doanh nghiệp Việt hầu như là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực chưa có. Thế nên chính sách cởi trói cho doanh nghiệp Việt, hỗ trợ startup, quỹ đầu tư thiên thần, nguồn lực tài chính phải thiết kế để cho doanh nghiệp tiếp cận được chứ không phải chỉ hay trên giấy tờ.

Cảm ơn những chia sẻ của bà!

Ngành chế biến chế tạo dưới tác động của COVID-19 Vietnet24h - Giảm tốc nhưng chưa có dấu hiệu đình trệ
Theo PV Hoàng An (Tri thức Trẻ) thực hiện
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Ô tô Nhật Bản gặp khó: Cạnh tranh gay gắt và lợi nhuận sụt giảm mạnh Vietnet24h - Sự sụt giảm 57% lợi nhuận của bảy hãng xe lớn Nhật Bản phản ánh một thị trường ô tô đang gặp phải không ít khó khăn. Các hãng xe hàng đầu như Toyota và Nissan đang đối mặt với không chỉ thách thức từ chi phí mà còn với áp lực cạnh tranh khốc liệt từ xe điện Trung Quốc.
Sự sụt giảm 45% của Super Micro trong tuần này đã xóa sạch mức tăng của cổ phiếu trong năm Vietnet24h - Đợt bán tháo cổ phiếu Super Micro tiếp tục diễn ra vào thứ Sáu, khi giá cổ phiếu giảm thêm 10%, nâng mức lỗ trong tuần lên 44%.
Samsung Electronics công bố doanh thu quý 3 cao kỷ lục, nhưng doanh thu ộ phận bán dẫn vẫn yếu Vietnet24h - Samsung Electronics đã ghi nhận doanh thu quý cao nhất từ ​​trước đến nay trong quý 3 năm nay, mặc dù lợi nhuận trong lĩnh vực bán dẫn (DS) chậm chạp do chi phí một lần tăng.
Cổ phiếu Tesla đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 13 tháng gần đây Vietnet24h - Sau ngày giao dịch tốt nhất của Tesla trên thị trường kể từ năm 2013, cổ phiếu này đã tăng hơn 3% vào thứ Sáu, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
SK Hynix công bố lợi nhuận quý kỷ lục nhờ sự bùng nổ chip AI Vietnet24h - Lợi nhuận hoạt động trong quý 3 đạt mức kỷ lục 7,03 nghìn tỷ won (5,08 tỷ đô la), vượt qua dự báo 6,8 nghìn tỷ won của LSEG và phục hồi sau khoản lỗ 1,8 nghìn tỷ won trong cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu bán dẫn châu Á tăng sau khi cổ phiếu của Nvidia, công ty chip AI được yêu thích, đạt mức cao kỷ lục Vietnet24h - Giá cổ phiếu tăng của Nvidia vào thứ Hai đã nâng giá trị thị trường của công ty lên 3,4 nghìn tỷ đô la, vượt qua Microsoft để trở thành công ty có giá trị thứ hai trên Phố Wall và chỉ thấp hơn một chút so với mức định giá khoảng 3,55 nghìn tỷ đô la của Apple.
LG Electronics chứng kiến ​​lợi nhuận giảm 20% mặc dù doanh thu đạt kỷ lục Vietnet24h - Lợi nhuận của LG Electronics trong quý 3 giảm mạnh mặc dù cũng ghi nhận con số doanh thu cao nhất trong quý.
Cổ phiếu Nvidia tăng 25% trong tháng qua Vietnet24h - Cổ phiếu của Nvidia đã tăng 25% trong tháng qua và đang tiến gần đến mức cao kỷ lục khi mùa báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ đang đến gần.
Thu nhập quý 3 của Samsung Electronics thấp hơn kỳ vọng của thị trường Vietnet24h - Hôm thứ Ba (7/10), Samsung Electronics dự báo lợi nhuận hoạt động trong quý 3 của mình sẽ giảm xuống dưới kỳ vọng của thị trường do nhu cầu chip cho điện thoại thông minh yếu và chi phí một lần.
Foxconn vượt bậc doanh thu quý III, hướng tới quý IV đầy hứa hẹn Vietnet24h - Trong bối cảnh nhu cầu trí tuệ nhân tạo gia tăng, Foxconn đã công bố kết quả kinh doanh quý III vượt xa kỳ vọng với mức doanh thu kỷ lục 1,85 nghìn tỷ Đài tệ. Các nhà phân tích dự đoán công ty sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng tới.
TSMC "đóng cửa" nguồn cung chip cao cấp cho Trung Quốc: áp lực từ lệnh trừng phạt Mỹ Vietnet24h - Với việc ngừng cung cấp chip tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc, TSMC muốn giữ an toàn trước quy định kiểm soát của Mỹ, sau khi chip của họ bị phát hiện trong thiết bị Huawei. Động thái này có thể làm ảnh hưởng lớn đến ngành công nghệ Trung Quốc.
Tăng tốc toàn cầu hóa: doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hợp tác với nhà máy Trung Quốc Vietnet24h - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt Nam đã quyết định gia tăng tốc độ tham gia vào dòng chảy toàn cầu hóa bằng cách thiết lập những mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà máy Trung Quốc. Sự kiện hợp tác gần đây đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt, từ việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đến tiếp cận nguồn hàng chất lượng cao, qua đó nhanh chóng tạo dựng được vị thế trên thị trường quốc tế.
Cuộc khủng hoảng phúc lợi tại Thung lũng Silicon Vietnet24h - Năm 2021 đánh dấu sự chuyển mình của Thung lũng Silicon, khi các đặc quyền mà nhân viên công nghệ từng được chiều chuộng giờ đây trở thành vấn đề đau đầu cho các công ty. Những vụ việc lạm dụng phúc lợi khiến nhiều nhân viên phải đối diện với hệ quả nghiêm trọng.
AI tại Google viết mã chiếm 25%: Cơ hội hay thách thức cho lập trình viên? Vietnet24h - Google đang tiên phong trong việc ứng dụng AI vào lập trình, với hơn một phần tư mã nguồn mới được tạo bởi trí tuệ nhân tạo. Nhưng liệu sự phát triển này có đẩy lập trình viên vào thế khó?
Vingroup ra mắt quỹ đầu tư VinVentures Vietnet24h - Ngày 28/10/2024, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt quỹ đầu tư VinVentures, với tổng tài sản quản lý là 150 triệu đô la Mỹ.
TSMC bị nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận khi chip xuất hiện trong thiết bị của Huawei Vietnet24h - Một báo cáo nội bộ cho thấy chip của TSMC đang được sử dụng trong máy chủ AI của Huawei. Vụ việc đặt ra nghi vấn về khả năng vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ và thu hút sự chú ý từ giới chức Mỹ.
Studio game AAA của Netflix đóng cửa: Ngành công nghiệp game chao đảo Vietnet24h - Quyết định đóng cửa studio phát triển game AAA của Netflix tại Los Angeles sau hai năm hoạt động đã khiến nhiều người bất ngờ. Trong bối cảnh công ty đang tái cấu trúc, động thái này không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên mà còn gợi lên những câu hỏi về tương lai của mảng game của Netflix.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung sẽ nóng lên bất kể Trump hay Harris thắng Vietnet24h - Cuộc chiến công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chắc chắn sẽ nóng lên bất kể ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump hay Phó Tổng thống Kamala Harris giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 11, với đảng Dân chủ có khả năng đưa ra các quy tắc mới có mục tiêu và Trump có cách tiếp cận thẳng thắn hơn.
Kế hoạch bí mật của FBI: Tạo tiền số để "bẫy" tội phạm thao túng Vietnet24h - Thông qua đồng tiền số NexFundAI, FBI đã khéo léo vạch trần chiêu trò bơm thổi giá tiền số của nhiều đối tượng lừa đảo, khiến hàng triệu USD của nhà đầu tư rơi vào tay kẻ gian.
Bí ẩn danh tính Satoshi Nakamoto tiếp tục được khơi gợi Vietnet24h - Trong phim tài liệu "Money Electric: The Bitcoin Mystery," Peter Todd được coi là Satoshi Nakamoto, nhưng sự phủ nhận sau đó của anh đã làm dấy lên nhiều nghi vấn. Liệu danh tính thật sự của người sáng lập Bitcoin có bao giờ được làm sáng tỏ?
Hoàn thiện hạ tầng viễn thông tại làng Nủ sau thảm họa lũ quét Vietnet24h - Vừa qua, nhà mạng VNPT đã chính thức khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động (BTS) tại khu vực xây dựng bản tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thành công rực rỡ: Black Myth - Wukong thu về gần 1 tỷ USD Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai của Game Science, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường game quốc tế, với doanh thu gần chạm ngưỡng 1 tỷ USD chỉ sau hai tuần ra mắt.
Trải nghiệm âm nhạc kết hợp công nghệ đỉnh cao của Galaxy AI Immersive Vietnet24h - Sự kiện hoành tráng chào đón thế hệ điện thoại gập mới Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Flip6 - nơi âm nhạc và công nghệ hội tụ, thể hiện vị thế tiên phong dẫn đầu kỷ nguyên AI mới đã bùng nổ với 50.000 người tham gia.
Tùng Tán Lâm - Vẻ đẹp thiêng liêng giữa lòng Shangri-La Vietnet24h - Đối với những tín đồ đam mê du lịch tâm linh, tu viện Tùng Tán Lâm (Songzanlin) là một điểm đến không thể bỏ qua. Những người từng đặt chân đến Shangri-la đều khẳng định đây là một trong những tu viện đáng ghé thăm nhất trên thế giới.
Galaxy S24 của Samsung sẽ phát trực tiếp lễ khai mạc Thế vận hội Paris Vietnet24h - Samsung, đối tác chính thức của các sự kiện Olympic và Paralympic toàn cầu, đã thông báo rằng họ sẽ lắp đặt hơn 200 chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất của mình ở mũi và hai bên của mỗi chiếc trong số 85 chiếc tàu sẽ chở 10.500 vận động viên khi bơi trên mặt nước. xuôi sông Seine trong cuộc diễu hành khai mạc Thế vận hội.
Euro 2024: Những dự đoán sắc bén từ AI Vietnet24h - Trong bối cảnh Euro 2024 đang diễn ra, các mô hình AI từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu "tranh tài", đưa ra những dự đoán thú vị về kết quả của giải đấu.
Starlink - Sự hiện diện đột phá trong cuộc sống của bộ tộc Marubo Vietnet24h - Với sự đổ bộ của dự án Internet vệ tinh Starlink vào vùng Amazon, bộ tộc Marubo đã chứng kiến một sự hiện diện đột phá trong cuộc sống hàng ngày. Sự kết nối này không chỉ mở ra cánh cửa cho tiềm năng mới, mà còn đem lại những thách thức và cơ hội cho bộ tộc.
SKT mang dịch vụ cộng đồng người hâm mộ K-pop lên nền tảng metaverse Vietnet24h - Nhà cung cấp dịch vụ di động Hàn Quốc SK Telecom đã tiết lộ dịch vụ K-pop mới cho nền tảng metaverse của mình, ifland, được thiết kế như một đấu trường nơi các thần tượng K-pop và người hâm mộ toàn cầu của họ tụ tập và giao tiếp với nhau.
5 điều hối tiếc nhất của con người khi qua đời Vietnet24h - Vào cuối cuộc đời, nhiều người có xu hướng suy ngẫm về những điều họ ước mình đã làm khác đi.
Học nhạc tại Kim Bảo Nam: lắng nghe lời tâm sự từ học viên Vietnet24h - Những lời tâm sự chân thành từ học viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tại trung tâm âm nhạc Kim Bảo Nam. Qua đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học nhạc của mình.