Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sẽ hỗ trợ 120 tỷ yen (830 triệu USD) trong tổng số 380 tỷ yen mà hai công ty dự định đầu tư cho dự án. Rohm và Toshiba sẽ điều hành việc sản xuất tại các nhà máy tương ứng của mỗi công ty tại Ishikawa và Miyazaki.
Khoản đầu tư này nhấn mạnh cam kết của quốc gia này trong việc củng cố vị thế của mình trên thị trường bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là khi nhu cầu về xe điện và các thiết bị công nghiệp số hóa tăng vọt.
Sự hợp tác giữa Toshiba và Rohm sẽ tập trung vào chất bán dẫn công suất silicon carbide (SiC), với các cơ sở sản xuất mới đang được xây dựng tại thành phố Nomi và thị trấn Kunitomi. Chất bán dẫn SiC rất được săn đón vì hiệu quả và hiệu suất của chúng trong các ứng dụng điện áp cao, khiến chúng trở nên lý tưởng cho thị trường xe điện đang phát triển.
Sáng kiến này là một phần của phản ứng rộng lớn hơn đối với điện khí hóa ô tô và số hóa xã hội. Bằng cách củng cố các nguồn lực, Toshiba và Rohm đặt mục tiêu nâng cao lợi thế cạnh tranh của Nhật Bản trước các công ty quốc tế hàng đầu. Hiện tại, các công ty Nhật Bản là một trong những công ty hàng đầu thế giới về công nghệ bán dẫn nhưng tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh như Infineon Technologies.
Các dự báo thị trường chỉ ra rằng nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn điện có thể tăng gấp năm lần vào năm 2035, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp EV và các thiết bị công nghiệp số hóa. Để chuẩn bị cho sự gia tăng dự kiến này, Toshiba và Rohm không chỉ đầu tư vào các địa điểm sản xuất mới mà còn đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Thế mạnh của Rohm là sản xuất các chất bán dẫn công suất tiên tiến được làm bằng cacbua silic, vật liệu mang lại hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao. Trong khi đó, Toshiba mạnh về các thiết bị silicon thông thường, cung cấp cho nhiều đối tượng khách hàng bao gồm các công ty đường sắt và điện lực. Vì vậy, hợp tác giữa hai công ty được dự đoán sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp trong việc bán hàng, phát triển sản phẩm và sản xuất.
Hiện Rohm đang lên kế hoạch đầu tư 510 tỷ yen vào toàn bộ hoạt động kinh doanh cacbua silic trong vòng bảy năm cho đến năm tài chính 2027. Đồng thời, công ty đặt mục tiêu tăng doanh số bán thiết bị chất bán dẫn công suất từ cacbua silic lên 270 tỷ yen vào cùng năm đó, cao gấp 9 lần doanh số của năm tài chính 2022. Việc Toshiba xử lý các chất bán dẫn silicon thông thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Rohm tập trung đầu tư vào các sản phẩm tiên tiến hơn.
Theo công ty chuyên phân tích và tư vấn toàn cầu Omdia, thị trường bán dẫn điện toàn cầu đạt 26,1 tỷ USD vào năm ngoái và nhu cầu từ các nhà sản xuất xe điện đang gia tăng đều đặn. Như “đại gia” Tesla của Mỹ đang sử dụng chất bán dẫn cacbua silic cho xe của hãng. Ngoài ra, các linh kiện này cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các trung tâm dữ liệu.
Hiện Toshiba nắm giữ 3,7% thị phần toàn cầu và Rohm 3,2%, lần lượt chiếm vị trí thứ bảy và thứ chín, trong khi hãng đồng hương Mitsubishi Electric đứng thứ tư.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Toshiba và Rohm coi hợp tác là chìa khóa để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có lợi thế về quy mô.