Công nghệ
Pháp luật kinh doanh Việt Nam 2019: muốn phát triển cần thay đổi từ gốc rễ
Lê Cường - Thứ Bảy, 28/12/2019 10:05 SA
Vietnet24h - Từ 2013 khi có Hiến pháp mới đến nay, các Bộ luật cũng theo đó mà tiến bộ, cởi mở, tích cực hơn trước. Đặc biệt là các luật về kinh doanh đã tháo gỡ được nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng liền sau đó lại xuất hiện các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư... mang tính chất “buộc chặt” chỉ cốt sao cơ quan quản lý điều hành được dễ dàng và có lợi. Điều này đã gây cho các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và rủi ro bởi các điều kiện phụ, những giấy phép con.
Theo VCCI, trong hội thảo công bố “Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2019” ngày 26/12/2019 nêu rõ, hiện nay những rủi ro từ chính sách mang đến cho doanh nghiệp đang lớn dần lên và ngang bằng với rủi ro thị trường. Đó là sự chồng chéo, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật kinh doanh. Đồng thời, Hội thảo là nơi tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp và các hiệp hội để gửi gắm nhiều thông điệp tới các nhà hoạch định chính sách cũng như đánh giá phản hồi của cơ quan soạn thảo.
 
Những mâu thuẫn và chồng chéo trong hệ thống pháp luật kinh doanh của Việt Nam không phải bây giờ mới có, vấn đề này đã được các chuyên gia kinh tế phát hiện từ rất lâu. Nhưng có điều, thời đầu tiên mới phát hiện và tổ chức cải cách được rất nhiều nơi ủng hộ. Nhưng sau này, sự cải cách càng lúc càng thụt lùi, bởi những nguyên nhân rất cơ bản liên quan đến quyền và lợi ích.
 
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phát biểu tại Hội thảo cho biết: “Từ 2003 – 2009 chúng tôi đã phát hiện ra sự chồng chéo mâu thuẫn trong hệ thống luật đất đai, đầu tư. Tôi và VCCI đã đi khảo sát và tư vấn cải cách ở các địa phương. Thời đó, các địa phương rất hăng hái làm cải cách để thu hút đầu tư cho sự phát triển. Nhưng sau này, sự chồng chéo ngày càng tăng lên mà tinh thần cải cách lại giảm xuống. Tính sáng tạo cải cách ở địa phương ít đi. Vậy nguyên nhân vì sao? chúng tôi đã nghiên cứu và đưa đến kết luận rằng nếu để từng Bộ soạn thảo các văn bản pháp luật sửa đổi như hiện nay không giải quyết được vấn đề. Bởi vì mỗi Bộ chỉ nhìn nhận sự việc theo một cách của họ về cái gọi là ‘quản lý nhà nước’”. 
 
“Lĩnh vực đất đai, đầu tư, môi trường rất phức tạp vì trong đó ẩn chứa ‘quyền’ và ‘lợi’ rất lớn. Nên những cải cách về thủ tục ở lĩnh vực này luôn nảy sinh nhiều cản trở”, Ông Nguyễn Đình Cung nói thêm. 
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
Hiện nay ở Việt Nam, các cơ quan quản lý hành chính vẫn can thiệp thái quá vào hệ thống văn bản pháp luật kinh doanh. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI nói: “để giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc, Nhà nước vẫn sử dụng giải pháp hành chính thay vì thị trường như việc cho vay tiêu dùng, kinh doanh xăng dầu, vận tải thủy nội địa hay ví điện tử... Vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không đạt chuẩn và việc kiểm soát giấy phép con, điều kiện kinh doanh mới vẫn còn nhiều bất cập...”.
 
Chẳng hạn Luất Xuất bản năm 2012 được đánh giá là có nhiều điểm mới tích cực. Nhưng những quy định tại Điều 27 Nghị định 60/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động in xác định các loại thiết bị in phải được cấp phép nhập khẩu mà không có quy định nào về tiêu chí cấp phép đối với các loại máy móc này.
 
Đây không chỉ là sự thiếu minh bạch (dựa vào điều kiện nào để cấp phép) mà còn cho thấy dường như bản thân cơ quan Nhà nước không làm rõ được mình muốn kiểm soát gì thông qua giấy phép này. Bởi theo VCCI nếu là kiểm soát các máy móc thiết bị in để nhận biết các thông tin về các loại máy móc này, thì các thông tin này hoàn toàn có thể thu thập tại cơ quan hải quan mà không cần phải cấp phép.
 
Những rào cản ở ngành Xuất bản như vừa nói được diễn ra ở thời điểm ông Cục trưởng cũ của Cục Xuất bản, Chu Văn Hòa, đang đương nhiệm. Ông này vừa là người góp phần tạo ra  những điểm tích cực trong Luật xuất bản 2012 vừa là người để cho những giấy phép con, những điều kiện phụ còn tồn tại gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đó cũng chính là vấn đề tồn tại từ rất lâu mà Ts Nguyễn Đình Cung đã nói gọi là “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”: Luật cởi mở trước nhưng ngay sau đó nghị định và thông tư lại buộc chặt. 
 
Để minh họa thêm cho điều này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Luật Basico phát biểu: “Ngày nay, chúng ta có đủ các loại văn bản quy định pháp luật để hội nhập và phát triển kinh tế mà dường như kết quả lại kém đi. Năm nay, số lượng văn bản luật cần sửa đổi giảm đi so với 2018 nhưng cái sự bất hợp lý lại gia tăng. Càng ban hành và sửa đổi các văn bản dưới luật thì sự mâu thuẫn chồng chéo càng tăng lên và tôi dự đoán sự việc này sẽ càng phình to đến cực đại trong thời gian tới”. 
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Luật Basico
“Một câu hỏi đặt ra là sau khi Luật được thông qua, tại sao lại để thời gian có hiệu lực lâu dài như vậy? Như Bộ luật Lao động đã được thông mà trước đó sửa đi, sửa lại chán chê rồi nhưng đến tận năm 2021 mới có hiệu lực. Mất cả một năm trời để làm gì? Có phải để “ủ mưu” cho các Nghị định và Thông tư ‘bịa đặt’ ra đủ thứ gây khó khăn. Như vậy, luật chả còn là luật nữa rồi”, luật sư Đức bày tỏ. 
 
Về quan niệm ban hành văn bản pháp luật ở các Cục, Vụ hiện nay rất có vấn đề. Luật sư Đoàn Tử Tích Phước, Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại của công ty ví điện tử Momo đề đã phải thốt lên rằng:  “Thật lạ lùng là trong các báo cáo của Bộ, Ban, Ngành thường cho nêu thành tích công việc trong năm họ đạt được là đã ban hành hoặc sửa đổi số lượng bao nhiêu văn bản pháp luật, để làm tiêu chí xét duyệt khen thưởng, đó đâu phải là thành tích”.
 
Đề xuất các phương án thay đổi từ gốc rễ. 
Như vậy, có thể thấy, việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh năm 2019 lại phục thuộc vào các bộ. Rõ ràng, vẫn còn nhiều không gian để làm việc này. Ý tưởng của các chuyên gia luật, kinh tế, các nhà nghiên cứu là vậy, nhưng việc cải cách chắc chắn sẽ còn rất lâu và chịu nhiều khó khăn. 
 
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định hành trình phải tiếp tục đơn giản hóa bãi bỏ điều kiện kinh doanh vẫn cần tiếp tục dù vô cùng gian nan và nhiều rào cản. 
 
“Chúng ta mong rằng dòng sông thể chế sẽ là dòng sông hiền hòa, chở đầy nước ngọt phù sa. Tôi cũng mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng dòng sông này góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội”, Chủ tịch VCCI nói. “dòng sông thể chế phải thực hiện được nhiệm vụ cuốn phăng mọi rào cản”.
 
Những rào cản ấy đa phần là Thông tư của các Bộ. Có Bộ giao việc cho chuyên viên thực hiện viết thông tư chỉ vừa mới ra trường, thiếu nhiều kinh nghiệm. Cả hội đồng viết thông tư có khi chỉ khoảng 10 người mà viết quy định ban hành cho khoảng 100 triệu dân Việt Nam thì tránh sao cho khỏi tình trạng thông tư ban hành lung tung rồi sửa đổi bất cứ lúc nào tùy ý. Chuyên gia luật, Đoàn Tử Tích Phước đã nói lên như vậy. 
 
Theo một nguồn tin quen thuộc về ngành Xuất bản của Viethet24h.vn cung cấp (xin được không tiết lộ nguồn tin), Phân công công việc như thế chẳng khác nào giao cho những người trình độ tiếng Anh yếu kém làm nhiệm vụ xét duyệt nội dung các sách tiếng Anh nhập khẩu như ở Cục quản lý Xuất bản trong nhiều năm nay. Như vậy, khó có thể đảm bảo tốt chất lượng công việc và tránh sao khỏi việc để lọt lưới những sách có nội dung xấu, thậm chí những sách phản động từ nước ngoài, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và nhà nước ta, đồng thời những sách tốt cũng chịu “vạ lây” khi bị tốn nhiều thời gian, chi phí, công sức của doanh nghiệp nhập khẩu phải chờ xét duyệt bởi những chuyên viên, quản lý phòng trình độ tiếng Anh rất hạn chế. 
 
 Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung mạnh mẽ đề xuất giải pháp:
“Tôi đưa ra giải pháp cần hạn chế quyền của các Bộ trong việc ban hành Thông tư. Bởi các Thông tư đa phần là gây rắc rối cho doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế của đất nước, ông Nguyễn Đình Cung phát biểu. “Chúng ta đã có những quy định về ngăn cản ban hành Nghị định thì cần có những công cụ để cấm ban hành thông tư. Không thể trong một năm các Bộ ban hàng mấy trăm Thông tư rồi sửa đổi bất cứ lúc nào. Đó là điều không thể chấp nhận được. Trong bối cảnh pháp luật cần sự minh bạch. Các Thông tư đã gây cho doanh nghiệp mất thêm nhiều chi phí và rủi ro phát sinh từ các quy định này. Ở bối cảnh hội nhập kinh tế như nước ta hiện nay, những rủi ro do thể chế là điều hết sức phải tránh”. 
 
Đồng thuận với ý kiến trên và có phần quyết luật hơn, Luật Sư Trương Thanh Đức phát biểu:  “Để bảo vệ quyền tự do kinh doanh, cần cho phép người dân và doanh nghiệp có quyền khởi kiện yêu cầu hủy bỏ luật, hủy bỏ nghị định, hủy bỏ thông tư khi có sự thi hành trái luật. Nhưng chúng ta chưa có quyền ấy”, Ông Đức nói. “Nếu có nó sẽ có tác động tích cực mạnh ngay vì liên quan đến trách nhiệm bồi thường của các Bộ, Ngành. Hệ thống thông tư ở Việt Nam đa phần là ‘vẽ rắn thêm chân’, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như ‘đi lạc trong rừng rậm Amazon’. Thực tế cho thấy không cần thiết phải có thông tư, bởi chúng đang làm cho nền kinh tế tụt hậu. Tốt nhất là cấm ban hành Thông tư”. 
 
Luật sư Đoàn Tử Tích Phước, Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại của công ty ví điện tử Momo đề xuất giải pháp: 
Luật sư Đoàn Tử Tích Phước, Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại của công ty ví điện tử Momo
Kiến nghị giải pháp cần thay đổi tư duy lập quy, đa dạng hóa nguồn lập quy, trao cho lực lượng khác thay cho các cơ quan hành chính. VD như Luật về Công nghệ thông tin do Ủy ban Khoa học Công nghệ của Quốc Hội soạn thảo năm 2006 có những điều rất tiến bộ. Rất tiếc, những điều đó đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Trong đó quy định ‘Giá trị của thông điệp dữ liệu có giá trị ngang với văn bản’. Nhưng đến nay các Bộ Ngành vẫn loay hoay chưa được vào thực tế do quy định này không phải do một cơ quan quản lý ban hành nên không có cam kết trong việc thực thi. 
 
“Ở các Bộ đều có Viện Chiến lược nhưng tôi chưa thấy việc ban hành Nghị Định thông tư nào lại được giao cho các Viện đó chủ trì cả”. ông Phước nói.  “Cần giao trách nhiệm giải quyết các xung đột văn bản pháp luật cho một cơ quan chuyên trách, coi đó như một nhiệm vụ thường xuyên với sự giám sát liên tục để đảm bảo hệ thống pháp luật của chúng ta ngày một tốt hơn”. 
 
Sau cùng, Ông Nguyễn Đình Cung, nêu kiến nghị thành lập một Tổ đặc biệt, chỉ được bao gồm chuyên gia và doanh nghiệp, không có cơ quan nhà nước, dưới sự chỉ đạo của một người ít nhất là có chức vụ từ Phó Thủ tướng trở lên. Như vậy sẽ cho ra được những văn bản luật có cách nhìn độc lập theo chiều ngang. Nếu không làm được như vậy thì sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản luật vẫn liên tục diễn ra thường xuyên, sẽ trở thành vấn đề ‘biết rồi, khổ lắm, nói mãi !’. Nếu nội dung các văn bản luật chồng chéo sẽ dẫn đến thẩm quyền chồng chéo và thủ tục chồng chéo. 
Phát triển công nghiệp CNTT - điện tử cần sự hỗ trợ mạnh hơn từ chính sách Vietnet24h - Sáng ngày 19/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo định hướng chính sách chương trình phát triển công nghiệp ICT giai đoạn 2021 – 2030 với sự tham gia của đông đảo đại diện các hiệp hội ngành hàng cùng doanh nghiệp ngành CNTT, điện tử, viễn thông trên toàn quốc.
Tin khác cùng chuyên mục
  • Tại sao LG Electronics trì hoãn ra mắt TV cuộn lại được Vietnet24h - LG Electronics đã quyết định trì hoãn việc phát hành dòng ti vi Signature OLED TV R, còn được gọi là TV "có thể cuộn", dự kiến ​​sẽ tung ra thị trường vào năm 2019 trong bối cảnh giá cả và sản phẩm chưa được quyết định, công ty cho biết hôm thứ ba
    CẢNH QUAN 5G TOÀN CẦU Vietnet24h - Một cái nhìn sâu sắc về các thị trường 5G hàng đầu, những người chơi chính và cách họ xác định tương lai của kết nối
    Các fanpage Đại Kỷ Nguyên bị xoá khỏi Facebook Vietnet24h - Xuất hiện trên mạng xã hội Facebook từ năm 2015, đăng tải các bài viết đa dạng về nhiều chủ đề, thu hút được hàng chục triệu người theo dõi... Tuy nhiên, hiện fanpage Đại Kỷ Nguyên đã bị xóa khỏi Facebook trong đợt thanh lọc quảng cáo chính trị đang là điểm nóng của dư luận gần đây.
    LG trình làng các tính năng AI nâng cao tại CES 2020 Vietnet24h - Theo tin tức từ LG Electronics cho biết hôm Chủ nhật ngày 22 tháng 12 vừa qua, công ty sẽ tiết lộ một tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cấp của các thiết bị của mình tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) sắp tới.
    KT mở nền tảng trao đổi dữ liệu lớn dựa trên AI Vietnet24h - Hãng KT của Hàn Quốc đã mở một nền tảng giao dịch dữ liệu lớn dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các cá nhân và doanh nghiệp mua và bán nhiều loại dữ liệu lớn như dân số trôi nổi, khu thương mại và mô hình tiêu thụ,
    Top những ứng dụng và game di động được tải nhiều nhất trong thập kỷ qua Vietnet24h - Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường ứng dụng di động App Annie (Mỹ) vừa công bố danh sách top những ứng dụng và game phổ biến và được tải nhiều nhất trên cả nền tảng iOS của Apple và Android của Google, kể từ năm 2010 đến nay.
    Facebook tham vọng phát triển nền tảng di động riêng Vietnet24h - Facebook đang cho thấy tham vọng trên thị trường thiết bị phần cứng khi tự mình phát triển một nền tảng di động riêng để sử dụng trên các thiết bị của mình, thay vì phải phụ thuộc vào nền tảng Android của Google.
    Hàn Quốc giám sát Qualcomm trên chip di động 5G Vietnet24h - Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (FTC) sẽ giám sát chặt chẽ Qualcomm và các nhà sản xuất chip khác về các hành vi không công bằng tiềm năng trong thị trường bán dẫn thế hệ thứ năm (5G).
    Rò rỉ ảnh thiết kế Huawei P40 Pro với màn hình cong 4 cạnh Vietnet24h - Những hình ảnh của P40 Pro, chiếc smartphone cao cấp thế hệ mới của Huawei, vừa bị rò rỉ trên Internet, cho thấy sản phẩm sẽ sở hữu nhiều thay đổi trong thiết kế cả mặt trước lẫn mặt sau so với thế hệ cũ.
    Thập kỷ của iPhone Vietnet24h - 10 năm qua có thể được xem là thập kỷ của iPhone - khi điện thoại thông minh trở thành xu hướng, tạo ra các tập đoàn tỷ đô, sắp xếp lại các ngành công nghiệp hiện có và thay đổi thế giới.
Tin đọc nhiều
Hướng dẫn cách trao đổi số chỉ bằng cách chạm các iPhone lại với nhau Vietnet24h - Bạn có thể trao đổi thông tin liên lạc bằng cách giữ iPhone của bạn cạnh nhau. Cả hai iPhone đều cần được cập nhật lên iOS 17.
Windows 12 sẽ phát hành vào năm 2024 Vietnet24h - Theo một số báo cáo rò rỉ, Microsoft đang phát triển Windows 12 và dự kiến sẽ phát hành vào năm 2024.
Apple đặt mã QR siêu nhỏ kiểm soát số lượng màn hình lỗi Vietnet24h - Apple đã chi hàng triệu USD để thêm mã vạch (QR) vào màn hình iPhone nhằm tránh bị tính phí hàng trăm triệu USD bởi các nhà cung cấp gian dối trong báo cáo lượng màn hình lỗi của quá trình sản xuất.
LG ra mắt thiết bị giải trí xách tay LG StanbyME Go Vietnet24h - Công ty LG Electronics Việt Nam (LG) vừa trình làng thiết bị giải trí xách tay LG StanbyME Go, mở ra khái niệm “picnic công nghệ” với trải nghiệm linh hoạt và chủ động, không giới hạn không gian.
iPhone 15 Pro modem Qualcomm và khung smartphone dễ sửa chữa hơn Vietnet24h - iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max của Apple có thiết kế khung mới, có thể giúp việc sửa chữa màn hình hoặc thay pin của thiết bị trở nên dễ dàng hơn.
Đánh giá Apple iPhone 15 Pro: Phần 2 Vietnet24h - Hai chiếc iPhone Pro là những bản nâng cấp lớn qua từng năm, với những cải tiến thú vị về những tính năng mới.
Đánh giá Apple iPhone 15 Pro: Phần 1 Vietnet24h - Hai chiếc iPhone Pro là những bản nâng cấp lớn qua từng năm, với những cải tiến về camera, thân máy được cải tiến và nút bấm mới.
Thêm tính năng cảnh báo thiết bị định vị xung quanh trên Android 14 Vietnet24h - Unknown Tracker Alerts (UTA), tính năng vừa được Google bổ sung trên Android 14, sẽ thông báo cho người dùng có thiết bị theo dõi ở gần đó hay không.
Ứng dụng trò chuyện Bing của Microsoft hiện cho phép bạn tìm kiếm bằng hình ảnh Vietnet24h - Hôm nay, Microsoft đã công bố một bản cập nhật quan trọng cho chatbot trí tuệ nhân tạo của mình: tìm kiếm trực quan.
Những tính năng đáng kinh ngạc của thiết bị đeo Apple Vision Pro Vietnet24h - Tai nghe Vision Pro của Apple đã khơi dậy sự quan tâm trở lại đối với những thiết bị đeo thực tế ảo.
Samsung dự kiến ​​sẽ giới thiệu vi xử lý Exynos mới trên dòng Galaxy tiếp theo Vietnet24h - Theo các nguồn tin trong ngành vào thứ Sáu tuần qua (17/5), Samsung Electronics dự kiến ​​​​sẽ giới thiệu bộ vi xử lý di động Exynos 2500 hàng đầu mới của mình được sản xuất bằng quy trình 3 nanomet tiên tiến cho dòng điện thoại thông minh Galaxy S25 sắp ra mắt.
Apple Vision Pro: Toàn cầu hóa thị trường Vietnet24h - Apple đẩy mạnh toàn cầu hóa thị trường Vision Pro, mang đến sản phẩm thực tế hỗn hợp cho người dùng trên khắp thế giới.
Samsung tăng gấp đôi đầu tư vào Việt Nam Vietnet24h - Samsung Electronics đã cam kết tăng chi tiêu hàng năm tại Việt Nam lên 1 tỷ USD khi quốc gia này nổi lên như một cơ sở chiến lược cho sản xuất trong khu vực.
SEMI cung cấp đào tạo trực tuyến cho các kỹ sư công nghệ bán dẫn Vietnet24h - Đại học SEMI đang cung cấp các chương trình chứng nhận khóa học trực tuyến được thiết kế để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nghề nghiệp bán dẫn.
Tóm tắt về hội nghị nhà phát triển thường niên Google I/O: Cập nhật Gemini AI, tính năng tìm kiếm mới và hơn thế nữa Vietnet24h - Google vào thứ Ba đã tổ chức hội nghị nhà phát triển I/O hàng năm. Công ty đã công bố một loạt sản phẩm trí tuệ nhân tạo, từ tính năng tìm kiếm và trò chuyện mới đến phần cứng AI dành cho khách hàng trên nền tảng đám mây.
Nikkei đưa tin Arm có kế hoạch ra mắt chip AI vào năm 2025 Vietnet24h - Công ty Arm có trụ sở tại Anh sẽ thành lập một bộ phận chip AI và đặt mục tiêu xây dựng nguyên mẫu vào mùa xuân năm 2025.
Apple cung cấp năng lượng cho máy chủ AI bằng chip của mình Vietnet24h - Apple đang đưa chip của mình vào các máy chủ điện toán đám mây có khả năng xử lý các tác vụ AI nâng cao trên các thiết bị của mình.
Apple công bố iPad Pro mới với máy tính bảng M4, iPad Air Vietnet24h - Apple đã công bố phiên bản mới của máy tính bảng iPad Air và iPad Pro vào thứ Ba vửa qua.
Samsung ra mắt chip di động 3nm đầu tiên trên thế giới sử dụng AI Vietnet24h - Samsung Electronics đã tạo nên đột phá khi tích hợp AI vào thiết kế chip, cho ra đời chip di động 3nm đầu tiên, mở ra kỷ nguyên mới trong ngành bán dẫn.
TSMC trình làng công nghệ A16 mới, hướng tới sản xuất vào năm 2026 Vietnet24h - Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) hôm thứ Tư tuần trước đã ra mắt quy trình bán dẫn A16, được cho là "công nghệ tiếp theo" và là một bước tiến từ quy trình N2 tiên tiến nhất hiện đang trên đà bắt đầu sản xuất vào năm tới.
TCL gập ba: khả năng gập ba hướng, xác thực khuôn mặt dưới màn hình Vietnet24h - TCL đã giới thiệu smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới tại SID 2024, với màn hình 7,85 inch khi được mở hoàn toàn. Thiết bị có thể gập thành hình chữ Z hoặc chữ G, hoặc mở rộng như một máy tính bảng, mang lại trải nghiệm đa dạng cho người dùng.
Robot thu hoạch cà chua tự động Vietnet24h - Artemy là robot thu hoạch cà chua hoàn toàn tự động, theo nhà sản xuất Certhon Build.
Samsung Electro-Mechanics giảm gói chip L/S xuống còn 5/5um Vietnet24h - Samsung Electro-Mechanics đã giảm độ rộng dòng/khoảng cách dòng (L/S) của gói chip xuống còn 5 micromet.
Emo của Alibaba: khi ảnh tĩnh có thể cất tiếng hát Vietnet24h - EMO, một sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tạo, trao cho ảnh tĩnh khả năng hát, tạo ra những trải nghiệm âm nhạc độc đáo và hấp dẫn chưa từng có.
Oppo trình làng nguyên mẫu kính thực tế tăng cường có trợ lý giọng nói Vietnet24h - Oppo đã ra mắt Oppo Air Glass 3, một bộ kính thực tế tăng cường (AR) nguyên mẫu có trợ lý giọng nói tại Mobile World Congress ở Barcelona.
Lenovo giới thiệu laptop màn hình trong suốt tại MWC 2024 Vietnet24h - Tại MWC 2024, Lenovo đã trình diễn ý tưởng laptop màn hình trong suốt mới có tên ThinkBook Transparent Display Laptop. Điểm nhấn của chiếc laptop này là nó sở hữu viền màn hình siêu mỏng và được tích hợp trí tuệ nhân tạo. Đây cũng được coi là một trong những thiết bị độc đáo nhất được trưng bày tại MWC 2024.
Bệnh nhân cấy chip não Neuralink đã điều khiển được chuột máy tính bằng suy nghĩ Vietnet24h - Tỉ phú Elon Musk cho biết người đầu tiên được cấy chip não từ Công ty Neuralink của ông đã bình phục hoàn toàn, và có thể điều khiển chuột máy tính bằng suy nghĩ.
Tianhe-3: Siêu máy tính bí ẩn của Trung Quốc Vietnet24h - Khám phá bí ẩn đằng sau siêu máy tính Tianhe-3, một dự án bí mật của Trung Quốc đang làm thay đổi cục diện công nghệ trên thế giới.
Samsung và SK Hynix mở rộng sử dụng EUV để tăng nhu cầu về khí CO2 Vietnet24h - Samsung và SK Hynix đang mở rộng việc sử dụng kỹ thuật in thạch bản cực tím (EUV) khi họ chuyển sang sản xuất DRAM ngày càng tiên tiến hơn.
Công ty Neuralink của Musk lần đầu cấy chip não lên người Vietnet24h - Nhà sáng lập Neuralink - tỷ phú Elon Musk cho biết hôm 28/1 vừa rồi, bệnh nhân đầu tiên đã được cấy ghép chip não từ công ty khởi nghiệp chip não Neuralink và bệnh nhân này đang hồi phục tốt.