Lời tuyên bố của Bộ trưởng, William Duma, là một tin xấu cho Australia, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Những nước này đã cố gắng thuyết phục PNG không hợp tác với công ty Trung Quốc, trong bối cảnh nỗ lực rộng lớn để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp Thái Bình Dương.
"Chúng tôi đã đạt đến một thoả thuận”, Duma, bộ trưởng doanh nghiệp quốc doanh và đầu tư nhà nước, nói với Reuters trên điện thoại từ Port Moresby.
"Đó là về danh dự và sự chính trực, một khi bạn tham gia vào một thỏa thuận và bạn phải sắp xếp kế hoạch để theo nó tới cùng."
Huawei đã thắng thầu để xây dựng một mạng lưới ở quốc gia Nam Thái Bình Dương cách đây hai năm, nhưng trong bối cảnh mối quan tâm sâu sắc ở phương Tây về mối liên kết của công ty với chính phủ Trung Quốc, các đồng minh Australia, Nhật Bản và Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra một đề nghị nhằm giữ mối hợp tác với PNG. Lời đề nghị có hiệu lực trong vòng 11 giờ.
Nhưng Duma đã từ chối lời đề nghị này.
Thật là một cung cách kẻ cả, ông nói, thêm vào đó Huawei đã hoàn thành khoảng 60% công việc của dự án.
Huawei cho biết trong năm 2016, họ sẽ xây dựng một mạng lưới cáp ngầm dưới biển dài 5457 km (3.390 dặm) nối 14 thị trấn ven biển ở quốc gia giàu tài nguyên với 8 triệu người.
Úc, đã loại Huawei ra khỏi hợp đồng xây dựng mạng di động quốc gia của riêng mình vì lý do an ninh, đã ngăn chặn công ty đặt cáp ngầm từ Sydney đến PNG và quần đảo Solomon vào tháng Bảy.
Các cơ quan tình báo phương Tây cho biết công nghệ của Huawei có thể được sử dụng để làm gián điệp. Nhưng Huawei đã bác bỏ điều này.
Các đại diện từ chính phủ Úc, Nhật, Mỹ đã không có động thái gì ngay khi bộ trưởng của PNG thông báo họ sẽ hợp tác vs công ty của Trung Quốc vào hôm thứ Hai.
Nhà phát ngôn của PNG, Thủ Tưởng Pete O’Neill cũng không có động thái bình luận gì ngay lúc đó.
Jonathan Pryke, thuộc nhóm tư duy Lowy Institute ở Sydney, cho biết những người lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đã chậm một bước so với Huawei.
“Chúng tôi đã bỏ lỡ chiếc thuyền đó”, Pryke nói. "Tôi nghĩ bạn sẽ tìm thấy sẽ có nhiều sự chú ý hơn trong tương lai để đảm bảo chúng ta không bỏ lỡ thuyền”.
Các vụ cạnh tranh xây dựng cơ sở hạ tầng internet như vụ việc Papua New Guinea đã cho thấy nó là trung tâm của một sự bành chướng sức mạnh và sự ảnh hưởng, với Trung Quốc là lời đề nghị cung cấp các khoản vay và các dự án phát triển giá rẻ, còn Úc đẩy mạnh việc đóng góp viện trợ.
Úc, Mỹ, Nhật Bản và New Zealand trong tháng này đã công bố nâng cấp lưới điện trị giá 1,7 tỷ đô la cho PNG, bao gồm một số cơ sở hạ tầng internet, điều đó có nghĩa là họ không bị loại hoàn toàn khỏi lĩnh vực viễn thông, Pryke nói.