Sputnik V được đặt theo tên vệ tinh trong thời kỳ Liên Xô chạy đua không gian (thời chiến tranh lạnh), Sputnik V là vắc xin Covid-19 hai liều hàng đầu của Nga. Tuy nhiên, cuối tháng 6 vừa qua, quốc gia này thông báo rằng họ sẽ bắt đầu lưu hành vắc xin Sputnik Light một liều; loại vắc xin được uỷ quyền thứ tư của quốc gia này trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.
Sputnik V (vắc xin ban đầu) mà Viện nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya của Bộ Quốc phòng Nga phát triển, bao gồm hai vi rút adeno khác nhau nên yêu cầu phân phối bằng hai lần tiêm riêng biệt.
Cả hai liều đều chứa các các véc tơ vi rút không sao chép. Loại đầu tiên sử dụng vi rút Adeno loại 26 (AD26) và loại thứ hai chứa vi rút Adeno loại 5 (AD5) và sẽ được tiêm sau 21 ngày, các nhà nghiên cứu cho rằng “Việc sử dụng cùng một loại vỉ rút Adeno cho hai liều có thể dẫn đến việc cơ thể phát triển phản ứng miễn dịch chống lại véc tơ và tiêu diệt nó khi tiêm liều hai”. Chính vì vậy, sử dụng hai véc tơ khác nhau là một cách để giảm nguy cơ phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Sự khác nhau giữa Sputnik Light và Sputnik V
Loại vắc xin mới hơn này chỉ có liều đầu tiên của Sputnik V – sử sụng vi rút adeno AD26. Việc công ty sản xuất thành phần đầu tiên với lượng lớn hơn thành phần thứ hai đã dẫn đến quyết định phê duyệt và lưu hành phiên thu nhỏ của Sputnik V.
Thêm nữa, liều thứ hai của Sputnik V dễ bay hơi và khó sản xuất hơn liều đầu tiên;
Tuy nhiên, ưu điểm chính ở phiên bản Light này là có thể vận chuyển nhanh chóng đến những quốc gia nơi mà dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội.
Theo ông Kirill Dmitriev – Giám đốc Quỹ đầu tư của Nga thì Sputnik Light mang đến hiệu quả lên đến 79,4% và chi phí dưới 10 đôla cho mỗi liều nên nó giúp giải quyết việc tiêm phòng cho nhiều đối tượng người dân trong khoảng thời gian ngắn.
Một số tác dụng phụ đã được ghi nhận sau tiêm Sputnik Light cho đến nay, tương tự như các loại vắc xin Covid-19 khác, bao gồm: đau nhẹ tại chỗ tiêm, sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ. Hiện vẫn chưa có ghi nhận nào về tình trạng đông máu (hiếm gặp) giống như liên quan đến vắc xin của AstraZeneca và Johnson&Johnson.
Những hoài nghi xung quanh vắc xin Sputnik
Mặc dù Sputnik V được ủy quyền sử dụng ở 69 quốc gia và Sputnik Light được ủy quyền ở 10 quốc gia, tuy nhiên cả hai loại vắc xin này đều không nhận được sự cho phép sử dụng khẩn cấp từ Cơ quan Thuốc Châu Âu (European Medicines Agency) hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization).
Có những hoài nghi xung quanh sự an toàn của vắcxin Sputnik vì thiếu dữ liệu rõ ràng từ các thử nghiệm lâm sàng; Tổng thống Putin đã công bố việc phê duyệt độ tin cậy của vắc xin Sputnik V trước khi công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Bên cạnh đó, các thử nghiệm giai đoạn 3 đã không được bắt đầu trước khi vắcxin được phép sử dụng ở Nga, song các nhà phát triển vắc xin đã trả lời độ tin cậy của dữ liệu đủ để xác nhận hiệu quả của vắcxin mà họ đã báo cáo. Tuy nhiên, những câu hỏi xung quanh việc kiểm tra kỹ lưỡng và báo cáo chính xác vẫn còn tồn tại đối với nhiều người trong cộng đồng khoa học.
Tương lai của vắc xin Sputnik
Đối với phiên bản hai liều của Sputnik, hiện các cơ quan y tế đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 8 triệu người ở Nga. Tuy nhiên; Nga hiện đã sẵn sàng khởi động Chương trình tái chủng ngừa chính thức do số ca mắc tăng mạnh trở lại và sự lây lan của biến thể Delta.
Sputnik Light sẽ là liều thuốc tăng cường cho những người Nga đã nhận được phiên bản hai liều ít nhất 6 tháng trước đó. Tuy nhiên, Sputnik V hai liều vẫn sẽ là vắc xin Covid-19 chính ở Nga.
Đại học Oxford và AstraZeneca đã đưa ra một thử nghiệm về độ tin cậy sẽ diễn ra ở Nga và đánh giá liệu việc trộn liều vắc xin của họ và Sputnik V có mang lại lợi ích nào nữa hay không.
Ngoài ra, một số nghiên cứu độ tin cậy cũng sẽ được tiến hành ở các quốc gia đã phê duyệt vắc xin Sputnik. Những nỗ lực này sẽ mang lại bức tranh chính xác hơn về sự an toàn của cả Sputnik V và Sputnik Light.
Các câu hỏi vẫn sẽ xoay quanh về hiệu quả của loại vắc xin này trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng Covid-19, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 do biến thể Delta gây ra.
Các báo cáo chỉ ra rằng vắcxin Covid-19 loại một mũi của Oxford-AstraZeneca cũng là vắcxin véc tơ virút và được đánh giá không hiệu quả bằng loại hai liều trong việc ngăn ngừa Covid-19 sau khi nhiễm biến thể Delta của SARS-CoV-2. Vậy Sputnik Light một liều có thực hiện được nhiệm vụ này hay không hay vẫn phải xem xét thêm.