Xã hội
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững
Lê Cường - Thứ Ba, 19/01/2021 2:45 CH
Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Theo báo cáo từ VCCI, năm 2020, đã có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. So với các năm trước, số luật, nghị định và quyết định không biến động nhiều nhưng số thông tư giảm mạnh.
 
Thực tế cho thấy, chất lượng xây dựng thể chế và chất lượng các quy định pháp luật nói chung đã và đang dần được nâng lên một bước, với nội dung thiết thực và dễ thực thi hơn cho dù không cần ban hành thêm nhiều thông tư ở cấp Bộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khúc mắc trong công tác ban hành Luật và chưa đảm bảo tính tiên phong trong phát triển kinh tế số. 
 
Tình trạng mỗi Bộ quản lý viết luật theo một cách riêng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo.
 
“Vấn đề sự chồng chéo và mâu thuẫn của các văn bản luật là rất lớn, tuân thủ luật này thì lại không tuân thủ luật kia. Luật ban hành không phải để quản lý mà để xử lý, giải quyết các vấn đề của nền kinh tế”, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu. “Không phải ngồi ở vị trí này thì viết luật quản lý thế này, ngồi ở vị trí kia thì viết luật quản lý thế kia. Cần phải đổi tư duy và cách nhận biết vấn đề. Nếu không, sự mâu thuẫn và chồng chéo sẽ còn tiếp diễn mãi”. 
 
Để loại bỏ sự chồng chéo trong Luật cần thành lập một cơ quan soạn thảo chung cho tất cả.
 
“Việc ban hành chính sách và soạn thảo ra các văn bản luật cần tiếng nói chung. Mỗi Bộ có thể ban hành chính sách riêng nhưng cần có một cơ quan soạn thảo chung để soạn thảo luật cho tất cả. Ở đó, người ta sẽ dễ dàng kiểm tra xem chính sách này đã ban hành chưa? và có chồng chéo hay mâu thuẫn với chính sách khác không?”. Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói. 
Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc giám sát các văn bản luật thuộc trách nhiệm của các Ủy ban của Quốc hội. Nhưng doanh nghiệp nếu có chịu ‘rào cản’ do luật gây ra thì cũng rất khó ‘kêu ai’ bởi rất ít được tiếp xúc với các Ủy ban này. Và tất nhiên, việc VCCI phải làm công việc rà soát và khuyến nghị các văn bản luật thay cho các Ủy Ban trong những năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất. 
 
Trong sự phát triển như vũ bão của kinh tế số, các văn bản luật nếu chậm thay đổi tất sẽ trở thành rào cản. 
 
Những vấn đề mâu thuẫn trong đất đai đầu tư xây dựng tồn tại khoảng từ 4 đến 5 năm nay đã được ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương chỉ rõ: “Đến năm 2020 chúng ta mới đề xuất sửa luật thì quãng thời gian 4 năm đó doanh nghiệp mắc kẹt không thể triển khai được dự án”. 
 
“Vấn đề chính mà tôi muốn nói cũng là câu hỏi “Làm thế nào để cải cách thể chế trở nên bền vững, nhanh và hiệu quả hơn?”. Doanh nghiệp ngoài việc phải chịu các loại phí thuế theo văn bản quy định còn phải chịu thêm những tác động rất lớn là những rủi ro về thời gian - những chi phí cơ hội. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải”, ông Phan Đức Hiếu nhận định. 
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương
Cần thành lập một cơ quan có thẩm quyền, làm đầu mối chính, phụ trách thể chế ban hành luật. 
 
Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa làm đầu mối có thể kiểm soát được nội dung chất lượng của các quy định mới. Giả sử như quy định giấp phép và các điều kiện kinh doanh có những điều được bãi bỏ thì ngay sau đó những điều kiện tương tự lại ‘mọc ra’! 
 
Những hoạt động chỉ mang tính ‘rà soát và khuyến nghị’ giống như VCCI đang làm đòi hỏi rất nhiều công sức, nỗ lực cả năm của nhiều chuyên gia luật hàng đầu Việt Nam nhưng đem lại rất ít hiệu quả. Bởi nhẽ, VCCI không được trao thẩm quyền gì! 
 
Ông Phan Đức Hiếu nhận định: “Tôi tin rằng việc này khó đảm bảo hiệu quả. Nếu như chúng ta kiến nghị lên Bộ, Bộ trình lên Thủ tướng rồi Thủ tướng lại giao trả về Bộ, để tự rà soát và tiếp thu kiến nghị thì khó đảm bảo hiệu quả!”. 
 
Nguyên nhân vì sao lại như vậy thật dễ hiểu nhưng khó nói! 
 
...Và có một người dám nói là Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã can đảm nói ra điều khó ấy ở cuộc họp “Tư nhân hóa dịch vụ công” gần đây: “Chúng ta phải nói với nhau một điều rằng, bởi nhẽ, việc này liên quan đến thu - chi nên các bộ, ngành muốn giữ lại để có nguồn thu cho cơ quan họ”. 
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam
VCCI - nhân vật lao tâm khổ tứ - trong “cuốn tiểu thuyết” thể chế ban hành luật Việt Nam.
 
VCCI đã thực hiện nghiên cứu rà soát, khuyến nghị nhiều văn bản luật của Việt Nam nhằm chống lại sự chồng chéo mâu thuẫn nhưng nếu không có sự thay đổi từ gốc rễ của thể chế thì việc này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại trong cái vòng luẩn quẩn dù có nói thêm nhiều lần nữa.
 
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, ngay sự kiện ngày 12/1/2021 VCCI tổ chức ‘dòng chảy Pháp Luật kinh doanh 2020’ thì sau đó 2 ngày là 14/1/2021 họ lại tổ chức Hội thảo “Nghị định sửa đổi 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử” do Bộ Công Thương phụ trách. Và tất nhiên, nghị định này được viết ‘theo ý riêng của Bộ Công Thương’ nên không tránh khỏi nỗi lo ngại về những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo hôm đó:  
 
“Tuy nhiên điều này có thể gây ra mối lo ngại lớn từ phía các doanh nghiệp vì quy định này mâu thuẫn với quy định về bảo vệ thông tin cá nhân đã được cụ thể hóa theo điểm 1, Điều 17 của Luật An toàn thông tin  mạng hay khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Dân sự 2015”, Luật sư Hà nói. “Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử theo văn bản dự thảo nghị định dường như chưa có sự thông thoáng, nhiều giấy tờ có liên quan làm tăng thủ tục hành chính và gây khó khăn gấp nhiều lần cho doanh nghiệp”.
 
Việt Nam cần nhìn ra thế giới để tham khảo các giải pháp hiệu quả
Các hình thái cải cách thể chế trong bài trình bày của ông Phan Đức Hiếu
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương cho biết: Việt Nam không phải là nước duy nhất cải cách thể chế hiện nay, các nước phát triển trên thế giới vẫn liên tục làm điều đó. Ý tưởng chủ đạo trong việc cải cách được nêu lên bằng các thông điệp như: 
 
- Úc: “Quy định ít nhưng hiệu quả”
- Canada: “Những quy định thông minh hơn”
- Nhật Bản: “tự do là nguyên tắc còn quy định chỉ là ngoại lệ”
- Anh: “Quy định ít hơn, tốt hơn, đơn giản hơn”
- Mỹ: “Luật pháp là để bảo vệ người dân chứ không phải chống lại họ”
 
Điều quan trọng nhất mà ông Phan Đức Hiếu muốn nhấn mạnh là “Cải cách thể chế của các nước luôn bắt đầu từ 'các cơ quan bên ngoài' chứ không phải ‘tự thân các Bộ’ như chúng ta đang làm hiện nay. Vì một người 'tự ban hành' thì rất khó có thể ‘tự xem xét lại mình’ đúng hay sai, nên luôn đòi hỏi một ‘cơ chế bổ sung cho cơ chế ban hành luật”, ông Phan Đức Hiếu cũng giới thiệu thêm về vai trò chức năng của cơ quan này:   
 
Cơ quan này có những chức năng chính: 
 
- Xác định trọng tâm những vấn đề cần cải cách trong thể chế hiện tại để nhanh chóng đổi mới cho phù hợp, lúc này không thể đợi kết quả của việc “rà soát toàn diện’ sẽ mất nhiều thời gian. 
 
Việt Nam đang rất cần, thiếu một cơ quan như vậy. Canada có một ủy ban đặc biệt thuộc Hội đồng Bộ trưởng phụ trách các vấn để về thể chế.  Hàn Quốc cũng có một ủy ban như vậy do Thủ tướng làm chủ tịch ủy ban và tổng thống chỉ định các thành viên tham gia. Ở Anh những cơ quan này có thẩm quyền rất mạnh, có thể ‘tạm đề xuất chính sách’ trước khi trình lên Bộ Tư pháp. Ở Hoa Kỳ cũng có đơn vị tương tự như vậy. 
 
“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa là ‘có thẩm quyền’ để thực hiện chức năng về thể chế. Trong việc cải cách thể chế mới cần phải mạnh dạn để tạo ra cơ chế bổ sung – tạo ra một đơn vị mới đầy chức năng có ‘quyền đệ trình các dự thảo luật pháp’ thì mới thực hiện được cải cách một cách: Nhanh – Hiệu quả - Thường xuyên – Bền vững, chứ không thể để như thế này được”, ông Hiếu nhấn mạnh.  
 
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia Luật khác nhau:
 
Ông Ngô Trung Thành - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng các Báo cáo của VCCI rất hữu ích và cần thiết. 
Ông Ngô Trung Thành phát biểu tại Hội thảo
Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư Pháp rất ủng hộ cách tiếp cận của VCCI, báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh hàng năm đã trở thành kênh thông tin hữu ích. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm phần tổ chức thực hiện pháp luật, vì đây mới chỉ dừng lại ở sự ‘đánh giá’ các văn bản quy phạm pháp luật. 
 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự : “Việc thay đổi chính sách lớn cần thay đổi quy trình làm luật. Nếu vẫn làm theo cách cũ thì lại gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp”. 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự
Phát biểu kết thúc Hội Thảo, Chủ tọa, Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung -  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương phát biểu: “nếu chúng ta làm luật chỉ nhằm mục đích quản lý và mỗi Bộ làm một kiểu thì không xử lý được vấn đề kinh tế số. Vì đó là những vấn đề toàn cầu cần giải quyết ngay lập tức. Chúng ta nói quá nhiều cụm từ ‘Kinh tế số là động lực”, đề cập đến cơ hội nhưng lại nói rất ít đến những thách thức, đặc biệt là ít đề cập đến cái gì đang cản trở sự phát triển kinh tế số".
Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2020: Điều kiện ra nhập thị trường và Kinh tế số Vietnet24h - Ngày 12/1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2020” để điểm lại một số quy định pháp luật đáng chú ý trong năm 2020.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Cổ phiếu Micron trượt dốc sau khi dự báo doanh thu không đạt mức ước tính Vietnet24h - Cổ phiếu Micron đã giảm khoảng 7% vào thứ Tư bất chấp kết quả hàng quý tốt hơn mong đợi từ nhà sản xuất chip.
Qualcomm đạt được thỏa thuận 75 triệu USD liên quan đến hoạt động bán hàng và cấp phép Vietnet24h - Qualcomm và sáu bị cáo cá nhân, trong đó có cựu giám đốc điều hành Paul Jacobs và Steven Mollenkopf, phủ nhận hành vi sai trái khi đồng ý giải quyết.
CEO OpenAI cho biết công ty có thể trở thành công ty hoạt động vì lợi nhuận Vietnet24h - CEO của OpenAi Sam Altman cho biết một kịch bản mà hội đồng quản trị đang xem xét là một tập đoàn vì lợi nhuận mà các đối thủ như Anthropic và xAI đang sử dụng.
Cổ phiếu Adobe tăng vọt 17% nhờ kết quả tốt hơn mong đợi Vietnet24h - Adobe đã vượt qua kỳ vọng về thu nhập và doanh thu, với doanh thu Truyền thông kỹ thuật số hàng năm mới cao hơn dự đoán của các nhà phân tích.
Sự đổ vỡ của Royole: những đột phá công nghệ không thể cứu vãn sự sụp đổ Vietnet24h - Trong một diễn biến đầy bất ngờ của thế giới công nghệ, Royole Technology - công ty từng dẫn đầu cuộc đua phát triển smartphone gập và được mệnh danh là ‘kỳ lân’ của ngành - đã chính thức tuyên bố phá sản. Câu chuyện của Royole không chỉ là hành trình từ những thành tựu đột phá đến sự sụp đổ không lường trước, mà còn là bài học sâu sắc về việc cân nhắc giữa đổi mới và bền vững trong kinh doanh công nghệ cao.
Theo các nhà phân tích: Cổ phiếu TSMC có thể sớm phục hồi trở lại Vietnet24h - TSMC, cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất ở Đài Loan, dự kiến ​​sẽ bù đắp cho việc giảm giá cổ phiếu do không hưởng cổ tức vào thứ Năm, do khoản lỗ 3,49978969 Đài tệ chỉ chiếm 0,4% mức đóng cửa là 879,00 Đài tệ ( 27,27 USD).
Grab chấm dứt tích hợp ví Moca: Chiến lược tái cấu trúc dịch vụ Vietnet24h - Grab thông báo sẽ ngừng tích hợp ví điện tử Moca trên nền tảng của mình từ 1/7/2024, tập trung phát triển giải pháp thanh toán trực tuyến và duy trì quan hệ đối tác với Moca.
Cổ phiếu của Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc SK Inc. tăng 16% sau vụ ly hôn trị giá 1 tỷ USD của chủ tịch Vietnet24h - Cổ phiếu của SK Inc. đã tăng tới 16% vào thứ Năm (30/5) sau khi một tòa án được cho là đã yêu cầu chủ tịch công ty phải trả 1 tỷ USD cho vợ ông trong vụ kiện ly hôn.
Cổ phiếu của Dell tăng 11% nhờ đảm bảo được các đơn đặt hàng máy chủ AI lớn Vietnet24h - Cổ phiếu Dell đã tăng 11% vào thứ Tư lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi Morgan Stanley dự đoán công ty sẽ thu về doanh thu từ nhu cầu vô độ về máy chủ AI.
Cổ phiếu Alibaba giảm 6% sau khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc báo lãi giảm 86% Vietnet24h - Alibaba đã công bố doanh thu vượt trội trong quý tài chính thứ 4 kết thúc vào tháng 3, nhưng lợi nhuận ròng của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc lại sụt giảm.
Phe đối lập ở Ấn Độ yêu cầu chính phủ Modi đặt câu hỏi về hoạt động tuyển dụng của Foxconn Vietnet24h - Foxconn đã loại bỏ một cách có hệ thống những phụ nữ đã kết hôn khỏi công việc tại nhà máy sản xuất iPhone chính ở Ấn Độ với lý do họ có nhiều trách nhiệm gia đình hơn so với những phụ nữ chưa lập gia đình.
GetCourse đầu tư 20 triệu USD: khởi nguồn cách mạng giáo dục số tại Việt Nam Vietnet24h - Trong bối cảnh thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ chóng mặt, GetCourse, công ty công nghệ giáo dục hàng đầu, đã quyết định đầu tư 20 triệu USD để thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của ngành công nghệ giáo dục (Edtech) tại đây.
Mỹ tăng cường giám sát độc quyền: cuộc điều tra các đại gia AI Vietnet24h - Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo của công nghệ toàn cầu, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc điều tra độc quyền đối với các tập đoàn công nghệ lớn.
Đột phá vận động tranh cử: Donald Trump gia nhập TikTok Vietnet24h - Việc gia nhập TikTok của Donald Trump được coi là chiến lược để tiếp cận cử tri trẻ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ông Trump muốn thu hút người trẻ thông qua nền tảng chia sẻ video ngắn phổ biến này, trong bối cảnh đối thủ của ông, Joe Biden, cũng đã có mặt trên TikTok từ tháng 2.
Tập đoàn SK trong tình trạng cảnh giác cao độ sau phán quyết ly hôn của chủ tịch Vietnet24h - Tập đoàn SK đang tăng cường cảnh giác đối với phán quyết giải quyết ly hôn mới nhất đối với Chủ tịch Chey Tae-won bằng cách tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các biện pháp đối phó với lệnh của tòa án.
Nhân viên Trung Quốc bị cáo buộc ăn cắp công nghệ chip SK hynix cho Huawei Vietnet24h - Theo cảnh sát Hàn Quốc, hôm thứ Ba (28/5), một công dân Trung Quốc làm việc cho SK hynix đang bị xét xử vì cáo buộc ăn cắp công nghệ bán dẫn quan trọng từ nhà sản xuất chip Hàn Quốc cho công ty CNTT Trung Quốc Huawei, vụ mới nhất trong một loạt vụ rò rỉ công nghệ chip cho các công ty Trung Quốc.
Hàn Quốc hợp tác với hãng máy bay khởi nghiệp Hoa Kỳ để thương mại hóa dịch vụ di chuyển hàng không đô thị Vietnet24h - Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc cho biết hôm thứ Tư (29/5) rằng, Hàn Quốc đã hợp tác với một công ty khởi nghiệp máy bay điện của Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại hóa dịch vụ di chuyển hàng không đô thị (UAM).
Altman - cha đẻ ChatGPT - gửi thông điệp về trách nhiệm xã hội Vietnet24h - Sự hợp tác của Sam Altman và các đồng minh trong việc quyên góp cho từ thiện là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một tương lai công bằng và thịnh vượng hơn cho mọi người.
Công nhân thuộc công đoàn Samsung lần đầu tiên tuyên bố đình công vì đàm phán lương bị đình trệ Vietnet24h - Ban lãnh đạo gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc và công đoàn của công ty đã tổ chức nhiều vòng đàm phán và đàm phán kể từ tháng 1 nhưng không thu hẹp được sự khác biệt.
Trung Quốc cấm phô trương tài sản trên mạng xã hội Vietnet24h - Weibo, Xiaohongshu và Douyin đã công bố quy tắc mới xử lý nội dung tiêu cực. Hành động nhằm tăng lượt theo dõi và đảm bảo sự minh bạch trên các nền tảng truyền thông.
Galaxy S24 của Samsung sẽ phát trực tiếp lễ khai mạc Thế vận hội Paris Vietnet24h - Samsung, đối tác chính thức của các sự kiện Olympic và Paralympic toàn cầu, đã thông báo rằng họ sẽ lắp đặt hơn 200 chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất của mình ở mũi và hai bên của mỗi chiếc trong số 85 chiếc tàu sẽ chở 10.500 vận động viên khi bơi trên mặt nước. xuôi sông Seine trong cuộc diễu hành khai mạc Thế vận hội.
Euro 2024: Những dự đoán sắc bén từ AI Vietnet24h - Trong bối cảnh Euro 2024 đang diễn ra, các mô hình AI từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu "tranh tài", đưa ra những dự đoán thú vị về kết quả của giải đấu.
Starlink - Sự hiện diện đột phá trong cuộc sống của bộ tộc Marubo Vietnet24h - Với sự đổ bộ của dự án Internet vệ tinh Starlink vào vùng Amazon, bộ tộc Marubo đã chứng kiến một sự hiện diện đột phá trong cuộc sống hàng ngày. Sự kết nối này không chỉ mở ra cánh cửa cho tiềm năng mới, mà còn đem lại những thách thức và cơ hội cho bộ tộc.
SKT mang dịch vụ cộng đồng người hâm mộ K-pop lên nền tảng metaverse Vietnet24h - Nhà cung cấp dịch vụ di động Hàn Quốc SK Telecom đã tiết lộ dịch vụ K-pop mới cho nền tảng metaverse của mình, ifland, được thiết kế như một đấu trường nơi các thần tượng K-pop và người hâm mộ toàn cầu của họ tụ tập và giao tiếp với nhau.
5 điều hối tiếc nhất của con người khi qua đời Vietnet24h - Vào cuối cuộc đời, nhiều người có xu hướng suy ngẫm về những điều họ ước mình đã làm khác đi.
Học nhạc tại Kim Bảo Nam: lắng nghe lời tâm sự từ học viên Vietnet24h - Những lời tâm sự chân thành từ học viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tại trung tâm âm nhạc Kim Bảo Nam. Qua đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học nhạc của mình.
Đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể thao cho học sinh quận Hai Bà Trưng Vietnet24h - Nhân dịp lễ sơ kết học kỳ I, Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (Quận Hai Bà Trưng) đã tổ chức một sự kiện đặc biệt mang đến không khí sôi động và tràn ngập niềm vui cho học sinh. Sự kiện này không chỉ là dịp để tổng kết kết quả học tập mà còn là cơ hội để học sinh thể hiện tài năng và sự đoàn kết trong cộng đồng.
Christopher Nolan - đạo diễn phim bom tẫn ‘Oppenheimer’ trở thành người hùng phòng vé Vietnet24h - “Oppenheimer” là phim phát hành nội địa có doanh thu cao thứ ba của Nolan, sau phim Batman “The Dark Knight” và “The Dark Knight Rises”.
Có thể mở chiến dịch tiêu hủy phim có nội dung vi phạm Vietnet24h - Bộ Thông tin và Truyền Có thể mở chiến dịch tiêu hủy phim có nội dung vi phạmthông cho biết có thể sẽ triển khai một chiến dịch quy mô lớn để ngăn chặn vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
Nhu cầu của khán giả toàn cầu đối với việc phát trực tuyến phim châu Á đang tăng Vietnet24h - Theo nhà cung cấp dữ liệu Parrot Analytics, nhu cầu toàn cầu đối với các bộ phim và chương trình truyền hình châu Á đã tăng lên trong những quý gần đây, do việc truy cập dễ dàng hơn vào các dịch vụ phát trực tuyến và các chương trình ăn khách như “Squid Game” của Netflix.