Trong nỗ lực loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần từ nay cho đến năm 2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị khởi động chiến dịch ban hành lệnh cấm đối với sáu mặt hàng gồm túi nhựa, cốc, đĩa, chai nhỏ, ống hút và một số dạng bao bì nhựa.
Lệnh cấm sẽ được ban hành vào ngày 2/10, nhân kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo Mahatma Gandhi.
Theo một quan chức Ấn Độ, lệnh cấm này sẽ được áp dụng một cách toàn diện từ việc sản xuất, sử dụng cho đến hoạt động nhập khẩu các mặt hàng trên.
Trong bài phát biểu nhân dịp Quốc khánh 15/8, ông Modi đã kêu gọi người dân và các cơ quan chính phủ "bước những bước tiến lớn đầu tiên" vào ngày 2/10 để "giải phóng" Ấn Độ khỏi đồ nhựa dùng một lần.
Liên minh châu Âu có kế hoạch cấm các mặt hàng nhựa sử dụng một lần như ống hút, dĩa, dao và bông vào năm 2021.
Trung tâm thương mại Thượng Hải của Trung Quốc tỉnh đảo Hải Nam đã tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn nhựa sử dụng một lần vào năm 2025.
Lệnh cấm đối với sáu mặt hàng nhựa sử dụng một lần đầu tiên sẽ cắt giảm 5% đến 10% từ mức tiêu thụ hàng năm của Ấn Độ khoảng 14 triệu tấn nhựa, quan chức đầu tiên cho biết.
Mối lo ngại về ô nhiễm nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt tập trung vào các đại dương.
Các nghiên cứu cho thấy gần 50% sản phẩm nhựa sử dụng bị đổ ra các đại dương, giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.
Trước đó từ ngày 23/6, bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ, bắt đầu thực thi lệnh cấm hoàn toàn các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Theo đó, như chính quyền địa phương cảnh báo, hình phạt cho lần đầu vi phạm là 74 USD (5.000 INR), lần thứ hai vi phạm mức phạt sẽ tăng gấp đôi, là 148 USD (10.000 INR) và lần thứ ba vi phạm sẽ bị phạt 370 USD (25.000 INR) và một án tù 3 tháng.
Các nhà hoạt động môi trường và người dân hoan nghênh việc áp dụng lệnh cấm trên trước khi mùa mưa đến vì đồ nhựa thường làm tắc cống, kênh mương dẫn tới úng ngập.
Người dân sẽ có 6 tháng để tìm kiếm những phương án thay thế, sau đó các chế tài xử phạt sẽ bắt đầu có hiệu lực.