Đây là mức phạt dân sự lớn nhất cho một hành vi vi phạm Đạo luật không khí sạch (Clean Air Act), theo Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) hôm 22/12. Theo đó, Cummins đã lắp đặt thứ gọi là "thiết bị triệt tiêu" để tránh, hoặc làm mất khả năng hoạt động của hệ thống kiểm soát khí thải, như cảm biến khí thải và các máy tính trên xe.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ, Cummins bị cáo buộc đã cài đặt một thiết bị gian lận để giúp các động cơ của mình qua mặt hoặc vô hiệu hóa các biện pháp kiểm soát khí thải như thiết bị cảm biến khí thải và các vi mạch máy tính khác.
Thiết bị này được Cummins gắn trên 630.000 động cơ của bán tải RAM 2500 và RAM 3500 đời 2013-2019. Đồng thời, Cummins cũng bị cáo buộc đã gắn các thiết bị kiểm soát khí thải phụ trợ trên 330.000 động cơ bán tải RAM 2500 và RAM 3500 đời 2019-2023 để gian lận các quy định về khí thải.
“Ước tính sơ bộ cho thấy các thiết bị này đã khiến một số động cơ Cummins tạo ra hàng nghìn tấn khí thải NOx vượt mức quy định”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cho biết.
Ông Merrick Garland - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ - cho biết: "Những đánh giá ban đầu cho thấy các thiết bị gian lận trên một số động cơ Cummins đã khiến động cơ sản xuất hàng nghìn tấn khí nitơ-oxit (khí NOx) vượt mức cho phép".
Ông Michael Regan cho rằng nhóm cư dân sinh sống gần các đường cao tốc, nơi tập trung lượng khí thải độc hại nói trên, là các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất từ sự việc lần này.
Theo Cummins, hãng ước tính mất gần 2,04 tỷ USD cho tất cả những vấn đề liên quan đến vụ việc này, với gần một triệu động cơ bị ảnh hưởng. Hãng dự tính sẽ trả được 1,93 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024.
Trong khi đó, tập đoàn Stellantis - chủ sở hữu của hãng Ram - từ chối bình luận. Cummins cho biết thêm, có tổng cộng 960.000 xe đã bị triệu hồi, phần mềm kiểm soát khí thải sẽ được nâng cấp với chi phí lên tới khoảng 59 triệu USD.
Vào hồi tháng 04/2019, Cummins từng lần đầu tiên thông báo rằng hãng sẽ xem xét quá trình cấp phép khí thải và việc tuân thủ các quy định liên quan.
Đã có những thương hiệu ôtô dính dáng đến những bê bối khí thải tương tự. Tháng 8/2022, Fiat Chrysler Automobiles tại Mỹ – hiện là công ty con của tập đoàn Stellantis – đã phải chi trả khoản tiền phạt gần 300 triệu USD sau khi nhận tội trong vụ gian lận khí thải diesel kéo dài nhiều năm.
Vào năm 2017, Volkswagen đã phải trả 1,45 tỷ USD tiền án phạt tại Mỹ sau khi thừa nhận gian lận trong các cuộc kiểm tra khí thải. Tập đoàn ôtô của Đức khi ấy đã cài đặt thiết bị gian lận vào khoảng 11 triệu xe trên toàn cầu và sử dụng phần mềm để kéo giảm lượng khí thải trong khi thử nghiệm.
Chỉ riêng tại Mỹ, số tiền mà Volkswagen phải bỏ ra để giải quyết hậu quả của vụ việc nói trên đã lên đến hơn 20 tỷ USD.